Trẻ bị loạn thị bẩm sinh có tiến triển nặng hơn không?
Nhiều bố mẹ cứ băn khoăn, trẻ bị loạn thị bẩm sinh có nguy hiểm không và cách điều trị dứt điểm tật khúc xạ này là gì? Hãy cùng vivision kid tìm câu trả lời chính xác ngay bên dưới nhé!
Loạn thị bẩm sinh là gì?
Loạn thị bẩm sinh là hiện tượng mà trẻ khi sinh ra đã có cấu trúc và hình dạng của mắt bị bất thường. Cụ thể, giác mạc hoặc thủy tinh thể của trẻ bị biến dạng, không phải là dạng hình cầu như bình thường và cũng không giữ được độ cong vốn có, khiến cho các tia sáng hội tụ ở nhiều điểm khác nhau trên võng mạc.
Chính vì thế, trẻ bị loạn thị bẩm sinh khi nhìn các vật sẽ méo mó, mờ nhòe… ở mọi khoảng cách, cả nhìn xa lẫn nhìn gần. Tình trạng này, có thể xảy ra ở cả 2 mắt hoặc 1 bên mắt.
Phân loại loạn thị
Hiện nay, loạn thị được phân chia làm 2 loại:
Loạn thị không đều: Là loạn thị mà các kinh tuyến loạn thị chính xuất hiện ở bất kỳ góc nào khác 90° (tức là chúng không vuông góc với nhau). Đồng thời, độ cong ở mỗi kinh tuyến cũng không đồng nhất mà thay đổi từ điểm này sang điểm khác.
Loại loạn thị không đều sẽ thường xuất hiện sau phẫu thuật mắt như phẫu thuật khúc xạ lasik, mổ mộng hoặc khi mắc phải bệnh lý giác mạc hình chóp…
Loạn thị đều: Là kiểu loạn thị mà độ cong giác mạc hay thể thủy tinh không đều và các kinh tuyến loạn thị luôn cách nhau 90° (nghĩa là chúng vuông góc với nhau). Bên cạnh đó, có sự chuyển biến liên tiếp của tật khúc xạ từ kinh tuyến này sang kinh tuyến khác.
Loạn thị đều lại bao gồm 3 loại loạn thị khác nhau, đó là loạn thị thuận, loạn thị nghịch và loạn thị chéo. Đặc biệt, loại loạn thị này còn có thể điều chỉnh được bằng kính gọng hoặc kính áp tròng mềm hay kính áp tròng cứng (RGP).
Dấu hiệu
Để biết con mình có phải là trẻ bị loạn thị bẩm sinh thì các bậc phụ huynh cần chú ý đến những dấu hiệu phổ biến như sau:
- Bé thường hay bị chảy nước mắt.
- Trẻ luôn phải nheo mắt lại khi nhìn.
- Thường hay kêu đau đầu ở vùng trán và thái dương.
- Nhìn hình ảnh bị méo mó, thậm chí nhìn vật thành đôi hay ba.
- Thấy hình ảnh mờ nhòe kể cả nhìn gần hay nhìn xa. Trẻ nhỏ thường khó phản ánh về vấn đề này nên bố mẹ có thể quan sát các hành động của con như hay nheo mắt, nháy mắt, đi lại hay bị vấp, phải tiến sát vào vật thể mới quan sát rõ…
Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu trên, bậc phụ huynh tuyệt đối không nên lơ là mà hãy đưa con đi khám mắt ở những cơ sở y tế có chuyên môn như vivision kid… Mục đích là để kịp thời phát hiện ra tật khúc xạ rồi điều trị loạn thị, tránh nguy cơ gây nhược thị cho bé sau này.
Loạn thị bẩm sinh có tiến triển không?
Thực ra, trẻ bị loạn thị bẩm sinh không quá nguy hiểm và có thể kiểm soát tốt tật khúc xạ này bằng việc đeo kính.
- Kính gọng
Trường hợp trẻ nhỏ bị loạn thị trên 1 Diop thì sẽ cần điều chỉnh thị lực bằng 2 phương pháp phổ biến, đó là đeo kính gọng hoặc đeo kính áp tròng. Tuy nhiên, xét về quang học, giữa kính gọng và mắt có khoảng cách, làm cho góc nhìn bị giới hạn nên chỉ thuận tiện khi nhìn thẳng.
Ngoài ra, đeo kính chỉ là 1 phương pháp đơn giản, hỗ trợ khúc xạ, có thể điều chỉnh thị lực và cải thiện khả năng nhìn của trẻ, để con có cơ hội sinh hoạt và học tập, phát triển bình thường, chứ không chữa trị “dứt điểm” được loạn thị bẩm sinh. Sau khi bỏ kính gọng ra, vẫn có triệu chứng của loạn thị như bình thường.
- Kính tiếp xúc
Là loại kính có tính thẩm mỹ cao nên được nhiều trẻ ưa chuộng. Đặc biệt trong trường hợp lệch khúc xạ, đeo kính tiếp xúc sẽ ít gây bất đồng về kích thước ảnh trên võng mạc nhất, Kính nhẹ nên giảm được đáng kể sự khó chịu do sức nặng của kính gọng, trường nhìn cũng rộng hơn và hạn chế đáng kể hiệu ứng lăng kính.
Thế nhưng, vì kính tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt giác mạc nên dễ gây viêm nhiễm kết giác mạc. Thậm chí có thể gây loét giác mạc, giảm khả năng hấp thụ oxy của giác mạc, gây khô mắt, nhất là khi dùng kính tiếp xúc mềm.
