1 mắt cận 1 mắt không cận có gây khó khăn cho trẻ không?
1 mắt cận 1 mắt không cận hay còn gọi là cận thị 1 mắt, cận thị lệch. Tình trạng khá phổ biến do cách sinh hoạt hằng ngày của trẻ và một số ít do duy truyền. Cùng vivision tìm hiểu cách làm gì khi cận thị 1 mắt qua bài dưới đây.
Cận thị 1 mắt là gì?
1 mắt cận 1 mắt không cận hay còn gọi là cận thị lệch, là tình trạng khi một bên mắt bị cận và mắt kia không cận. Đây là một hiện tượng khá phổ biến và có thể gây ra nguy cơ suy giảm thị lực không thể phục hồi của trẻ. Tình trạng này thường được phát hiện khi trẻ bắt đầu gặp vấn đề với việc đọc sách, xem bảng hoặc tham gia các hoạt động đòi hỏi thị lực tốt.
Cách nhận biết 1 mắt cận 1 mắt không cận
Đối với người bị cận một bên mắt, thường không được chú ý nhiều là để phát hiện. Khiến cho bên mắt không cận hoạt động quá mức, dẫn đến các nguy cơ bệnh về mắt khác. Vậy nên bố mẹ hoặc chí bản thân chúng ta cần chú ý những dấu hiệu dưới đây để phòng ngừa:
- Dụi mắt: Trẻ thường xuyên dụi mắt hoặc nháy mắt khi nhìn vào các vật thể. Điều này có thể là do mắt phải cố gắng điều chỉnh để nhìn rõ hơn, gây ra sự mệt mỏi và khó chịu có thế dẫn đến 1 mắt cận 1 mắt không cận.
- Mờ mắt: Mặt bị mờ hẳn một bên khi đọc sách hoặc nhìn bảng so với một bên mắt còn lại.
- Khó khăn trong việc tập trung: Trẻ khó duy trì sự chú ý vào các vật thể hoặc trong học tập, dễ mệt mỏi mắt. Khiến khả năng học tập và tham gia các hoạt động ngày thường của trẻ bị ảnh hưởng.
- Khó khăn trong việc đánh giá khoảng cách: Trẻ có thể gặp khó khăn khi đánh giá khoảng cách giữa các vật thể, dẫn đến dễ bị vấp ngã hoặc gặp tai nạn nhỏ.
- Mắt lười: Một mắt làm việc nhiều hơn mắt còn lại, dẫn đến tình trạng “mắt lười” hoặc giảm thị lực ở mắt ít hoạt động. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhược thị, làm giảm khả năng nhìn của mắt bị ảnh hưởng.
Cận thị 1 mắt gây khó khăn cho người bệnh
Mắt phải làm việc nhiều hơn để bù đắp cho mắt kém, gây căng thẳng và mỏi mắt, đặc biệt là khi nhìn gần. Điều này có thể dẫn đến đau đầu, mệt mỏi và khó chịu.
Nếu không điều trị kịp thời, cận thị một mắt có thể dẫn đến tình trạng nhược thị, tức là giảm thị lực vĩnh viễn ở mắt kém do không được kích thích đủ. Nhược thị có thể làm giảm khả năng nhìn rõ của mắt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và học tập của trẻ.
Nên làm gì khi cận thị 1 mắt?
Cũng cần có các biện pháp chữa cận như cận ở hai mắt, nhưng người 1 mắt cận 1 mắt không cận thường ít quan tâm. Dẫn đến cận nặng hơn, đôi khi là các bệnh lý nghiêm trọng về mắt.
Đeo kính phù hợp với độ cận của từng bên mắt: Kính phải được điều chỉnh chính xác để mỗi mắt đều được hỗ trợ tốt nhất. Việc đeo kính đúng độ giúp cân bằng thị lực giữa hai mắt, giảm mệt mỏi và căng thẳng cho mắt giúp mắt ít nguy cơ bị 1 mắt cận 1 mắt không cận.
