3 dấu hiệu tắc tuyến lệ nên đưa trẻ đi khám ngay

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn thì bố mẹ cần kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu tắc tuyến lệ mà con mắt phải, rồi đưa bé đến cơ sở y tế có chuyên môn khám ngay. Từ đó cũng không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. 

Thế nào là tắc tuyến lệ ở trẻ em?

Tắc tuyến lệ còn có tên gọi khác là tắc lệ đạo. Đây là tình trạng tắc nghẽn 1 phần hoặc hoàn toàn của sự lưu thông nước mắt trong hệ thống ống dẫn nước mắt nối từ mắt xuống đến mũi. 

Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và xuất hiện chủ yếu trong những ngày đầu sau sinh. Theo trang verywellhealth.com, ước tính có khoảng 30% trẻ sơ sinh sinh ra đã bị tắc ống dẫn nước mắt. Tuy nhiên, hơn 90% những đứa trẻ đó sẽ gặp hiện tượng là ngày sinh nhật đầu tiên của mình, các triệu chứng của bệnh tắc tuyến lệ biến mất. 

Bình thường, ở 2 tuyến lệ nằm phía trên của 2 bên mắt sẽ tiết ra nước mắt liên tục.  Sau đó thoát vào 2 điểm lệ rất nhỏ nằm ở góc trong mi trên và dưới. Đồng thời đến điểm đích là túi lệ ở mặt bên sống mũi bằng cách tiếp tục chảy qua 2 lệ quản nằm trong mí mắt. Từ túi lê, nước mắt được dẫn xuống mũi thông qua ống lệ mũi. Ngay tại bộ phận nước, nước mắt sẽ bốc hơi hoặc được tái hấp thu. 

Trường hợp bị tắc tuyến lệ sẽ làm cho nước mắt, nước mũi không được dẫn xuống mũi nên bị chảy ra ngoài. Trường hợp tắc nghẽn kéo dài có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng mắt.

Tắc tuyến lệ ở trẻ em là tình trạng phổ biến, hay gặp

Tắc tuyến lệ ở trẻ em là tình trạng phổ biến, hay gặp

Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ

Các bậc phụ huynh cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh là gì thì mới có thể nhận biết chính xác những dấu hiệu tắc tuyến lệ. Thực ra, tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có thể do 1 số lý do chủ yếu như sau:

  • Do bẩm sinh:
  • Bị rò ống lệ mũi bẩm sinh
  • Không có hoặc bị hẹp điểm lệ (điểm khởi đầu) ở phía góc trong của mắt
  • Do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên đầu dưới của ống lệ còn màng tắc hoặc ống xương bị biến dạng
  • Sọ mặt (bao gồm khuôn mặt, hộp sọ) bị biến dạng, phát triển bất thường. Có thể kể đến như hội chứng Down… Từ đó, càng làm tăng cao khả năng tắc nghẽn của ống dẫn nước mắt.
  • Bị mắc phải
  • Các khối u xuất hiện, gây ra tình trạng tắc nghẽn lệ đạo, trong đó không thể không nhắc đến u nang hoặc sỏi…
  • Hệ thống dẫn lưu nước mắt bị chèn ép bởi polyp mũi – mẩu thịt thừa được hình thành từ niêm mạc mũi ở những người thường xuyên bị viêm mũi dị ứng trong xoang mũi dẫn đến tình trạng tắc tuyến lệ.
  • Các chấn thương ở ngay tại mũi hoặc gần mũi như có mô sẹo ở mũi, bị gãy mũi chưa được điều trị “triệt để”, khiến cho ống dẫn nước mắt bị tắc nghẽn. Vì vậy, khả năng mắc bệnh tắc tuyến lệ rất cao.
  • Trong quá trình bệnh nhân ung thư chữa trị bệnh, tác dụng phụ của 1 số loại thuốc hóa trị hoặc phương pháp xạ trị cũng có thể dẫn đến tắc tuyến lệ.

3 dấu hiệu tắc tuyến lệ nên đưa trẻ đi khám ngay

Triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi trẻ nhưng vẫn có 1 số dấu hiệu tắc tuyến lệ phổ biến mà bố mẹ cần chú ý, đó là:

Chảy nước mắt liên tục

Đây là triệu chứng tắc ống dẫn nước mắt phổ biến nhất. Bởi như đã đề cập, ống dẫn nước mắt bị tắc nghẽn sẽ ngăn nước mắt chảy ra bình thường. Điều đó sẽ làm cho nước mắt tích tụ và đọng lại trong mắt, dẫn đến chảy nước mắt quá nhiều. Đặc biệt, khi trẻ bị cảm hoặc thời tiết nhiều gió, trời lạnh thì hiện tượng này sẽ càng gia tăng.

