7 mẹo giúp kiểm soát, duy trì độ cận và loạn thị

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

vào ngày 31/07/2024

Cận và loạn thị là 2 tật khúc xạ có tỷ lệ người mắc cao. Vậy nên và không nên làm gì để duy trì cũng như kiểm soát được độ cận thị và loạn thị? 7 mẹo được vivsion kid bật mí trong bài viết sau sẽ trả lời giúp bạn, cùng theo dõi nhé!

Hiểu rõ về cận thị và loạn thị

Cận thịloạn thị là các tật về mắt khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Thế nhưng, nhiều người hay nhầm lẫn về 2 loại bệnh lý này.

Cận thị là gì?

Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tình trạng mắt nhìn rõ được các vật thể ở gần còn những vật ở vị trí càng xa mắt thì càng mờ, không rõ nét

Nguyên nhân mắt bị cận thị là do kích thước con mắt dài hơn bình thường hoặc giác mạc quá vồng làm cho tiêu điểm ảnh hội tụ phía trước võng mạc. Người có cận thị càng cao thì khả năng nhìn xa càng kém.

Tìm hiểu về cận và loạn thị 

Tìm hiểu về cận và loạn thị

Loạn thị là gì?

Loạn thị (Astigmatism) là tật khúc xạ ở mắt do giác mạc có hình dạng không đều, làm cho các tia sáng khi đi vào mắt hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc, chứ không phải 1 điểm như mắt chính thị. Từ đó, hình ảnh trở nên nhòe và biến dạng.

Hiện nay, loạn thị có thể mắc ở mọi đối tượng với độ tuổi khác nhau. Có nhiều nguyên nhân gây tật khúc xạ loạn thị như bẩm sinh, di chứng chấn thương, thói quen sinh hoạt… 

Cận và loạn thị ảnh hưởng đến hình ảnh như thế nào?

Cận và loạn thị khiến cho ảnh bị mờ nhòe hoặc biến dạng, cụ thể như sau: 

Cận thị

  • Hình ảnh bị mờ ở xa: Do mắt khúc xạ ánh sáng mạnh hơn bình thường, khiến hình ảnh tập trung trước võng mạc thay vì trên võng mạc. Vật ở xa vì vậy sẽ bị mờ, nhòe.
  • Có thể nhìn rõ vật ở gần: Hình ảnh ở gần lại được tập trung đúng lên võng mạc, do đó người cận thị nhìn rõ các vật ở gần.

Loạn thị 

  • Hình ảnh bị méo mó, nhòe ở mọi khoảng cách: Do giác mạc hoặc thủy tinh thể có hình dạng không đều, khiến ánh sáng không thể hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Hình ảnh thu được vì vậy bị méo mó, nhòe ở cả xa và gần.
  • Có thể kèm theo nhức đầu, mỏi mắt: Do mắt phải điều tiết liên tục để nhìn rõ, dẫn đến nhức đầu, mỏi mắt.

Phân biệt cận và loạn thị

Cận và loạn thị đều là những tật về mắt phổ biến. Mỗi tật sẽ có tình trạng và dấu hiệu nhận biết khác nhau. Các bạn có thể dựa vào 1 số dấu hiệu như dưới đây để phân biệt loạn thị với cận thị, đó là:

Tiêu chí  Cận thị Loạn thị 
Hình ảnh nhìn xa  Nhìn gần hay xa, vật thể vẫn bị nhòe, mờ hoặc biến dạng… Thậm chí, đôi khi ảnh thu được về mắt còn xuất hiện 2 – 3 nét mờ cùng nhau. Chỉ có thể nhìn rõ vật ở rất gần, khi nhìn xa mọi vật sẽ trở nên mờ nhòe.
Độ cận Nặng hơn và tăng dần theo thời gian. Không tăng độ nhiều như cận thị và độ loạn thường ổn
Mức độ ảnh hưởng   Mức độ mờ của hình ảnh phụ thuộc vào độ cận của mỗi người. Càng cận nặng, hình ảnh càng mờ và ngược lại. Mức độ méo mó của hình ảnh phụ thuộc vào độ loạn thị của mỗi người. Loạn thị nặng có thể khiến cho hình ảnh bị lóa, nhấp nháy, khó phân biệt chi tiết.
Loại kính cần đeo  Đeo kính phân kỳ,  tức là nhìn mắt thường sẽ thấy bề mặt kính lõm xuống. Tác dụng của kính nhằm điều chỉnh khúc xạ ánh sáng và thu ảnh về trên võng mạc để mở rộng tầm nhìn cho người bệnh. Đeo kính hội tụ với bề mặt kính lồi ra
Phân biệt cận thị và loạn thị

Phân biệt cận thị và loạn thị

Bệnh nào nguy hiểm hơn?

Rõ ràng có thể thấy, cận và loạn thị là 2 tật ở mắt hoàn toàn khác nhau. Mỗi tật sẽ thu nhận được những hình ảnh có tính chất không giống nhau. Bên cạnh đó, độ nặng nhẹ của bệnh còn phụ thuộc vào chỉ số Diop của người bệnh. Vì thế, để khẳng định cận thị hay loạn thị nặng hơn là rất khó.

Tật loạn thị sẽ không tăng độ hoặc ít tăng. Đa số những trường hợp bị loạn thị nhẹ (< 1 Diop) thì không có khác biệt gì so với người bình thường trong việc thu nhận hình ảnh, nên không cần phải điều trị. 

Tuy nhiên, loạn thị từ 1 Diop trở lên sẽ làm cho mắt của người bệnh mờ nhòe, kèm theo hiện tượng khó chịu, đau đầu. Tình trạng như vậy sẽ càng rõ ràng hơn khi độ loạn thị > 2 Diop. Lúc này, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến bị nhược thị – mắt không nhìn thấy được dù đã đeo kính loạn thị.

Đối với tật cận thị, nếu không được chăm sóc 1 cách hợp lý cũng rất dễ tăng độ và tăng đến 1 mức cố định thì bắt buộc bệnh nhân cần phải tiến hành phẫu thuật mắt.

Như vậy, không hề có 1 thước đo chuẩn mực nào để biết được loạn thị hay cận thị, bệnh nào nguy hiểm hơn. Chỉ biết rằng, mỗi loại tật này đều có hại cho đôi mắt của chúng ta, cho nên bị tật nào thì cũng không được chủ quan mà phải chăm sóc, điều trị kịp thời và cẩn thận.

7 mẹo giúp duy trì và kiểm soát độ cận và loạn thị

Nếu chưa biết duy trì độ cận và loạn thị như thế nào cho đúng cách và hiệu quả thì các bạn có thể tham khảo 7 mẹo được gợi ý như sau:

Đeo kính đúng số

Một số nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về mắt chỉ ra rằng, việc đeo kính đúng số độ luôn được coi là 1 trong những giải pháp hiệu quả tối đa để giúp không bị tăng độ cận thị, loạn thị. Bởi khi đeo kính đúng độ, mắt sẽ không phải điều tiết khi nhìn ở mọi khoảng cách. Từ đó, hỗ trợ kiểm soát độ 1 cách tốt nhất.

Người bệnh sẽ được tư vấn sử dụng 1 thấu kính hình trụ để tập hợp các tia sáng lại 1 điểm. Lúc này, tia sáng được hội tụ đúng trên võng mạc. Với phương pháp này, bạn có thể tùy chọn đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng mềm. 

Đặc biệt, nếu đeo kính áp tròng sẽ mang lại sự tự tin và thuận tiện hơn cho người bệnh. Nhất là đối với những ai làm các công việc không được đeo kính. Không chỉ giúp cải thiện tầm nhìn mà kính cận hoặc kính áp tròng đúng độ còn hỗ trợ bạn giảm thiểu được các triệu chứng như mỏi mắt, đau đầu…

Thế nhưng, phương pháp đeo kính đúng độ cũng có hạn chế vì đa phần hiện nay đều sử dụng kính đơn tròng – thị lực có thể đạt được tối ưu nếu người sử dụng nhìn qua tấm kính. Còn nếu nhìn qua rìa kính thì hình ảnh không được chân thực do gặp phải tình trạng nhiễu xạ, nhất là với kính có độ cận cao. 

