Nhược thị hai mắt chữa được không? Cách điều trị nhược thị
Lắng nghe chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa về cách điều trị nhược thị hiệu quả qua bài viết dưới đây. Với 5 phút tìm hiểu, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về cách điều trị nhược thị hai mắt cũng như các lưu ý cần thiết.
Nhược thị hai mắt là gì?
Nhược thị hay được gọi với cái tên khác là mắt lười, đây là căn bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Nhược thị sẽ bao gồm hai dạng: Nhược thị một bên mắt và nhược thị hai mắt.
Ở Việt Nam, nhược thị một mắt là bệnh lý phổ biến, trong khi nhược thị hai mắt vẫn còn ít người biết đến. Để có cái nhìn tổng quan về nhược thị hai mắt, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về định nghĩa của nhược thị một bên và hai bên mắt.
Nhược thị một bên mắt | Nhược thị hai mắt | |
Định nghĩa | Là tình trạng giảm chức năng thị lực của một bên mắt do não bộ không sử dụng trong quá trình phát triển thị lực. | Là tình trạng giảm chức năng thị lực của hai bên mắt do não bộ không sử dụng trong quá trình phát triển thị lực. |
Tác động | Chỉ tác động đến một mắt, mắt còn lại không bị ảnh hưởng nhiều hoặc không bị ảnh hưởng. | Thị lực của hai mắt có thể giảm đồng đều hoặc không đồng đều gây ảnh hưởng đến thị lực. |
Hơn nữa, chúng ta cũng cần quan tâm đến triệu chứng của bệnh lý này để có cái nhìn sâu sắc hơn. Theo các chuyên gia về nhãn khoa, việc phát hiện sớm nhược thị hai bên mắt sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định cách điều trị nhược thị sau này. Đó là:
- Giảm thị lực ở cả hai mắt: Gặp khó khi nhìn xa, nhìn gần và nhận biết chi tiết vật thể.
- Mỏi mắt, nhức đầu: Hình ảnh trở nên mờ khi cố gắng tập trung nhìn một vật.
- Nghiêng đầu và nheo mắt: Luôn cố gắng tăng cường ánh sáng hoặc điều chỉnh góc nhìn để có thể nhìn rõ hơn.
Như đã đề cập ở trên, nhược thị hai mắt nếu phát hiện sớm sẽ tạo điều kiện trong việc xác định cách điều trị nhược thị. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nhược thị hai mắt sẽ gây nên một số ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh như:
- Vấn đề thị lực kém vĩnh viễn: Nếu không chữa trị đúng lúc, tình trạng thị lực suy giảm ở cả hai mắt có thể dẫn đến tình trạng mù lòa vĩnh viễn.
- Giới hạn tầm nhìn: Gây khó khăn trong việc tham gia giao thông, sinh hoạt hàng ngày.
- Sự suy giảm chất lượng cuộc sống: Ảnh hưởng đến khả năng học tập, công việc, giao tiếp xã hội và sự tự tin của cá nhân.
Nguyên nhân gây nhược thị hai mắt
Nhược thị hai mắt được coi là kẻ thù thầm lặng cướp đi thị lực của người bệnh. Lý do nhược thị hai mắt xuất hiện là bởi vì:
- Tật khúc xạ cao (cận thị, loạn thị, viễn thị): Khi tật khúc xạ không được điều chỉnh, hình ảnh sẽ trở nên mờ mịt, gây ra sự thiếu sót trong quá trình truyền đạt thông tin thị giác đến não bộ, từ đó dẫn đến nhược thị.
- Chênh lệch độ khúc xạ: Một mắt bị tật khúc xạ cao hơn rất nhiều so với mắt kia, gây ra hiện tượng não bộ ức chế loại bỏ hình ảnh mờ từ mắt có tật khúc xạ cao hơn, dẫn đến tình trạng mắt đó bị nhìn kém.
