Nối mi gây viêm bờ mi không? Nhận biết dấu hiệu viêm bờ mi

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Nối mi là xu hướng làm đẹp hiện nay, tuy nhiên vẫn còn các thắc mắc về việc nối mi gây viêm bờ mi. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa viêm bờ mi sau khi nối mi là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt của bạn.

Cấu tạo bờ mi mắt

Bờ mi mắt giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh. Chúng có cấu tạo gồm 6 lớp là: 

  • Da mi.
  • Kết mạc.
  • Lỗ tuyến mi.
  • Đường xám.
  • Lông mi.
  • Các tuyến của mi.

Nối mi ảnh hướng đến cấu trúc nào của mắt

Nối mi không ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của mắt nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, việc không vệ sinh đúng cách quá trình nối mi có thể gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến cấu trúc của mắt.

Nối mi được thực hiện như nào? 

Về cơ bản, thực hiện việc nối mi khá là đơn giản. Tuy nhiên, để làm được thủ thuật này an toàn và giảm thiểu tối đa các mối lo xung quanh việc nối mi gây viêm bờ mi, bạn nên tham khảo các bước sau: 

  • Chuẩn bị: Tẩy trang vùng mắt kỹ lưỡng và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết.
  • Tách mi: Dùng nhíp tách nhẹ mi thật để tạo khoảng trống cho mi giả.
  • Nối mi: Nhúng gốc mi giả vào keo với lượng vừa đủ và dán lên mi thật với khoảng cách khoảng 1-2mm.
  • Hơ nóng và hoàn thiện: Hơ nóng để keo khô nhanh và kiểm tra lại toàn bộ mi đã nối. 
Nối mi

Nối mi

Những ảnh hưởng của nối mi

Nối mi là một phương pháp làm đẹp phổ biến giúp làm dài và dày mi mắt, tạo điểm nhấn cho đôi mắt. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thẩm mỹ, nối mi cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe mắt. Dưới đây là những ảnh hưởng chính của việc nối mi gây viêm bờ mi:

Viêm bờ mi

  • Nguyên nhân: Sự kích ứng từ keo dán mi hoặc các sợi mi nhân tạo có thể gây viêm bờ mi, khiến bờ mi trở nên đỏ, sưng và ngứa.
  • Triệu chứng: Ngứa, rát, đỏ và sưng bờ mi, có thể kèm theo đau và khó chịu.

Nhiễm trùng

  • Nguyên nhân: Vệ sinh không đúng cách hoặc sử dụng dụng cụ không được khử trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt.
  • Triệu chứng: Đau, sưng, mủ hoặc dịch tiết bất thường từ mắt.

Khô mắt

  • Nguyên nhân: Nối mi có thể làm cản trở quá trình tự nhiên của mắt trong việc giữ ẩm.
  • Triệu chứng: Khô, rát, và cảm giác khó chịu trong mắt.

Mất cảm giác ở vùng mắt

  • Nguyên nhân: Việc lạm dụng nối mi hoặc sử dụng keo dán chứa hóa chất mạnh có thể làm giảm cảm giác quanh vùng mắt.
  • Hậu quả: Giảm phản ứng tự nhiên của mắt trước các yếu tố bên ngoài, làm tăng nguy cơ tổn thương.

Tăng nguy cơ kích ứng

  • Nguyên nhân: Các hóa chất trong keo dán hoặc vật liệu mi nhân tạo có thể gây kích ứng cho mắt và vùng da quanh mắt.
  • Triệu chứng: Mắt đỏ, chảy nước mắt liên tục, và cảm giác khó chịu.

Nguyên nhân gặp phải tình trạng khó chịu sau nối mi

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó chịu sau khi nối mi. Một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này gồm.

Keo nối mi kém chất lượng

Việc sử dụng keo nối mi kém chất lượng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó chịu mắt. Trong keo nối mi có chứa thành phần hóa chất không tốt khi tiếp xúc với mắt. Những hóa chất này có thể gây kích ứng, ngứa rát thậm chí dẫn đến hậu quả là viêm bờ mi.

Hiện nay, vẫn còn tồn tại khá nhiều cơ sở không đáng tin cậy sử dụng keo nối mi kém chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc sử dụng. Bên cạnh đó, để gia tăng thời gian sử dụng mi giả nhiều cơ sở cũng sử dụng keo nối mi có độ bám cao dẫn đến tình trạng khó chịu.

Kỹ thuật người nối mi

Một thực tế chỉ ra rằng, kỹ thuật viên là yếu tố quyết định lớn đến sự thành công của quá trình nối mi. Khi kỹ thuật viên không chuyên nghiệp, có thể gây ra cảm giác khó chịu, mắt đỏ và đau sau khi nối mi.