Bên cạnh đó, kính áp tròng cũng mang đến các rủi ro trường hợp đeo tháo kính không đúng cách, không cẩn thận, sẽ gây tổn thương cho giác mạc như viêm kết mạc, trầy xước giác mạc…

Nên đeo kính đúng số độ để cải thiện độ cận và loạn thị

Nên đeo kính đúng số độ để cải thiện độ cận và loạn thị

Dinh dưỡng đầy đủ

Một trong những mẹo đơn giản để duy trì, kiểm soát độ cận và loạn thị mà hầu như ai cũng biết, đó chính là thiết lập thực đơn dinh dưỡng tốt cho mắt, với thực phẩm sạch sẽ, rõ nguồn gốc. 

Cụ thể, người bệnh nên chú trọng bổ sung nhiều hơn các thực phẩm giàu vitamin A, E, C, kẽm, DHA, Lutein và Zeaxanthin… có trong quả gấc, cà rốt, dầu cá, quả đu đủ… Có như vậy, thị giác của bạn cũng sẽ được hỗ trợ cải thiện hiệu quả.

Đeo kính râm, kính bảo hộ

Kính râm là loại kính có công dụng bảo vệ mắt khỏi ảnh hưởng của tia cực tím, tia UV. Bên cạnh đó, nó cũng góp phần làm hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng, bỏng mắt, đục thủy tinh thể… 

Còn kính bảo hộ cũng sẽ giúp cho người sử dụng tránh được những tác nhân gây hại cho mắt như khói bụi, ánh sáng….

Để mắt nghỉ ngơi khi sử dụng thiết bị điện tử

Đọc sách, làm việc với máy tính hoặc sử dụng thiết bị điện tử sẽ khiến mắt phải điều tiết nhiều, gây nhức mỏi mắt. Vì thế, bạn cần để cho đôi mắt của mình được nghỉ ngơi, thư giãn. Thường xuyên chớp mắt, hạn chế dùng liên tục trong 1 khoảng thời gian dài để mắt không bị khô và mệt mỏi, sẽ không làm gia tăng độ cận và loạn thị.

Ngoài ra, khi làm việc với máy tính, các bạn nên cố gắng điều chỉnh khoảng cách ngồi phù hợp để loại bỏ ánh sáng chói lóa, sao cho màn hình không bị phản chiếu ánh sáng xanh tới mắt. 

Khoảng cách ngồi hợp lý là khoảng 1 cánh tay, thấp hơn 1 chút so với mắt. Đồng thời cần ra khỏi bàn khoảng 20 phút sau thời gian dài ngồi làm việc. Đừng quên, lựa chọn tròng kính chống ánh sáng xanh để bảo vệ mắt thật tốt.

Tăng cường hoạt động ngoài trời

Các hoạt động ngoài trời sẽ giúp cho đôi mắt được hoạt động linh hoạt ở mọi khoảng cách xa, gần, trung gian. Tức là khi đó, hội tụ đầy đủ các ánh sáng tự nhiên có lợi, sẽ tốt cho võng mạc và hạn chế được tình trạng mắt phải điều tiết khi phải nhìn gần nhiều. Đây cũng chính là mẹo kiểm soát cận và loạn thị đối với trẻ em mà không phải ai cũng biết.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, người bị cận thị, loạn thị hay trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với tivi, máy tính, thiết bị thông minh khác… nên dành tối thiểu 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày để sinh hoạt ngoài trời và tăng cường tầm nhìn xa. 

Như vậy, sẽ hỗ trợ mắt được nhìn trong điều kiện ánh sáng tự nhiên Đồng thời giúp kiểm soát hiệu quả sự tăng trưởng của độ cận, độ loạn cũng như ngăn ngừa tật ở mắt đối với những người không bị bệnh. 

