Nhược thị ở người lớn: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Optom-Duong-cong-quyen

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền

vào ngày 04/10/2024

Người lớn cũng có thể mắc chứng nhược thị, phần lớn do nhược thị ở trẻ em không được điều trị đúng cách dẫn đến hậu quả về thị lực sau này. Hãy cùng FSEC khám phá nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng này.

1. Hiểu rõ về nhược thị ở người lớn 

1.1.  Nhược thị là gì?

Nhược thị, còn được gọi là “mắt lười” (amblyopia), là một tình trạng suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt mà không thể cải thiện bằng cách đeo kính hoặc kính áp tròng. Tình trạng này thường xảy ra khi mắt và não không phối hợp với nhau một cách chính xác. Kết quả là, não bắt đầu ưu tiên sử dụng mắt khỏe mạnh hơn, trong khi mắt yếu hơn trở nên nhược thị.

Nhược thị không thể cải thiện bằng đeo kính áp tròng

Nhược thị không thể cải thiện bằng đeo kính áp tròng

Như vậy, khi còn nhỏ mà một bên mắt bị mờ thay vì xử lý đầy đủ các kích thích thị giác từ cả hai mắt, não gần như bỏ qua hình ảnh mờ từ mắt yếu hơn.

Theo thời gian, não bộ ngừng tiếp nhận tín hiệu từ mắt yếu và chỉ dựa vào mắt mạnh, dẫn đến tình trạng nhược thị ở một mắt. 

Đối với nhược thị ở cả hai mắt, điều này thường xảy ra khi có tật khúc xạ cao ở cả hai mắt mà không được phát hiện và điều chỉnh bằng kính từ sớm.

1.2. Dấu hiệu nhược thị ở người lớn

  • Thị lực kém ở một hoặc cả hai mắt khiến người bệnh phải nheo mắt hoặc nghiêng đầu để nhìn rõ hơn.
  • Tật khúc xạ cao hoặc chênh lệch khúc xạ.
  • Giảm khả năng nhìn hình nổi và phân biệt chiều sâu.
  • Thường xuất hiện triệu chứng đau đầu, nhức mỏi mắt.
  • Triệu chứng thực thể: Lác mắt, sụp mí, sẹo giác mạc, đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc,…

2. Nguyên nhân gây nhược thị ở người lớn

Chủ yếu do nhược thị ở trẻ em không được điều trị: Khi không chữa trị kịp thời ở trẻ em, các vấn đề về thị lực có thể trở nên tồi tệ hơn khi họ trưởng thành.

Trong trường hợp nhược thị, một mắt không phát triển đúng cách, gây ra sự mất cân bằng trong phối hợp giữa hai mắt khi nhìn. Mắt yếu không gửi đủ tín hiệu đến não, dẫn đến não ưu tiên sử dụng thông tin từ mắt khỏe hơn. Điều này dẫn đến nhược thị.

Một số nguyên nhân khác khiến mắt lười: Viết lại đoạn sau đó cho khớp 2 mắt

  • Lác, khi mắt không thể di chuyển đúng cách.
  • Tật khúc xạ.
  • Lệch khúc xạ.
  • Các bệnh mắt gây cản trở trục thị giác như đục thủy tinh thể, viêm võng mạc,…

3. Nhược thị ở người lớn có nguy hiểm không? Biến chứng có thể gặp? 

Nhược thị ở người lớn có thể gây ra nhiều vấn đề và nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời khi còn bé. Các biến chứng có thể là:

  • Mất thị lực vĩnh viễn: Nếu không phát hiện và chữa trị khi còn nhỏ, nhược thị có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn ở mắt bị ảnh hưởng.
  • Khó khăn trong hoạt động hàng ngày: Thị lực suy giảm có thể gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như lái xe, đọc viết và làm việc trên máy tính.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý và xã hội: Nhược thị có thể ảnh hưởng đến tâm lý và tự tin của người bệnh

4. Điều trị nhược thị ở người lớn 

Để xử lý nhược thị, các nguyên nhân như mắt lác, đục thể thủy tinh, hoặc sẹo giác mạc có thể được điều trị thông qua phẫu thuật lác, phẫu thuật thay thể thủy tinh, hoặc thay giác mạc.

Để tối ưu hóa thị lực cho mắt có tật khúc xạ, việc điều chỉnh kính là cần thiết.

Để tối ưu hóa thị lực cho mắt có tật khúc xạ, việc điều chỉnh kính là cần thiết.

Trong trường hợp không phát hiện tổn thương thực thể ở mắt, tập trung vào việc kích thích sử dụng mắt nhược thị là phương pháp hiệu quả nhất. Các bài tập nhược thị trên máy tính hoặc các hoạt động đòi hỏi sự tập trung như xâu kim, đọc sách, có thể giúp cải thiện thị lực. Tuy nhiên, ở người lớn, việc này thường không đạt được kết quả tốt, do hệ thống thị giác đã phát triển hoàn chỉnh và khó kích thích lại thị lực cho mắt nhược thị.

Vì vậy, việc đưa trẻ em đi khám mắt định kỳ từ khi còn nhỏ, ngay cả khi chưa có biểu hiện gì, là rất quan trọng. Khám mắt định kỳ 3-6 tháng/lần hoặc khi phát hiện dấu hiệu bất thường sẽ giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về thị lực, từ đó tránh được nhược thị và các biến chứng tiềm ẩn.

5.  Có thể phòng ngừa nhược thị không?

Có thể phòng ngừa nhược thị thông qua các biện pháp sau:

  • Điều trị sớm các nguyên nhân: Phát hiện và điều trị kịp thời các nguyên nhân gây ra nhược thị, như lác mắt, tật khúc xạ, hay lệch khúc xạ, có thể ngăn ngừa sự phát triển của tình trạng này.
  • Khám mắt định kỳ cho trẻ nhỏ: Một số nguyên nhân gây nhược thị có thể không có triệu chứng rõ ràng ban đầu. Do đó, việc cho trẻ nhỏ đi khám mắt định kỳ từ khi còn nhỏ hơn, thay vì chờ đến khi đến lứa tuổi đi học mới khám, sẽ giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về thị lực, từ đó giảm nguy cơ phát triển nhược thị.

Lời khuyên

Nhược thị có thể giảm thị lực mắt dần dần khiến bạn đôi khi không nhận ra triệu chứng vì còn mắt lành. Duy trì thói quen khám mắt định kỳ để kiểm tra thị lực, điều trị các nguyên nhân có thể gây nhược thị là cách phòng tránh tốt nhất cho tình trạng này

Đặt lịch khám với FSEC để được các bác sĩ thăm khám và kiểm tra sức khỏe đôi mắt của bạn và gia đình nhé

vivision
Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền
Optom-Duong-cong-quyen
Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền là 1 người có rất nhiều kinh nghiệm trong khúc xạ nhãn khoa trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Quyền được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh.

Gắn thẻ:

Cách chữa nhược thị ở người lớn

Nhược thị ở người lớn