Những biểu hiện cụ thể, thường thấy ở trẻ là mắt có nhiều gỉ vàng, ghèn, mắt luôn ướt, dụi mắt liên tục…

Mí mắt đỏ và sưng

Ống dẫn nước mắt bị tắc có thể dẫn đến tình trạng mí mắt đỏ, sưng đau và viêm mắt mãn tính. Nguyên nhân là bởi không có hệ thống thoát nước phù hợp, mắt mắt tích tụ sẽ trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng mắt. Bên cạnh đó, sự kích ứng sẽ khiến trẻ dụi mắt nhiều hơn nên càng có nguy cơ nhiễm trùng mắt do vi khuẩn cao hơn.

Một số biểu hiện rõ rệt, sẽ hay xuất hiện là trẻ cảm thấy không thoải mái khi dụi mắt, đôi mắt bị đỏ tấy và sưng húp. Vì vậy, bố mẹ cần phải thường xuyên kiểm tra mí mắt của con để sớm phát hiện bệnh tắc tuyến lệ đạo.

Ghèn mắt đục hoặc vàng xanh

Dấu hiệu tắc tuyến lệ dễ thấy nhất chính là trên mi mắt của trẻ bị dính chặt bởi ghèn mắt dày đặc, thậm chí có thể kèm theo mùi hôi. Sở dĩ có tình trạng này là bởi ống dẫn nước bị tắc, nhiễm trùng sẽ xảy ra và xuất hiện dịch tiết có màu vàng hoặc xanh lục. Những dịch tiết (ghèn) ấy được nhìn thấy xung quanh khu vực mắt và trên mí mắt. Chúng có thể khô hoặc tạo thành lớp vảy trên lông mi, mí mắt.

Do đó, để biết trẻ có bị tắc tuyến lệ hay không, các bậc phụ huynh cần quan sát thật kỹ màu sắc và độ đặc của ghèn mắt.

Nhìn chung, đối với những em bé sơ sinh, tùy theo tình trạng tắc hoàn toàn hay tắc 1 phần sẽ nhận biết được triệu chứng của tắc tuyến lệ dễ dàng hơn. Trường hợp, tắc tuyến lệ 1 phần thì rất khó để phát hiện sớm. Vì thế, việc điều trị sau này cũng khó khăn hơn.

Khi bé xuất hiện triệu chứng của bệnh tắc tuyến lệ, bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh xung quanh mắt cho con. Đồng thời cần tìm ra phương pháp điều trị nhanh chóng, phù hợp, tránh kéo dài quá lâu.

Lưu ý khi trẻ có dấu hiệu tắc tuyến lệ nghiêm trọng

Khi trẻ có những biểu hiện của tắc tuyến lệ đạo nghiêm trọng, các bậc phụ huynh cần theo dõi kỹ càng và không được bỏ qua 1 số lưu ý như sau:

  • Luôn luôn giữ gìn và bảo vệ đôi mắt của trẻ thật sạch sẽ. Thực hiện massage mắt và mũi từ 3 – 5 lần/ ngày theo chỉ dẫn của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
  • Tuyệt đối không tự ý tra thuốc hay đắp lá thuốc… vì có thể gây nhiễm trùng mắt nặng hơn.
  • Đối với vùng xung quanh mắt, phải vệ sinh thật nhẹ nhàng. Có thể sử dụng tăm bông hoặc khăn xô mềm thấm nước muối sinh lý hay nước đun sôi để nguội rửa sạch vùng xung quanh mắt cho trẻ thường xuyên.
  • Trước khi vệ sinh hoặc massage mắt cho trẻ, bố mẹ bắt buộc phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Đảm bảo không bao giờ hút thuốc xung quanh trẻ hoặc cho phép hút trong nhà, sẽ có nguy cơ làm cho những dấu hiệu tắc tuyến lệ trở nên nghiêm trọng hơn. Lý do là vì khói thuốc lá sẽ gây kích ứng đường mũi của bé. Ngoài ra, các mối nguy tiềm ẩn khác như không khí khô… cũng vậy. 
  • Không để trẻ dụi hoặc chạm tay vào mắt quá mạnh. 
  • Hạn chế để đôi mắt của trẻ tiếp xúc với ánh sáng chói lóa, khói bụi hoặc hơi cay.
  • Theo dõi và điều trị sớm nhất là khi phát hiện có triệu chứng bất thường ở mắt, bố mẹ nên đưa con đi khám ngay để được chẩn đoán, chữa trị đúng thời điểm. 
Chăm sóc trẻ bị tắc tuyến lệ

Chăm sóc trẻ bị tắc tuyến lệ

Hãy các cơ sở y tế có chuyên môn như vivision kid (tên cũ là FSEC) để được đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia y tế dày dặn kinh nghiệm mang lại đôi mắt sáng, khỏe cho trẻ nhé!

Lời khuyên

Tắc tuyến lệ là căn bệnh lý liên quan đến mắt, do nhiều nguyên nhân gây ra và thường hay gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Vì thế, bố mẹ cần theo dõi kỹ các dấu hiệu tắc tuyến lệ để trẻ được phát hiện và chữa trị sớm nhất. Nếu bạn có con mình có bất kỳ dấu hiệu tắc tuyến lệ nào như đã nêu trên thì hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Dấu hiệu tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ ở trẻ em