Các biểu hiện thường gặp khi đeo kính áp tròng ban đêm

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

vào ngày 31/07/2024

Khi đeo kính áp tròng ban đêm, bạn có thể gặp phải nhiều biểu hiện khác nhau. Trong bài viết này, vivison sẽ phân tích các biểu hiện thường gặp khi đeo kính áp tròng ban đêm và cung cấp những giải pháp hữu ích để sử dụng loại kính này an toàn. 

Kính áp tròng ban đêm là gì?

Kính áp tròng ban đêm, hay còn được gọi là kính Ortho-K, có thiết kế nhỏ gọn với đường kính dưới 12mm, được đặt trực tiếp lên bề mặt giác mạc – phần trong suốt phía trước của mắt. Kính sẽ được đặt vào mắt ngay trước khi đi ngủ buổi tối và lấy ra vào buổi sáng, thay thế các phương pháp sử dụng kính khác vào ban ngày.

Về cơ chế trị liệu, kính áp tròng ban đêm được thiết kế riêng cho từng mắt, có khả năng điều chỉnh thị lực ban ngày cho người bị tật khúc xạ nhờ tính đàn hồi tự nhiên của giác mạc. Khi đeo kính áp tròng ban đêm, kính tác động nhẹ nhàng từ mi mắt khi nhắm lại sẽ dần định hình và điều chỉnh độ cong của giác mạc và cải thiện được thị lực vào buổi sáng.

Kính áp tròng ban đêm là kính giúp cải thiện thị lực sử dụng vào ban đêm

Kính áp tròng ban đêm là kính giúp cải thiện thị lực sử dụng vào ban đêm

Cần đeo kính áp tròng ban đêm bao lâu mỗi tối?

Người dùng chỉ cần đeo kính áp tròng ban đêm bao lâu mỗi tối? Thực tế, để đạt được hiệu quả tối ưu, người dùng cần đeo kính áp tròng ban đêm trong khoảng 6-8 tiếng khi ngủ. 

Trong thời gian này, kính sẽ nhẹ nhàng tác động lên giác mạc, giúp điều chỉnh độ cong và làm phẳng bề mặt. Khi thức dậy và tháo kính, giác mạc đã được định hình lại, mang đến thị lực 20/20 hoàn hảo mà không cần sự hỗ trợ của kính gọng hay kính áp tròng thông thường.

Khác với kính áp tròng truyền thống, kính Ortho-K được sử dụng vào ban đêm (khi ngủ), là lựa chọn lý tưởng cho thanh thiếu niên hoặc những người có nguy cơ mắc cận thị đang tăng nhanh.

Một số biểu hiện thường gặp khi đeo kính áp tròng ban đêm

Mặc dù kính Ortho-K không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, người sử dụng có thể cảm thấy hơi cộm trong vài ngày đầu tiên. Tình trạng này thường sẽ cải thiện dần nên không cần quá lo lắng. Để giảm bớt khó chịu, có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để tăng độ ẩm và hỗ trợ chuyển động của kính khi mới thức dậy.

Một số biểu hiện khi đeo kính áp tròng ban đêm bao gồm:

  • Đau, cộm, rát, ngứa mắt, đặc biệt là khi vừa mới đeo kính hoặc khi thức giấc.
  • Nước mắt chảy liên tục, không phải do kích ứng thông thường.
  • Cảm giác như có hạt cát hoặc lông mi rơi vào mắt.
  • Thị lực giảm sút, nhìn mờ, nhòe, hoặc nhìn đôi.
  • Trong giai đoạn làm quen với kính Ortho-K, thị lực có thể chưa đạt mức tối ưu và cần thời gian để điều chỉnh.
  • Lóa và thấy quầng sáng vào ban đêm, đặc biệt là trong vài tháng đầu đeo kính Ortho-K.
Bạn có thể cảm thấy cộm mắt khi sử dụng lần đầu kính áp tròng ban đêm

Bạn có thể cảm thấy cộm mắt khi sử dụng lần đầu kính áp tròng ban đêm

Các triệu chứng bất thường khi đeo kính áp tròng ban đêm cần phải đi khám ngay

Để đảm bảo an toàn cho đôi mắt, bạn cần chú ý đến các dấu hiệu bất thường sau đây và đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện:

  • Đau mắt, cảm thấy chói mắt khi tiếp xúc với ánh sáng.
  • Một số người dùng có thể trải qua cảm giác hơi cộm, cay mắt hoặc chảy nước mắt nhẹ, đặc biệt là trong những ngày đầu
  • Đỏ mắt.
  • Việc tháo kính vào buổi sáng cũng có thể gặp chút khó khăn do cảm giác kính bám chặt vào mắt.

Khi gặp phải các triệu chứng bất thường, hãy tháo kính và rửa sạch bằng nước muối không chứa chất bảo quản, sau đó đeo lại kính. Nếu các triệu chứng khó chịu không thuyên giảm sau vài ngày, bạn hãy tạm ngừng đeo kính áp tròng ban đêm, đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và tư vấn.