Đi đo thị lực định kỳ: Thường xuyên đo thị lực 3-6 tháng/lần để điều chỉnh độ kính cho phù hợp, đảm bảo mắt luôn được hỗ trợ tối ưu. Việc kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các thay đổi trong độ cận và điều chỉnh kính kịp thời.
Có chế độ học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Trẻ nên có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, tránh thức khuya và có thói quen sinh hoạt lành mạnh. Điều này giúp giảm căng thẳng cho mắt và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Khi làm việc và học tập, giữ khoảng cách hợp lý từ 30-45cm. Đảm bảo khoảng cách đúng giúp giảm mỏi cho mắt và tăng khả năng nhìn.
Tập thói quen nghỉ mắt: Cứ sau 20 phút làm việc sẽ cho mắt nghỉ 20 giây và nhìn ra xa 6 mét để giảm căng thẳng cho mắt. Thói quen này giúp mắt được nghỉ ngơi và phục hồi sau thời gian làm việc căng thẳng.
Lời khuyên bảo vệ mắt cho người cận thị
Phải làm gì khi bị cận thị 1 mắt theo lời khuyên từ chuyên giúp bảo vệ mắt tốt nhất:
- Khám mắt định kỳ từ 3-6 tháng/lần: Theo dõi và điều chỉnh độ kính kịp thời để đảm bảo mắt luôn được hỗ trợ tốt nhất. Việc khám định kỳ giúp phát hiện sớm các thay đổi trong thị lực và điều chỉnh kính phù hợp.
- Chọn kính mắt có cấu tạo tốt: Kính mắt nên có gọng chắc chắn và mắt kính chất lượng cao để đảm bảo độ bền và hiệu quả. Việc chọn kính chất lượng cao giúp bảo vệ mắt tốt hơn và tăng cường thị lực.
- Kiểm tra kỹ bao gói mắt kính và theo dõi quá trình mài lắp kính: Đảm bảo kính được lắp đúng kỹ thuật và phù hợp với mắt của trẻ. Việc kiểm tra kỹ giúp đảm bảo kính đúng độ và phù hợp với mắt của trẻ.
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử và cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút sử dụng.
- Nghỉ ngơi khi sử dụng nhiều: Đảm bảo mắt được nghỉ ngơi đủ sau mỗi giờ làm việc hoặc học tập căng thẳng. Điều này giúp mắt được phục hồi và giảm mệt mỏi.
1 mắt cận 1 mắt không cận không phải là vấn đề hiếm gặp. Nếu nghi ngờ bất cứ biểu hiện nào của cận thị lệch, hãy đi khám để được chẩn đoán và tư vấn chăm sóc mắt đúng cách nhé.
Ngoại trừ phẫu thuật, không có cách nào đưa mắt của bạn trở lại bình thường khi bị 1 mắt cận 1 mắt không cận. Vậy nên tích cực bảo vệ mắt và thực hiện đúng các quy trình của chuyên gia chính là điều quan trọng nhất giúp mắt của bạn ít tăng độ cận hơn.
Đặt lịch khám tại vivision để các chuyên gia khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị thích hợp cho bạn nhé.
Lời khuyên
1 mắt cận 1 mắt không cận không phải là vấn đề hiếm gặp. Nếu nghi ngờ bất cứ biểu hiện nào của cận thị lệch, hãy đi khám để được chẩn đoán và tư vấn chăm sóc mắt đúng cách nhé.
Ngoại trừ phẫu thuật, không có cách nào đưa mắt của bạn trở lại bình thường khi bị 1 mắt cận 1 mắt không cận. Vậy nên tích cực bảo vệ mắt và thực hiện đúng các quy trình của chuyên gia chính là điều quan trọng nhất giúp mắt của bạn ít tăng độ cận hơn.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyệt Ánh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: