Nhỏ mắt atropin 0.01% có giúp giảm độ cận thị ở trẻ không?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Phương pháp nhỏ mắt atropin 0.01% đang được các phụ huynh quan tâm, vì họ cho rằng loại thuốc này sẽ làm giảm độ cận thị ở trẻ. Vậy thực hư về phương pháp này là gì? Hãy cùng vivision kid tìm lời giải đáp trong nội dung bài viết sau.

Tìm hiểu về thuốc nhỏ mắt atropin 

Thuốc nhỏ mắt atropin 0.01% là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để giãn đồng tử mắt, dưới đây là thông tin cụ thể về loại thuốc này.

Thuốc nhỏ mắt atropin là thuốc gì?

Atropin là một hoạt chất thuộc nhóm đối kháng cholinergic, có tác dụng ức chế các tác động của dẫn truyền thần kinh cholinergic.Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc tra mắt atropin ở nồng độ thấp (dưới 1%) có hiệu quả trong việc kiểm soát sự tiến triển của cận thị, tức hạn chế tốc độ tăng cận của trẻ, chứ không làm giảm độ cận.

Cơ chế tác động của Atropin

Cơ chế tác động của Atropin chưa được chứng minh rõ ràng. Giả thuyết được nhiều người chấp nhận hiện nay đó là atropin tác động lên các thụ thể muscarinic ở mắt, từ đó hạn chế sự mỏng đi của củng mạc, hắc mạc và làm chậm quá trình kéo dài của trục nhãn cầu. Nhờ đó, atropin giúp hạn chế sự gia tăng độ cận thị ở trẻ em.

Trên thị trường hiện nay, các loại thuốc atropin thường được sử dụng bao gồm: Mytropin 0,01% 5ml, Myatro 0,01%, Atropia 0,01%…

Nhỏ mắt atropin 0.01% được dùng để kiểm soát độ cận

Nhỏ mắt atropin 0.01% được dùng để kiểm soát độ cận

Bằng chứng về hiệu quả của atropin 0,01% trong điều trị cận thị ở trẻ

Các nghiên cứu cho thấy, sau khi nhỏ mắt atropin 0.01%, trẻ không xuất hiện các biểu hiện như lóa mắt, đỏ mắt hay khó nhìn gần. Sau 6 tháng sử dụng thuốc, tốc độ tăng công suất cận thị trung bình là 0,62 ± 0,69 D/năm (p<0,001). Sau 12 tháng, tốc độ này giảm xuống còn 0,47 ± 0,43 D/năm (p<0,001).

Về sự thay đổi của trục nhãn cầu, sau 6 tháng dùng thuốc, trục nhãn cầu dài thêm 0,18 ± 0,11 mm (p<0,001), và thêm 0,15 ± 0,82 mm sau 12 tháng (p>0,05). Biên độ điều tiết và kích thước đồng tử có thay đổi nhẹ sau 2 tuần dùng thuốc, nhưng đã hồi phục sau 6 và 12 tháng.

Ai không nên sử dụng thuốc nhỏ mắt atropin 0.01%?

Chống chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt Atropin 0,01%:

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân được chẩn đoán Glocom góc đóng.

Lưu ý: Đây chỉ là thông tin tham khảo chung. Để biết thêm thông tin chi tiết về việc ai không nên sử dụng thuốc nhỏ mắt Atropin 0,01%, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn.

Cách dùng atropin và các lưu ý

Bác sĩ nhãn khoa sẽ chỉ định nồng độ atropin phù hợp tùy theo mục đích sử dụng:

  • Atropin 1%: điều trị viêm mống mắt, viêm màng bồ đào, giãn đồng tử, thư giãn cơ thể mi, ngăn dính bờ đồng tử.
  • Atropin 0,5%: loại trừ lác/lé do điều tiết và phát hiện độ khúc xạ chính xác, nhất là ở trẻ có tật khúc xạ độ cao.
  • Atropin 0,01% – 0,05%: kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ, phối hợp với các phương pháp khác.

Cách dùng atropin nhỏ mắt cận như sau:

  • Atropin 1%: nhỏ 1 giọt vào mắt bị viêm màng bồ đào theo chỉ định của bác sĩ.
  • Atropin 0,5%: nhỏ 1 giọt vào mỗi mắt 2 lần/ngày trong 3-5 ngày. Sau đó tái khám theo hẹn.
  • Atropin 0,01%-0,05%: nhỏ 1 giọt vào mỗi mắt 1 lần/ngày trước khi đi ngủ để kiểm soát cận thị hiệu quả.