Keo dán chưa đúng cách

Bên cạnh việc sử dụng keo nối mi kém chất lượng, việc sử dụng keo dán chưa đúng cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng khó chịu. 

Thời gian nối mi dài

Mặc dù đây không phải là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng khó chịu sau khi nối mi, nhưng sẽ có những trường hợp khách hàng cảm thấy mắt bị đỏ và đau sau khi nối mi.

Nối mi gây viêm bờ mi không?

Nối mi gây viêm bờ mi không? là câu hỏi phổ biến mà chị em thường băn khoăn khi có nhu cầu nối mi. Tuy đây chỉ là một thủ thuật thẩm mỹ đơn giản nhưng nối mi có thể dẫn đến những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đẹp nếu không được xử lý kịp thời.

Nối mi gây viêm bờ mi

Việc vệ sinh mắt không đúng cách khiến bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tích tụ gây nên nhiễm khuẩn. Đây là lý do chính của việc nối mi gây viêm bờ mi.

Bên cạnh nguyên nhân vệ sinh không đúng cách thì việc bít tắc tuyến bã nhờn, tuyến dầu của mắt cũng là tác nhân gây nên viêm bờ mi. Tuy nhiên, điều này chỉ thường xảy ra ở người có cơ địa nhạy cảm hoặc kỹ thuật nối mi chưa đúng cách.

Nối mi gây viêm bờ mi

Nối mi gây viêm bờ mi

Biểu hiện của viêm bờ mi do nối mi 

Dấu hiệu viêm bờ mi thường xuất hiện sau 1-2 tuần kể từ thời điểm thực hiện thủ thuật, biểu hiện rõ rệt với các triệu chứng bao gồm: chảy nước mắt, cảm giác cộm, châm chích hoặc nóng trong mắt, mí mắt dần xuất hiện nhờn, đỏ và sưng.

Tuy nhiên, mỗi một cá nhân sẽ có cơ địa khác nhau do vậy mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như dấu hiệu viêm bờ mi của từng người là khác nhau. Điều quan trọng là nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào, hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất để được thăm khám.

Các biến chứng hay gặp sau khi nối mi khác

Để tạo nên hàng mi dài, cong vút và tự nhiên cho phái đẹp, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng cụ chuyên nghiệp để gắp từng sợi mi giả mảnh mai, nhúng vào keo dán rồi gắn cẩn thận lên mi thật. Quá trình này không may sẽ tiềm ẩn các biến chứng khác như:

  • Dị ứng: Xuất phát từ việc trong keo dán mi có chứa hóa chất, đây là tác nhân chính gây nên dị ứng. Song tình trạng dị ứng nhẹ có thể tự hết sau vài ngày, nhưng nếu nặng có thể gây ra mí mắt sưng phồng, mắt đỏ.
  • Rụng lông mi: Ngoài ra, việc nối mi còn gây ra tình trạng rụng lông mi do quá trình gỡ lông mi giả, lực kéo sẽ vô tình khiến lông mi thật rụng theo.
  • Đau mắt: Khi thực hiện nối mi, hàng mi giả sẽ cản trở việc vệ sinh mắt khỏi các bụi bám nên dẫn đến tình trạng đau mắt.

Phòng tránh viêm bờ mi do nối mi

Làm đẹp là nhu cầu tất yếu của các chị em, tuy nhiên để hạn chế nhiều nhất việc nối mi gây viêm bờ mi hãy ghi nhớ những lưu ý sau:

  • Vệ sinh mi: Đây là bước quan trong để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm. Hãy sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh giúp giảm sưng, viêm và mang lại cảm giác dễ chịu cho mắt.
  • Không chạm tay vào mi mắt: Tay là nguồn lây nhiễm vi khuẩn chính, do đó hãy hạn chế chạm tay vào mắt và đặc biệt không được chạm tay vào mắt khi chưa rửa tay.

Tóm lại, để giải đáp câu hỏi nối mi gây viêm bờ mi không? thì câu trả lời là có, trong trường hợp bạn không biết cách vệ sinh hoặc không tìm đến cơ sở uy tín để làm đẹp. Liên hệ đặt lịch khám tại vivision để được các chuyên gia tư vấn cụ thể nhé.

Lời khuyên

Để giảm thiểu tình trạng khó chịu sau khi nối mi, điều quan trọng là phải lựa chọn các cơ sở làm đẹp uy tín, đảm bảo vệ sinh và tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau khi nối mi. Nếu gặp phải các triệu chứng khó chịu kéo dài, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn và điều trị kịp thời.

vivisionkid
Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

dấu hiệu viêm bờ mi

nối mi gây viêm bờ mi