- Kính Ortho K
Khi trẻ bị loạn thị bẩm sinh thì bố mẹ có thể sử dụng kính Ortho K cho con. Đây là loại kính thường dùng để đeo vào ban đêm, nhằm làm thay đổi hình dáng của giác mạc bệnh nhân trong khi ngủ. Kính còn giúp mắt có khả năng nhìn rõ vật vào sáng ngay hôm sau và có thể duy trì tình trạng như vậy suốt cả ngày.
Phương pháp đeo kính Ortho K chỉ hỗ trợ cải thiện được tật loạn thị tạm thời. Nếu ngưng sử dụng sẽ trở về tình trạng cũ. So sánh với việc phải đeo kính gọng thì kính áp tròng Ortho K vẫn mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái, tiện lợi và có tính thẩm mỹ cao hơn hẳn.
Tuy nhiên để được sử dụng kính, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện khám rồi chọn lựa loại kính phù hợp với tình trạng sức khỏe của mắt. Không nên sử dụng nếu chưa khám mắt và cũng không nên mua kính tại địa điểm không uy tín, chất lượng.
Khác với cận thị, viễn thị, loạn thị bẩm sinh sẽ không tăng độ theo thời gian nhưng tật khúc xạ vẫn có thể tiến triển nếu mắt gặp chấn thương hay nguyên nhân loạn thị khác. Đặc biệt, đối với trẻ bị loạn thị bẩm sinh và có độ loạn trên 2 Diop thì bố mẹ cần đưa con đi khám sớm, điều trị kịp thời để tránh tiến triển nặng.
Kiểm tra trẻ bị loạn thị bẩm sinh
Muốn biết bé nhà mình có phải là trẻ bị loạn thị bẩm sinh thì các bậc phụ huynh có thể đưa con đi kiểm tra bằng:
Máy chụp khúc xạ tự động
Sau khi chụp khúc xạ tự động, máy sẽ cho ra kết quả với độ khúc xạ sơ bộ, dự đoán trẻ mắc tật khúc xạ loạn thị như thế nào? Tuy nhiên, kiểm tra như này chỉ mang tính chất tương đối, vẫn cần phải có các bước tinh chỉnh của bác sĩ, chuyên gia cho ra kết quả chính xác nhất.
Những chỉ số cần quan tâm khi nhìn vào kết quả trên máy, hay nói cách khác, cách đọc độ cận loạn đó là:
- Ký hiệu AX (Axis) là chỉ số cho biết trục của loạn thị.
- Ký hiệu CYL (Cylinder – độ trụ) là chỉ số cho biết độ loạn thị
Lưu ý: Đây chỉ là kết quả sơ bộ mục đích dự đoán, không thể lấy độ hiển thị trên tờ giấy để cắt kính.
Soi bóng đồng tử
Là phương pháp kiểm tra loạn thị cũng như các tật khúc xạ khác 1 cách khách quan mà không cần dựa vào phản hồi của người thăm khám. Đồng thời, xác định được luôn tật khúc xạ là cận, viễn hay loạn thị. Soi bóng đồng tử còn có thể thực hiện trên mọi đối tượng, cực kỳ hữu ích đối với những trẻ không phối hợp để chụp khúc xạ tự động.
Sau các bước trên thì chuyên gia, bác sĩ sẽ làm thêm các bước khám khúc xạ chủ quan để tinh chỉnh ra độ loạn thị chính xác.
Bảng đồng hồ
Bảng đồng hồ Parent (Astigmatism Clock Dial) cũng được coi là 1 dụng cụ giúp chẩn đoán nhanh trẻ bị loạn thị bẩm sinh, khi chỉ cần nhìn các dòng kẻ không rõ đều như nhau giữa các hướng.
Kính khe
Đây là 1 loại kính hiển vi, có ánh sáng mạnh chiếu vào mắt. Bác sĩ sẽ điều chỉnh độ sáng và độ dày của chùm ánh sáng để có thể nhìn thấy các lớp, các phần khác nhau của mắt.
Kính trụ chéo
Kính trụ chéo Jackson là 1 dụng cụ có độ chính xác cao. Khi đặt 1 hệ thống như vậy trước mắt chính thị hay loạn thị đã được điều chỉnh hoàn toàn thì dù ở vị trí này hoặc vị trí kia, nó cũng sẽ gây nên loạn thị hỗn hợp. 1 tiêu tuyến ở trước còn tiêu tuyến kia ở sau võng mạc.
Trường hợp loạn thị điều chỉnh chưa hoàn toàn thì 1 trong 2 vị trí kính trụ sẽ làm cho tiêu tuyến dọc lại gần võng mạc và thị lực sẽ tăng. Nếu ra xa thị lực sẽ giảm.
Vivision kid luôn tự hào là 1 trong những cơ sở khám và điều trị hàng đầu, chất lượng. Với đội ngũ y bác sĩ có nhiều kinh nghiệm đến từ bệnh viện Mắt Trung Ương, sẽ giúp tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn các vấn đề liên quan đến mắt như trẻ bị loạn thị bẩm sinh… 1 cách tốt nhất.
Nếu bố mẹ cần tư vấn trực tiếp hoặc muốn đặt lịch khám mắt, hãy liên hệ ngay với vivision kid ngay nhé!
Lời khuyên
Loạn thị bẩm sinh có thể khó phát hiện đối với trẻ quá nhỏ, do bé không chịu hợp tác. Vì thế, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần khi con bước vào độ tuổi đi học hoặc khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở mắt.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Lan Anh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: