4 loại kính áp tròng trị cận thị an toàn, phổ biến hiện nay

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế

vào ngày 30/07/2024

Sử dụng kính áp tròng trị cận thị không chỉ hỗ trợ điều chỉnh tật khúc xạ của mắt mà còn là phụ kiện làm đẹp, tạo điểm nhấn cho đôi mắt trong nhiều sự kiện quan trọng. Hãy cùng vivision tìm hiểu về các loại kính áp tròng trong bài viết dưới đây. 

Kính áp tròng là kính gì?

Kính áp tròng, còn có tên gọi khác là lens, kính tiếp xúc. Đây là loại thấu kính mỏng được làm từ chất liệu tổng hợp, ôm sát vào giác mạc, hình chảo, có độ cong phù hợp với giác mạc và không cần gọng đỡ, được đặt trực tiếp lên bề mặt con ngươi. 

Kính được coi là thiết bị y tế và được sử dụng để điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt như cận thị, lão thị, viễn thị, loạn thị… Hiện nay, có nhiều loại kính áp tròng với công dụng, màu sắc khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. 

Việc sử dụng loại kính này mang lại tính thẩm mỹ cao, giúp người đeo có tầm nhìn tốt hơn, nhìn bao quát được không gian xung quanh và không có cảm giác nhìn mờ, nhòe do các yếu tố khách quan.

Tìm hiểu về kính áp tròng cận thị

Tìm hiểu về kính áp tròng cận thị

Các loại kính áp tròng trị cận thị trên thị trường hiện nay

Như đã nói, trên thị trường ngày nay xuất hiện rất nhiều loại kính áp tròng trị cận thị. Mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau để phù hợp với nhu cầu, sở thích… của người dùng. Cụ thể:

Kính áp tròng mềm

Kính áp tròng mềm là một loại kính tiếp xúc được làm từ chất liệu mềm, dẻo, có khả năng thấm nước. Loại kính này có chứa 40 – 80% nước, giúp thẩm thấu oxygen, mang lại cảm giác thoải mái cho người đeo. Đây là loại kính áp tròng được sử dụng để điều chỉnh mọi vấn đề về thị lực, bao gồm cả cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị.

Nhờ chất liệu mềm, kính áp tròng trị cận thị mềm cung cấp lượng oxy lớn hơn đến giác mạc, mang lại cảm giác đeo dễ chịu, không gây cộm như kính cứng. Đây là loại kính đáng mua để sử dụng trong thời gian dài.

Kính áp tròng cứng

Kính áp tròng cứng có ưu điểm là sở hữu kích thước nhỏ, phù hợp với giác mạc, đem lại được tầm nhìn sắc nét, rõ ràng và giúp điều chỉnh hiệu quả nhiều vấn đề về thị lực. Loại kính áp tròng trị cận thị này cực kỳ hữu ích cho người có độ cận cao, hoặc người bị loạn thị hay mắt gặp phải các vấn đề như giác mạc hình chóp…

So với kính áp tròng mềm, thời gian sử dụng của kính áp tròng cứng có tuổi thọ cao hơn và khá bền bỉ. Nhờ vậy sẽ giúp người bệnh tiết kiệm được khoản chi phí nho nhỏ. 

Hơn thế nữa, sản phẩm còn rất thuận tiện cho việc khử trùng và làm sạch hàng đêm vì ít bị rách, do được làm từ chất liệu “siêu” bền vững. Cụ thể, kính cứng được làm bằng nguyên liệu LRPO – có khả năng tăng mức độ thẩm thấu oxygen.

1 số loại kính áp tròng cận thị phổ biến

1 số loại kính áp tròng cận thị phổ biến

Kính áp tròng đeo qua đêm

Thường là dạng kính áp tròng trị cận thị mềm, có khả năng sử dụng liên tục từ 1 – 6 ngày hoặc lên đến 30 ngày, bao gồm cả thời gian khi ngủ.