- Cản trở môi trường trong suốt: Phần trước của hai bên mắt bất thường dẫn đến hình ảnh trên võng mạc bị mờ. (Ví dụ: Đục thủy tinh thể bẩm sinh, xuất huyết trong thủy tinh thể,..)
Nhược thị hai bên mắt có chữa được không?
Bị nhược thị có chữa được không là câu hỏi phổ biến nhất của người bệnh khi mắt nhược thị hai bên mắt. Theo các bác sĩ vivision kid (tên cũ FSEC), nhược thị hai bên mắt có thể điều trị thành công, tuy nhiên tỷ lệ thành công cao hay không sẽ có nhiều yếu tố tác động, bao gồm:
- Độ tuổi: Phát hiện càng sớm tỷ lệ điều trị nhược thị thành công càng cao. Thêm vào đó, trẻ em có tỷ lệ điều trị thành công cao hơn người lớn.
- Mức độ nhược thị: Nhược thị nặng khó điều trị hơn nhược thị nhẹ.
- Nguyên nhân gây nhược thị: Tật khúc xạ gây nhược thị dễ điều trị hơn những nguyên nhân khác.
- Sự tuân thủ pháp đồ điều trị: Người bệnh (đặc biệt là trẻ em) cần phải phối hợp chặt chẽ với các sĩ để tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị.
Cách điều trị nhược thị hai mắt
Nhược thị một mắt và nhược thị hai mắt dù có một vài cơ chế, đặc điểm giống nhau song cách điều trị nhược thị hai mắt lại có một số điểm khác biệt.
Khác với nhược thị một bên mắt, người bệnh có thể áp dụng phương pháp bịt mắt để kích thích mắt yếu hơn hoạt động thì nhược thị hai mắt không thể áp dụng phương pháp trên. Phương pháp bịt mắt sẽ không phát huy hiệu quả khi mắc nhược thị hai mắt, thay vào đó các bác sĩ nhãn khoa sẽ áp dụng cách điều trị nhược thị hai mắt như sau:
- Đeo kính thường xuyên và đúng số: Phương pháp điều trị nhược thị hàng đầu liên quan đến tật khúc xạ là sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng. Phương pháp này hỗ trợ khắc phục cận thị, viễn thị hoặc loạn thị, từ đó cải thiện tầm nhìn.
- Liệu pháp thị giác: Sử dụng một chuỗi các bài tập và hoạt động được thiết kế nhằm cải thiện khả năng phối hợp giữa hai mắt, tập trung và nhận thức sâu sắc.
- Phẫu thuật: Trong một số trường hợp cụ thể, việc phẫu thuật có thể là cần thiết để khắc phục nhược thị hai mắt do đục thủy tinh thể hoặc lác gây ra.
Cách phòng ngừa nhược thị
Chăm sóc mắt là phương pháp tối ưu nhất để bảo vệ chất lượng sức khỏe đôi mắt. Một vài cách chăm sóc được các bác sĩ chuyên về nhãn khoa đề xuất là:
- Thực hiện kiểm tra định kỳ cho mắt có thể phát hiện kịp thời các vấn đề như tật khúc xạ, lác mắt, sụp mí,…đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra nhược thị.
- Vitamin A và DHA đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị giác vậy nên hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Chú ý đến các biểu hiện không bình thường về thị lực như mắt mờ, nheo mắt khi nhìn, nghiêng đầu khi nhìn,…
Lời khuyên
Nhược thị hai mắt đe dọa đến thị lực và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người mắc. Vì vậy phát hiện và xác định cách điều trị nhược thị rất quan trọng để bảo vệ và phục hồi thị lực của đôi mắt. Liên hệ phòng khám vivision kid (tên cũ là FSEC) để được các bác sĩ nhãn khoa có nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và tư vấn cách điều trị nhược thị ngay hôm nay!
Chuyên môn: Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền là 1 người có rất nhiều kinh nghiệm trong khúc xạ nhãn khoa trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Quyền được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh.
Gắn thẻ: