Viêm bờ mi là gì?
Viêm bờ mi là tình trạng viêm nhiễm tại mi mắt, gây ra các triệu chứng ngứa, đỏ và sưng. Tình trạng này thường xảy ra ở cả 2 mắt, dọc theo bờ mi khiến cho bờ mi có thể xuất hiện những vảy trắng, bám chặt vào lông mi.
Người viêm bờ mi có các biểu hiện đặc trưng bao gồm:
- Khi ngủ dậy sẽ cảm thấy kích ứng, ngứa, nhờn và xuất hiện vảy bám quanh lông mi.
- Thường xuyên xuất hiện tình trạng khô mắt, cộm trong mắt.
Viêm bờ mi là một bệnh lý mạn tính gây rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Mặc dù khó chữa trị hoàn toàn và có thể gây khó chịu cho người mắc phải, nhưng viêm bờ mi không ảnh hưởng đến thị lực và không lây nhiễm cho người khác.
Viêm bờ mi có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia y tế từ trung tâm vivision kid (tên cũ là FSEC), tỷ lệ gây nguy hiểm cho mắt do viêm bờ mi là rất thấp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và xử lý kịp thời, bệnh lý này có thể gây ra một số biến chứng như:
- Vấn đề lông mi: Biến chứng phổ biến là lông mi mọc lệch và rụng thường xuyên.
- Chắp: Đó là tình trạng viêm mạn tính gây tắc nghẽn tuyến Meibomius (tuyến tiết ra lớp mỡ của màng phim nước mắt) ở bờ mi, có thể tự biến mất sau một khoảng thời gian. Biến chứng này cũng thường dẫn đến sưng và đỏ ở mí mắt.
- Lẹo: Là tình trạng viêm cấp tính tại tuyến Zeiss (tuyến nhỏ nằm ở mi mắt) ở bờ mi, xuất hiện dưới dạng nốt sưng to, đỏ, đau (nhiều hơn chắp) và xuất hiện mủ bên trong vết sưng,
- Viêm kết mạc mạn tính: Một số trường hợp bị viêm kết mạc mạn tính do viêm bờ mi kéo dài.
Viêm bờ mi có gây đỏ mắt không?
Viêm bờ mi có gây đỏ mắt không ? Câu trả lời là có vì đây là một triệu chứng phổ biến khi mắc phải bệnh lý này. Dưới đây là một số nguyên nhân mắc viêm bờ mi gây nên đỏ mắt:
- Viêm bờ mi mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề phức tạp, bao gồm viêm kết mạc (đau mắt đỏ).
- Tắc nghẽn tuyến dầu: Khi các tuyến Meibomius bị tắc, có thể xảy ra tích tụ và kích ứng, dẫn đến hiện tượng mắt đỏ.
- Vi khuẩn: có khả năng xâm nhập vào mí mắt và gây nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng đỏ mắt, sưng tấy và chảy mủ.
Ngoài ra, đỏ mắt cũng có thể do bệnh lý khác ngoài viêm bờ mi gây ra. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biển có thể gây nên đỏ mắt, bao gồm:
- Dị ứng: Khi tiếp xúc với các tác nhân như bụi, phấn hoa, mỹ phẩm,… khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức gây nên tình trạng đỏ mắt. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như ngứa và sưng mắt, sổ mũi, hắt hơi,…
- Viêm kết mạc: Hay còn gọi là đau mắt đỏ, có thể do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng.
- Chắp: Là tình trạng viêm mạn tính gây tắc nghẽn tuyến Meibomius ở bờ mi, có thể tự biến mất sau một khoảng thời gian.
- Lẹo: Là tình trạng viêm cấp tính tại tuyến Zeiss ở bờ mi, xuất hiện dưới dạng nốt sưng to, đỏ, đau, và xuất hiện mủ bên trong vết sưng. Bệnh lý này gây sưng đau nhiều hơn chắp.
- Côn trùng cắn: Vết cắn từ côn trùng như muỗi, ong, kiến,… có thể gây ra cảm giác đau đớn, ngứa và mắt đỏ.
- Thủy đậu: Thủy đậu gây ra các nốt phỏng ngứa, bắt đầu từ mặt và thân, sau đó lan ra các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả mi mắt. Điều này dẫn đến việc gây nên cảm giác ngứa và đỏ mắt.
- Khóc, thiếu ngủ, mệt mỏi: Khóc nhiều, thiếu ngủ hoặc mệt mỏi có thể khiến mắt bị đỏ, sưng và thâm quầng.
Cách điều trị đỏ mắt
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị đỏ mắt do viêm bờ mi. Tuy nhiên, để có thể điều trị đỏ mắt đúng cách và chính xác thì cần xác định nguyên nhân gây nên đỏ mắt, đồng thời căn cứ vào đó để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp:
- Vi khuẩn: Với tình trạng đỏ mắt do vi khuẩn thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để xử lý tình trạng này.
- Virus: Tình trạng đỏ mắt do virus gây nên có thể tự khỏi trong vòng 10-14 ngày mà không cần đến các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu khoảng thời gian trên trôi qua mà mắt vẫn còn đỏ thì bạn nên đến cơ sở ý tế để được nghe tư vấn.
- Dị ứng: Để giảm đỏ mắt do dị ứng, bạn có thể sử dụng thuốc chống dị ứng hoặc thuốc nhỏ mắt theo đơn của bác sĩ.
- Hóa chất, vật lạ dính vào mắt: Hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ nhãn khoa xử lý nếu bạn không may bị hóa chất hoặc vật lạ dính vào mắt.
Mẹo tránh bị viêm bờ mi và đỏ mắt
Dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể tham khảo và áp dụng để giảm thiểu rủi ro mắc phải viêm bờ mi có gây đỏ mắt không, bao gồm:
- Giữ gìn vệ sinh mắt: Loại bỏ các chất bẩn, bụi,…trong quá trình sinh hoạt bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc dung dịch vệ sinh mi mắt chuyên dụng hằng ngày.
- Làm sạch môi trường, thay thế các vật dụng sử dụng gần nhất: Hãy thường xuyên làm vệ sinh môi trường sống xung quanh chúng ta để giảm bớt các yếu tố gây hại như bụi, lông động vật,… Ngoài ra, hãy thay thế các vật dụng sử dụng gần mắt như khăn mặt, vỏ chăn gối,..
- Hạn chế đưa tay lên mắt: Tay là nơi tiếp xúc với các đồ vật, bề mặt chứa các tác nhân có thể gây đỏ mắt. Do đó, tuyệt đối không được lấy tay dụi mắt khi tay chưa được vệ sinh sạch sẽ.
- Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân: Hãy sử dụng các đồ dùng cá nhân một cách riêng lẻ, không sử dụng đồ vật cá nhân của người khác để đảm bảo vệ sinh.
Tóm lại, viêm bờ mi có gây đỏ mắt không thì câu trả lời là có. Vậy nên hãy trang bị cho bản thân kiến thức về cách điều trị đỏ mắt do viêm bờ mi ngay hôm nay.
Hãy gọi ngay tới trung tâm VIVISION KID (tên cũ là FSEC) theo số điện thoại dưới đây để được các bác sĩ nhãn khoa tư vấn về tình trạng viêm bờ mi có gây đỏ mắt không. Gọi ngay!