Các câu hỏi thường gặp

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về kính áp tròng ban đêm (Ortho-K), vivision sẽ cung cấp một số câu hỏi thường gặp nhất: 

Kính áp tròng ban đêm có an toàn không?

Kính áp tròng ban đêm có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt (viêm giác mạc do vi khuẩn). Trẻ em và thanh thiếu niên cần được người lớn giám sát chặt chẽ trong quá trình sử dụng kính áp tròng ban đêm. 

Do đặc điểm lứa tuổi, các em thường chưa có ý thức cao về việc giữ gìn vệ sinh tay và kính, dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, cha mẹ hoặc người thân phải luôn theo dõi và hướng dẫn con em mình sử dụng kính đúng theo hướng dẫn từ các chuyên gia nhãn khoa.

Mặc dù kính áp tròng ban đêm mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc không tuân thủ vệ sinh đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Vì vậy, đây là lý do rất quan trọng để tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên gia khúc xạ nếu bạn đang cân nhắc sử dụng kính áp tròng ban đêm.

Đeo kính áp tròng ban đêm có gây đau mắt và khó ngủ không?

Các chuyên gia cho rằng kính áp tròng ban đêm không gây đau mắt và khó ngủ cho người sử dụng. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng nếu gặp phải cảm giác khó chịu hoặc cộm nhẹ trong vài đêm đầu sử dụng. Đây là phản ứng bình thường của mắt khi làm quen với kính áp tròng.

Thông thường, cảm giác này chỉ xảy ra khi người dùng chớp mắt. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân đi ngủ ngay sau khi đeo kính. Các nhà sản xuất cũng không ngừng cải tiến thiết kế kính áp tròng ban đêm, đảm bảo sự phù hợp với giác mạc và mang lại trải nghiệm thoải mái nhất cho người dùng.

Kính áp tròng ban đêm được thiết kế không gây đau mắt và khó ngủ

Kính áp tròng ban đêm được thiết kế không gây đau mắt và khó ngủ

Cần lưu ý gì khi sử dụng kính áp tròng ban đêm?

Bạn cần lưu ý khi đeo kính áp tròng ban đêm như sau:

  • Thứ nhất, trong giai đoạn đầu khi sử dụng kính áp tròng ban đêm, thị lực chưa thể đạt tối đa ngay lập tức. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng vì thị lực sẽ cải thiện dần theo thời gian.
  • Thứ hai, kính áp tròng ban đêm hoạt động bằng cách nén bề mặt giác mạc, do đó thị lực vào buổi chiều và tối thường kém hơn so với ban ngày. Sự dao động thị lực giữa buổi sáng và buổi tối sẽ lớn hơn ở người cận thị nặng và ít hơn ở người cận thị nhẹ.
  • Thứ ba, sử dụng kính áp tròng ban đêm nên là bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc cá nhân buổi tối. Người sử dụng nên hoàn tất việc vệ sinh cá nhân trước khi đeo kính áp tròng ban đêm. Vào buổi sáng, nên tháo kính trước khi thực hiện các bước vệ sinh cá nhân.
  • Thứ tư, dụng cụ tháo kính áp tròng ban đêm được làm từ silicon, cần được bảo quản ở nơi khô thoáng để tránh bị mốc.
  • Thứ năm, khi đi tái khám, người sử dụng nên mang theo kính áp tròng ban đêm để y bác sĩ kiểm tra tình trạng của kính.

Đặt lịch khám ngay với vivision (tên cũ là FSEC) để nhận được sự tư vấn và chăm sóc từ các chuyên gia nhãn khoa, giúp bạn sử dụng, đeo kính áp tròng ban đêm an toàn và hiệu quả.

Lời khuyên

Khi bắt đầu đeo kính áp tròng ban đêm, bạn có thể gặp một số khó khăn do mắt chưa kịp thích ứng. Cảm giác khó chịu, cộm vướng hoặc thị lực chưa ổn định là những biểu hiện bình thường trong giai đoạn đầu. 

Bạn không nên quá lo lắng và hãy để mắt có thời gian để thích nghi. Sử dụng nước mắt nhân tạo để giữ ẩm và giảm cảm giác khó chịu. Đồng thời, hãy tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh và bảo quản kính đúng cách.

Nếu sau một thời gian mà các triệu chứng không giảm hoặc bạn gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như đau mắt, đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng; cảm giác như kính bị hút vào mắt. Lúc này, bạn hãy ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

vivision kid
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Xuân Thủy ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

biểu hiện khi đeo kính áp tròng ban đêm

đeo kính áp tròng ban đêm

đeo kính áp tròng ban đêm bao lâu mỗi tối

lưu ý khi dùng kính áp tròng ban đêm