Phát hiện sớm viễn thị ở trẻ nhỏ bằng cách nào?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Đỗ Thị Lan Anh

vào ngày 31/07/2024

Làm sao để phát hiện sớm viễn thị? trong khi nhiều người vẫn thường nhầm lẫn rằng viễn thị chỉ xuất hiện ở người lớn không xảy ra ở trẻ em. Hãy cùng vivision kid tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Hiểu rõ về viễn thị sinh lý ở trẻ nhỏ

Để hiểu rõ về viễn thị sinh lý ở trẻ nhỏ và phát hiện sớm viễn thị cùng theo dõi nội dung sau đây:

Trẻ bị viễn thị sinh lý do đâu?

Viễn thị là tình trạng khúc xạ khiến hình ảnh của vật đi qua mắt hội tụ ở phía sau võng mạc, xảy ra do thể thuỷ tinh và/hoặc giác mạc quá phẳng, hay do độ dài trục nhãn cầu ngắn.

Viễn thị sinh lý là độ viễn tự nhiên mà trẻ sinh ra đã có và là một trong những yếu tố liên quan mật thiết đến sự phát triển thị giác của trẻ hay còn gọi là quá trình chính thị hoá.

Trẻ bị viễn thị sinh lý do đâu?

Trẻ bị viễn thị sinh lý do đâu?

Trong quá trình này, mắt của trẻ sẽ phát triển về kích thước và điều chỉnh độ cong của thể thuỷ tinh và giác mạc để thích nghi với sự thay đổi khúc xạ, từ đó phát triển thị lực và chức năng thị giác của trẻ.

Nếu trẻ gặp khó khăn hoặc không thành công trong quá trình chính thị hóa, điều này có thể dẫn đến suy giảm thị lực ở trẻ. Có rất nhiều cách để phát hiện sớm viễn thị, hãy cùng tham khảo nội dung dưới đây.

Độ viễn thị như thế nào ở trẻ là bình thường?

Viễn thị ở trẻ thường do mắt quá nhỏ, trục trước sau của mắt quá ngắn, khiến ảnh hình hình thành sau võng mạc. Trong quá trình phát triển, khi kích thước mắt của trẻ lớn dần, độ viễn thị có thể giảm dần và ảnh hình di chuyển đến vị trí đúng trên võng mạc, dẫn đến sự phát triển bình thường.

Đối với trẻ sơ sinh, viễn thị là một điều bình thường. Tuy nhiên, độ viễn thị có thể giảm khi trẻ phát triển. Đến độ tuổi 2-3 tuổi, độ viễn thị thường ở mức khoảng 3 độ. Tuy nhiên, nếu mắt của trẻ không phát triển đúng cách vào thời kỳ này hoặc phát triển chậm, trẻ có thể mắc viễn thị. Viễn thị thường là vấn đề phổ biến khi trẻ chuẩn bị vào học cấp 1.

Ngoài ra, các trẻ có độ viễn cao hơn mức bình thường sinh lý có nguy cơ mắc lác tăng gấp 13 lần nếu không được điều trị kính kíp thời. Từ 25-43% trẻ có độ viễn từ +5.00 Diop trở lên thường có thị lực dưới 5/10 và 87% có thị lực dưới 10/10.

Biểu hiện của trẻ bị viễn thị

Viễn thị ở trẻ em xuất hiện từ khi sinh ra và không tăng dần như cận thị, nên trẻ thường không nhận biết được sự khác biệt giữa hình ảnh rõ và mờ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể phát hiện sớm viễn thị ở trẻ những biểu hiện sau:

  • Hình ảnh bị mờ, nhòe ở mọi khoảng cách do loạn thị kèm theo viễn thị.
  • Tầm nhìn đôi, nhìn một vật có thể thấy hai đến ba bóng mờ.
  • Gặp khó khăn khi nhìn các vật ở khoảng cách gần.
  • Thường xuyên nheo mắt, nghiêng đầu để nhìn rõ hơn.
  • Dụi mắt liên tục.
  • Đau nhức mắt và mỏi mắt do phải điều tiết nhiều.
  • Đau đầu, đặc biệt ở vùng quanh thái dương.
Trẻ bị viễn thị có dấu hiệu dụi mắt liên tục

Trẻ bị viễn thị có dấu hiệu dụi mắt liên tục

Nguy cơ có thể gặp ở trẻ có viễn thị không phải viễn thị sinh lý?

Nguy cơ có thể gặp ở trẻ có viễn thị không phải do viễn thị sinh lý bao gồm:

  • Nếu độ chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt ≥ +1.00D hoặc tổng độ viễn thị hai mắt ≥ +5.00D, trẻ có nguy cơ cao mắc nhược thị.
  • Trẻ từ 9 tháng đến 5,5 tuổi: Nếu độ viễn thị > +3.50D, trẻ có nguy cơ gặp các vấn đề về khả năng vận động và chậm phát triển.
  • Trẻ bị viễn thị nặng khi 4 tuổi sẽ phải liên tục điều tiết mắt để nhìn rõ, gây áp lực lên nhãn cầu lâu ngày có thể dẫn đến mất cân bằng của mắt, gây ra hiện tượng lác trong trẻ.

Cách phát hiện sớm viễn thị ở trẻ

Có thể phát hiện sớm viễn thị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp có thể được áp dụng bao gồm:

  • Test kính +1,50D: Đây là một phương pháp đơn giản để kiểm tra sự hiện diện của viễn thị. Bác sĩ sẽ đặt kính +1,50 diopter (D) trước mắt trẻ và kiểm tra khả năng nhìn rõ ở khoảng cách gần và xa. Nếu trẻ nhìn rõ hơn khi đeo kính này có thể trẻ có viễn thị.
  • Khám máy khúc xạ tự động: Máy khúc xạ tự động đo độ khúc xạ của mắt một cách nhanh chóng và chính xác. Trẻ sẽ nhìn vào máy và máy sẽ đo lường độ khúc xạ của mắt để xác định có viễn thị hay không.
  • Khám sàng lọc bằng soi bóng đồng tử: Kỹ thuật soi bóng đồng tử sử dụng thiết bị Skiascope (đèn soi bóng đồng tử) để chiếu vào mắt của người bị tật khúc xạ. Phương pháp này giúp xác định độ khúc xạ một cách khách quan và xác định mức độ viễn thị.
  • Khám sàng lọc bằng đo thị lực: Trẻ sẽ được yêu cầu đọc các chữ cái hoặc nhận biết các hình ảnh ở các khoảng cách khác nhau. Khám này giúp đánh giá khả năng nhìn rõ của trẻ và có thể gợi ý về sự hiện diện của viễn thị.
  • Khám bằng test thị giác hình nổi: Đây là một phương pháp để đánh giá khả năng nhận biết hình ảnh ba chiều. Viễn thị có thể ảnh hưởng đến khả năng này, và test thị giác hình nổi có thể giúp phát hiện các vấn đề về thị lực.

Vivision kid (tên cũ là FSEC) là phòng khám chuyên khoa mắt trẻ em đặc biệt là các tật khúc xạ ở trẻ nhỏ. Nếu thấy triệu chứng bất thường, cha mẹ hãy cho bé đến thăm khám tại vivision kid để được các bác sĩ nhãn khoa thăm khám và điều trị đúng cách. 

Lời khuyên

Việc điều chỉnh và phát hiện sớm viễn thị ở trẻ là vô cùng quan trọng, giúp trẻ có thể chính thị hoá theo tuổi và giảm thiểu nguy cơ bị lác, nhược thị.
Viễn thị cần được chẩn đoán và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa mắt để đảm bảo rằng không có vấn đề nghiêm trọng nào ảnh hưởng đến thị lực và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc cho trẻ thăm khám kỹ lưỡng bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt là điều rất cần thiết.

vivision
Khúc xạ Nhãn khoa Đỗ Thị Lan Anh
Khúc xạ Nhãn khoa Đỗ Thị Lan Anh
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Lan Anh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

phát hiện sớm viễn thị

viễn thi sinh lý

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý