Bệnh viêm giác mạc có những loại nào?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh viêm giác mạc. Bên cạnh đó, các nguyên nhân, triệu chứng của từng loại bệnh viêm giác mạc sẽ được các bác sĩ chia sẻ chi tiết.

Giác mạc có cấu tạo thế nào

Giác mạc là một mô có cấu tạo phức tạp tạo thành một phần của bề mặt nhãn cầu cùng với kết mạc và vùng rìa. 

Khúc xạ và truyền ánh sáng để cho phép mắt có được mức thị lực cao nhất chính là vai trò của giác mạc. Ngoài ra, một số điểm đặc biệt của cấu tạo giác mạc gồm: 

  • Giác mạc có độ dày khoảng 500-550 μm ở trung tâm.
  • Giác mạc thường được coi là có 5 lớp riêng biệt (từ ngoài vào trong): biểu mô, lớp Bowman, nhu mô, màng Descemet và nội mô.
  • Giác mạc dày hơn ở chu vi (khoảng 700-900 μm).
  • Đường kính giác mạc khoảng 12 mm.
  • Giác mạc không chứa mạch máu và lớp màng trong suốt, mặc dù có nhiều dây thần kinh.
  • Nước mắt, oxy từ môi trường và thủy dịch là những yếu tố nuôi dưỡng giác mạc.

Bệnh viêm giác mạc có những loại nào?

Bệnh viêm giác mạc dựa trên cấu trúc giác mạc có thể được chia thành hai dạng chính bao gồm: Bệnh viêm giác mạc nông và bệnh viêm giác mạc sâu.

Bệnh viêm giác mạc có những loại nào

Bệnh viêm giác mạc có những loại nào

Bệnh viêm giác mạc nông

Bệnh viêm giác mạc nông là một bệnh lý phổ biến có thể gây ra viêm nhiễm và tổn thương cho giác mạc nông. Cụ thể là:

  • Tróc biểu mô dạng chấm: Đây là những tổn thương nhỏ li ti trên bề mặt giác mạc có thể gây ra cảm giác cộm mắt, ngứa mắt và nhạy cảm với ánh sáng.
  • Viêm giác mạc chấm nông: Là kết quả của sự nhiễm trùng vi khuẩn và virus.
  • Viêm giác mạc sợi: Là tình trạng viêm nhiễm do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm gây ra.
  • Phù biểu mô: Đây là tình trạng tích tụ dịch trong lớp biểu mô của giác mạc cao hơn mức bình thường.
  • Tân mạch nông/màng máu: Đây là sự phát triển bất thường của các mạch máu mới trên bề mặt giác mạc, thường yếu tố gây nên là do thiếu oxy hoặc viêm nhiễm. Tình trạng này có thể dẫn đến thành màng máu – thoái hóa giác mạc dưới biểu mô ở chu vi kèm theo tân mạch.

Bệnh viêm giác mạc sâu

Bệnh viêm giác mạc sâu được hiểu là tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của giác mạc, bao gồm lớp màng trong và nội mô. Bệnh viêm giác mạc sâu sẽ để lại những tổn thương:

  • Thâm nhiễm: Là sự tích tụ bạch cầu và mảnh vụn tế bào xảy ra ở biểu mô hoặc nhu mô trước.
  • Loét: Loét giác mạc gây mùn mô liên kết của nhu mô. Do các protease và các metalloproteinase của chất cơ bản được giải phóng do tác động của tác nhân và/hoặc quá trình viêm.
  • Tân mạch sâu: Đây là sự phát triển bất thường của các mạch máu mới trong lớp nhu mô giác mạc gây nên triệu chứng đỏ mắt, mờ mắt và giảm thị lực.
  • Lắng đọng Lipid: Đây là sự tích tụ của chất béo trong lớp nhu mô giác mạc gây nên triệu chứng mờ mắt và giảm thị lực.
  • Nếp gấp/rách màng Descemet: Là những tổn thương lớp màng mỏng nằm sau lớp nhu mô của giác mạc gây ra triệu chứng như đau mắt, đỏ mắt, mờ mắt.

Nguyên nhân của bệnh viêm giác mạc 

Bệnh viêm giác mạc có hại dạng là bệnh viêm giác mạc nông và bệnh viêm giác mạc sâu. Mỗi loại lại sẽ có những nguyên nhân riêng biệt khác nhau.

Nguyên nhân của bệnh viêm giác mạc

Nguyên nhân của bệnh viêm giác mạc

Nguyên nhân bệnh viêm giác mạc nông 

Nguyên nhân dẫn đến viêm giác mạc nông thường do nhiều lý do gây nên bao gồm: 

  • Tróc biểu mô dạng chấm: Do bị nhiễm chất độc, mắt không được bảo vệ, quá mẫn và bị chấn thương.
  • Viêm giác mạc chấm nông: Nguyên nhân là do viêm: vi-rút adeno, viêm giác mạc chấm nông Thygeson, viêm mi, chlamydia.
  • Viêm giác mạc sợi: Là do khô mắt, viêm kết-giác mạc vùng rìa trên, bệnh giác mạc do tổn hại thần kinh, tróc giác mạc tái diễn.

Nguyên nhân bệnh viêm giác mạc sâu

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm giác mạc sâu cũng giống như bệnh viêm giác mạc nông là do nhiều yếu tố cấu thành. 

  • Thâm nhiễm: Nguyên nhân do quá mẫn với một kháng nguyên hoặc nhiễm trùng giác mạc.
  • Loét biểu mô: Là do nhiễm trùng giác mạc, các bệnh miễn dịch, bệnh biểu mô, bỏng kiềm, một số hình thái của bệnh giãn phình giác mạc.
  • Tân mạch sâu: Nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn, virus, hoặc ký sinh trùng.

Triệu chứng của bệnh viêm giác mạc

Theo các bác sĩ nhãn khoa, sẽ có triệu chứng chung và triệu chứng riêng của bệnh viêm giác mạc. Do đó, hãy đề phòng nếu như bản thân bạn xuất hiện các triệu chứng dưới đây.

Triệu chứng chung

  • Đau mắt: Cảm giác đau có thể thay đổi từ nhẹ đến dữ dội, thường là cảm giác nhức nhối hoặc nóng rát.
  • Giảm thị lực: Thị lực có thể giảm từ nhẹ đến nặng, đi kèm với tình trạng nhìn mờ, nhòe mắt hoặc thấy quầng sáng xung quanh nguồn ánh sáng.

Triệu chứng của từng bệnh viêm giác mạc

  • Bệnh biểu mô: Thường xuất hiện các triệu chứng như sau:
    • Cảm giác đau hoặc khó chịu do dị vật: Cảm giác đau có thể từ nhẹ đến nặng, thường cảm thấy khó chịu hoặc rát như có dị vật trong mắt.
    • Tiết tố: Có thể xuất hiện dịch tiết màu trắng/vàng chảy ra từ mắt.
    • Đỏ mắt: Mắt xuất hiện tình trạng đỏ mắt do giãn nở các mạch máu nhỏ.
    • Sợ ánh sáng: Khi tiếp xúc với ánh sáng người bệnh sẽ thấy khó chịu.
    • Chảy nước rơi: Do kích ứng giác mạc.
    • Rối loạn thị giác: Nhìn mờ, nhìn nhòe hoặc nhìn thấy quầng sáng xung quanh ánh sáng.
  • Bệnh nhu mô: Thường xuất hiện các triệu chứng sau:
    • Giảm thị lực: Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cường độ giảm thị lực có thể dao động từ nhẹ đến nặng.
    • Giác mạc mất cảm giác: Do việc tổn thương các dây thần kinh giác mạc.
    • Tiết tố: Có thể xuất hiện dịch tiết màu trắng/vàng chảy ra từ mắt.
    • Ảnh hưởng các mô liền kề: Do viêm nhiễm phát triển, có thể dẫn đến sưng, ngứa, đỏ mắt, và đau ở các mô xung quanh giác mạc.
    • Sợ ánh sáng, chảy nước mắt: Do kích ứng giác mạc.
  • Bệnh nội mô: Thường xuất hiện các triệu chứng sau:
    • Giảm thị lực: Cường độ giảm thị lực có thể dao động từ nhẹ đến nặng, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
    • Thị lực dao động trong ngày: Thường yếu vào buổi sáng và cải thiện vào buổi tối.
    • Đau (nếu có tổn thương biểu mô): Do có tổn thương đến lớp biểu mô giác mạc.

Nhắn tin trực tiếp cho trung tâm vivision kid (tên cũ FSEC) để được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ chuyên khoa với nhiều năm kinh nghiệm.

Lời khuyên

Viêm giác mạc là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực ở tất cả mọi lứa tuổi. Từng loại bệnh và mức độ bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau. Bên cạnh việc khám mắt và nhận điều trị từ bác sĩ, chúng ta cần trang bị kiến thức đầy đủ để đồng hành trên con đường xử lý bệnh này.

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

bệnh viêm giác mạc