Ưu điểm của kính là không cần phải làm sạch và khử trùng thường xuyên. Đồng thời cực kỳ thuận tiện vì không cần tháo ra. Thế nhưng, loại kính này lại không thể điều chỉnh được mọi vấn đề về thị lực, thậm chí còn làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về giác mạc hay sự tích tụ mảnh vụn dưới ống kính, có khả năng làm nhiễm trùng mắt vô cùng nghiêm trọng.

Kính áp tròng một lần và thay thế định kỳ

Loại kính này được phân thành nhiều loại, bao gồm:

  • Kính áp tròng dùng 1 lần và thay hàng ngày
  • Kính áp tròng dùng hàng tuần
  • Kính áp tròng dùng hàng tháng
  • Kính áp tròng dùng hàng quý
  • Kính áp tròng dùng hàng năm

Những loại kính áp tròng trị cận thị ở trên được thiết kế khá đặc biệt, nhằm sử dụng trong ban ngày và không dành cho việc đeo qua đêm. 

Bình thường, bạn cần phải tháo kính mỗi đêm để tiến hành khử trùng và làm sạch. Nhất là, đối với kính áp tròng dùng 1 lần và thay hàng ngày thì sau mỗi ngày sử dụng, bạn có thể loại bỏ cặp kính cũ và ngày hôm sau, thay thế bằng cặp kính mới.

Một số loại kính áp tròng thông dụng hiện nay

Bên cạnh những loại kính áp tròng có tác dụng điều chỉnh thị lực đã được liệt kê như trên, hiện nay, vẫn còn tồn tại khá nhiều kính áp tròng cận thị chuyên dụng. Mục đích của sản phẩm đó là cải thiện màu mắt, hỗ trợ vấn đề thị lực “đặc biệt”, thậm chí giúp điều trị tốt các bệnh lý về mắt.

Có thể kể đến như là:

  • Kính áp tròng kết hợp: Là loại kính được bao bọc bên ngoài bằng chất liệu của kính áp tròng mềm, còn bên trong sử dụng lõi từ kính áp tròng cứng. Thiết kế như vậy để mang lại sự dễ chịu và tầm nhìn rõ nét hơn. Kính còn rất phù hợp cho những đối tượng sở hữu giác mạc không đều.
  • Orthokeratology (Ortho-K): Là 1 loại kính áp tròng cứng được đặc biệt thiết kế, nhằm tái tạo lại hình dạng của giác mạc. Tuy nhiên, sản phẩm chỉ hỗ trợ điều chỉnh thị lực tạm thời và chủ yếu được áp dụng cho người bệnh mắc cận thị. Cụ thể, bệnh nhân sẽ đeo kính Ortho-K khi đi ngủ, thức dậy thì tháo ra.
  • Kính áp tròng Scleral: Cũng là 1 dạng kính áp tròng cứng nhưng có kích thước lớn và được đặt trên màng cứng (phần trắng của mắt), chứ không phải đặt trực tiếp trên giác mạc. Kính thích hợp cho người có giác mạc không đều, bị tổn thương mắt hoặc mắt khô nghiêm trọng.
  • Kính áp tròng đa tiêu cự: Loại kính áp tròng trị cận thị này được sản xuất từ nhiều loại chất liệu khác nhau. Đồng thời, được thiết kế để điều chỉnh được tật cận thị, viễn thị và lão thị.
  • Kính áp tròng pha màu: Đúng như tên gọi, kính sẽ được nhuộm màu nhằm đạt mục đích thẩm mỹ hoặc điều trị. Ví dụ, việc nhuộm màu sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng mù màu hoặc tăng cường khả năng phân biệt màu sắc.
Kính áp tròng cận thị pha màu

Kính áp tròng cận thị pha màu

Cách đeo và tháo kính áp tròng cho người mới tập đeo

Nếu chưa biết cách đeo và tháo kính áp tròng, các bạn có thể tham khảo hướng dẫn như dưới đây:

Cách đeo kính

Đeo kính áp tròng cận thị không khó, gồm những bước sau:

  • Để tránh bụi bẩn dính vào mắt, bạn bắt buộc phải rửa tay thật sạch sẽ, kỹ càng trước khi đeo kính.
  • Lấy kính ra khỏi hộp 1 cách nhẹ nhàng rồi đặt trên lòng bàn tay.
  • Trước khi đeo, kiểm tra kính 1 lượt, kính phải vòng cung tự nhiên, không vòng ra ngoài.
  • Các ngón tay phải và giữa phải khô để đặt kính lên đầu ngón tay.
  • Sử dụng các ngón tay của bàn tay không phải giữ kính để mở rộng mi mắt dưới và trên. Cố định không để chớp mắt.
  • Từ từ đặt kính áp tròng vào mắt. Lúc này, mắt phải nhìn lên trên hoặc nhìn thẳng. Đồng thời, tay cố định giữ mắt vẫn phải giữ nguyên, không được hạ xuống.
  • Nhắm mắt lại thật nhẹ nhàng. Điều khiển mắt xoay tròn 1 vòng, mục đích là để cố định kính và chớp mắt nhẹ 1 cái.
  • Kiểm tra xem chắc chắn kính áp tròng đã nằm đúng ở vị trí trung tâm của mắt chưa? Sau đó, đối với mắt còn lại, cũng lặp lại quy trình tương tự.

Cách tháo kính

So với đeo kính thì việc tháo kính áp tròng đơn giản hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần:

  • Đưa mắt nhìn sang bên hoặc lên trên.
  • Sử dụng tay để kéo mi dưới xuống, kéo mi trên lên. Lưu ý, rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện.
  • Dùng 1 ngón tay của bàn tay còn lại di nhẹ kính ra khỏi phần lòng đen của mắt.
  • Lấy ngón tay cái và ngón trỏ nhấc nhẹ nhàng kính áp tròng ra khỏi mắt.
Hướng dẫn cách đeo và tháo kính áp tròng cận thị

Hướng dẫn cách đeo và tháo kính áp tròng cận thị

Các lưu ý khi sử dụng kính áp tròng

Khi sử dụng kính áp tròng trị cận thị các bạn không được bỏ qua một số lưu ý quan trọng như dưới đây để góp phần bảo vệ sức khỏe đôi mắt của mình.

  • Trước khi đeo hoặc tháo kính, cần phải rửa tay sạch sẽ rồi lau khô bằng khăn sạch.
  • Sau khi đeo kính vào mắt xong, nên đổ hết nước trong khay đựng kính và lau khô. Mở nắp và để ở nơi thoáng mát. Mỗi tháng, nên thay khay đựng kính và cần vệ sinh khay đựng kính thường xuyên. 
  • Không nên đeo kính áp tròng hơn 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Đồng thời, trước khi đi ngủ, tốt nhất là nên tháo kính ra.
  • Thực hiện công việc đánh kính và tráng rửa kính 1 cách cẩn thận (kể cả khi sử dụng 1 số dung dịch ghi chỉ cần tráng, không cần đánh). Trước khi đeo vào mắt, hãy đặt kính trong dung dịch và bảo quản đủ thời gian.
  • Khi tắm hoặc tham gia hoạt động bơi lội, nên tháo kính áp tròng.
  • Khi trang điểm, lắp kính vào mắt trước và trước khi tẩy trang, cũng tháo kính ra đầu tiên.
  • Ngừng đeo kính khi thấy các vấn đề như mắt đỏ, mờ nhòe hoặc cảm giác cộm, rát khó chịu. Hãy đến thăm khám với bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra ngay.
  • Thay kính đúng theo kỳ hạn. Không nên kéo dài thời gian sử dụng kính, nhất là khi không thoải mái hoặc không cảm nhận được bất thường.

Lời khuyên

Kính áp tròng trị cận thị đang là một phương pháp được nhiều người sử dụng do tính tiện lợi và khả năng hiệu quả kiểm soát cận thị tốt. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kính cho bạn lựa chọn tùy theo nhu cầu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại kính nào để kiểm soát cận thị bạn nên tham khảo từ các bác sĩ mắt hay chuyên gia khúc xạ nhé!

Nếu còn vấn đề gì muốn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với vivision để được đội ngũ chuyên gia y tế, bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế
Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia thị giác hai mắt và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Ngọc Huế ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

các loại kính áp tròng

kính áp tròng thông dụng

kính áp tròng trị cận thị