Tăng cường hoạt động ngoài trời để tốt cho mắt

Tăng cường hoạt động ngoài trời để tốt cho mắt

Tập thể dục thường xuyên cho mắt

Để kiểm soát, duy trì độ cận và loạn thị, bạn cũng nên thường xuyên tập thể dục, massage cho đôi mắt hàng ngày. Từ đó cũng sẽ giúp mắt được thư giãn, giảm mệt mỏi và tăng cường sức khỏe.

Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên dành thời gian từ 10 – 15 phút mỗi ngày để tập thể dục cho đôi mắt. Một số cách massage thường được ứng dụng phổ biến như xoay tròn mắt, áp tay vào mắt, nhìn gần rồi nhìn xa, nhắm chặt mắt thư giãn trong vài phút, chớp mắt liên tục…

Thăm khám mắt định kỳ

Các bạn nên duy trì thói quen khám mắt định kỳ, mục đích là để nắm được tình trạng sức khỏe đôi mắt của mình, tình hình độ cận, độ loạn cũng như phát hiện sớm những bệnh lý khác liên quan đến mắt. 

Từ đó sẽ kịp thời điều chỉnh được số độ mắt kính phù hợp với mắt, hạn chế tình trạng tăng độ, kiểm soát tốt hơn quá trình tiến triển của cận thị, loạn thị. Cụ thể, nên thăm khám mắt tối thiểu 6 tháng/1 lần..

Cách phòng tránh cận và loạn thị

Cận và loạn thị là tật khúc xạ gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn và chất lượng cuộc sống. Do đó, các bạn cần biết phòng tránh và tự bảo vệ đôi mắt của mình bằng những phương pháp được gợi ý như sau:

  • Cần tạo không gian học tập, làm việc có đầy đủ ánh sáng. Hạn chế khu vực tối tăm và nên đeo kính trong khi làm việc ở nơi có ánh sáng chói lóa.
  • Trường hợp đang gặp các vấn đề về mắt thì cần điều trị dứt điểm ngay lập tức, tránh để biến chứng nặng hơn…
  • Sau khi thực hiện các công việc bắt buộc phải điều tiết mắt nhiều như đọc sách, nhìn máy tính, sử dụng thiết bị điện tử… cần để đôi mắt nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, ngủ đúng giờ, đủ giấc. Nên ngủ ít nhất 6 – 8 tiếng mỗi ngày để mắt được nghỉ ngơi đủ sau 1 ngày làm dài làm việc mệt mỏi.
  • Ăn uống khoa học, đầy đủ, đủ chất dinh dưỡng, nhất là cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E, C… có lợi cho mắt như cà rốt, gấc, dầu cá, đu đủ…
  • Thường xuyên đến bệnh viện thăm khám mắt để kịp thời phát hiện nguy cơ mắc bệnh về mắt và được điều trị kịp thời.
Biết cách phòng tránh cận và loạn thị 

Biết cách phòng tránh cận và loạn thị

Mong rằng, với 7 mẹo mà bài viết đã gợi ý như trên thì các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để bảo vệ đôi mắt của mình thật tốt. Quan trọng nhất là để sở hữu 1 đôi mắt khỏe, không bị cận và loạn thị thì bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi thật hợp lý. 

Đừng quên thường xuyên thăm khám mắt tại vivision ( tên cũ là FSEC) để được các chuyên gia chẩn đoán, phát hiện sớm các nguy cơ mắc bệnh và điều trị kịp thời. Đặt lịch khám ở vivision kid ( tên cũ là FSEC) ngay hôm nay nhé, để được tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.

Lời khuyên

Cận và loạn thị đều là những tật khúc xạ phổ biến có thể dẫn đến các biến chứng khác về lâu dài. Vì thế, những mẹo giúp cải thiện, duy trì và kiểm soát cận loạn thị là rất cần thiết. Tuy nhiên, muốn biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mắt, bạn cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được khám và chẩn đoán.

vivision kid
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Xuân Thủy ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

cận thị

cận thị và loạn thị

Loạn thị