Tác dụng phụ của atropin và cách xử trí

Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng nhỏ mắt atropin 0.01% bao gồm:

  • Chói mắt
  • Nhìn gần mờ
  • Kích ứng mắt thoáng qua
  • Chói mắt gặp ở 22% trẻ dùng nồng độ 0,5%, 7% với nồng độ 0,25%, ít hơn với 0,1% và 0,01%

Trên thực tế, hầu hết trẻ không phàn nàn gì về tác dụng phụ khi nhỏ mắt atropin nồng độ thấp. Việc điều trị không ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập của trẻ. Nếu tác dụng phụ ảnh hưởng nhiều, bạn cần liên hệ bác sĩ để được hướng dẫn.

Độ an toàn của Atropin 0,01% với trẻ em

Qua các nghiên cứu, nhỏ mắt atropin 0.01% được đánh giá là an toàn khi sử dụng cho trẻ em để kiểm soát tiến triển cận thị. Tác dụng phụ rất ít gặp và thường chỉ gây khó chịu thoáng qua, gần như không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Hiệu quả của atropin khi kết hợp với phương pháp kiểm soát cận thị khác

Ngoài nhỏ mắt atropin 0.01%, hiện nay còn có các giải pháp khác giúp hạn chế tăng độ cận như đeo kính Ortho-K. Nghiên cứu cho thấy Ortho-K có thể làm chậm phát triển chiều dài trục nhãn cầu 40-45%, hiệu quả hơn so với chỉ dùng atropin 0,01%.

Để tăng hiệu quả kiểm soát cận thị, các chuyên gia khuyến cáo nên kết hợp cả hai phương pháp trên.

Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy phối hợp Ortho-K và nhỏ mắt atropin 0.01% mỗi ngày trong 2 năm có tác dụng làm chậm kéo dài trục nhãn cầu hơn 28% so với chỉ áp dụng 1 phương pháp.

Một nghiên cứu khác ở Hong Kong cũng chứng minh hiệu quả vượt trội khi kết hợp Ortho-K và atropin 0,01% so với dùng riêng lẻ, đặc biệt ở nhóm trẻ có tốc độ tăng độ cận nhanh.

Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp còn phụ thuộc vào tình trạng mắt của từng trẻ. Cha mẹ cần đưa con đi khám để được tư vấn bởi các chuyên gia trước khi quyết định sử dụng. Đồng thời, bạn cần cho trẻ tái khám định kỳ 3-6 tháng/lần để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các thay đổi, bất thường.

Thăm khám mắt tại vivision kid

Thăm khám mắt tại vivision kid

Theo dõi khi sử dụng thuốc nhỏ mắt atropin 0.01%

Với trẻ dùng atropin lần đầu, bác sĩ sẽ hẹn tái khám sau 1 tuần để đánh giá đáp ứng thuốc. Nếu trẻ thích nghi tốt, không có dấu hiệu tác dụng phụ, lịch tái khám sẽ là 6 tháng/lần trong 2 năm.

Nhỏ mắt atropin 0.01% để kiểm soát cận thị là phương pháp mới và khá hiệu quả nếu áp dụng đúng cách và theo dõi chặt chẽ. Cha mẹ cần phối hợp với bác sĩ để theo dõi tác dụng của thuốc, tuân thủ hướng dẫn sử dụng và đưa trẻ tái khám đúng lịch.

Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến thuốc nhỏ mắt atropin 0.01% nói riêng và các tật khúc xạ nói chung, bạn hãy liên hệ với vivision để được các chuyên gia khúc xạ nhãn khoa thăm khám, tư vấn chi tiết.

Lời khuyên

Nhỏ mắt atropin 0.01% để kiểm soát cận thị là phương pháp mới và khá hiệu quả nếu áp dụng đúng cách và theo dõi chặt chẽ. Cha mẹ cần phối hợp với bác sĩ để theo dõi tác dụng của thuốc, tuân thủ hướng dẫn sử dụng và đưa trẻ tái khám đúng lịch.

logo vivisionkid
Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

cáchdùng atropin nhỏ mắt cận

công dụng của atropin

nhỏ mắt atropin 0.01%