Phương pháp điều trị viêm túi lệ hiệu quả
Vivision kid sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị viêm túi lệ hiệu quả hiện nay, giúp bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp với tình trạng của bản thân, từ đó tránh những biến chứng nguy hiểm.
Viêm túi lệ là gì?
Viêm túi lệ là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại túi lệ ở mắt, một cấu trúc của hệ thống lệ đạo có chức năng dẫn lưu nước mắt xuống mũi miệng. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người lớn và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cũng như biến chứng nặng nếu không được kịp thời điều trị.
Viêm túi lệ được chia thành hai loại chính:
- Viêm túi lệ cấp tính: Xảy ra đột ngột, thường có các triệu chứng như đau nhức, chảy mủ, sưng to và đau mắt đỏ. Có thể kèm theo sốt…
- Viêm túi lệ mạn tính: Thường gây tình trạng viêm kéo dài, thường không có triệu chứng rõ ràng ngay lập tức nhưng thường xuyên chảy nước mắt liên tục, chảy mủ và nhiễm trùng tái phát.
Chức năng của túi lệ
Túi lệ là một phần của hệ thống lệ đạo, có chức năng dẫn lưu nước mắt từ mắt xuống mũi. Bộ phận này nằm ở phía góc mắt trong, dọc theo sống mũi, sát thành xương có chức năng thu thập nước mắt và dẫn chúng qua ống lệ mũi vào khoang mũi.
Hệ thống này giúp loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn từ bề mặt mắt. Khi túi lệ bị viêm, chức năng này bị gián đoạn, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.
Ngoài ra, túi lệ còn có vai trò điều hòa lượng nước mắt tiết ra. Khi mắt bị kích ứng hoặc khô, tuyến lệ sẽ tiết ra nhiều nước mắt hơn. Nước mắt dư thừa sẽ được lưu trữ trong túi lệ và sau đó được dẫn lưu xuống mũi. Ngược lại, khi mắt không bị kích ứng, tuyến lệ sẽ tiết ra ít nước mắt hơn và túi lệ sẽ giúp giữ lại lượng nước mắt cần thiết để duy trì độ ẩm cho mắt.
Nguyên nhân gây ra viêm túi lệ
Viêm túi lệ thường do một số nguyên nhân chính sau:
- Tắc ống lệ mũi: Là nguyên nhân khá phổ biến thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Sự tắc nghẽn này ngăn cản dòng chảy tự nhiên của nước mắt, dẫn đến ứ đọng và viêm nhiễm.
- Nhiễm trùng: Vi khuẩn từ mũi hoặc mắt có thể xâm nhập vào túi lệ, gây viêm nhiễm. Các vi khuẩn thường gặp bao gồm vi khuẩn Gram-dương, vi khuẩn Gram-âm và vi khuẩn kị khí.
- Chấn thương: Chấn thương vùng mắt và mũi có thể gây tổn thương và dẫn đến viêm túi lệ.
- Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý như viêm xoang, polyp mũi, hoặc các khối u vùng mũi và mắt cũng có thể gây viêm túi lệ.
Các triệu chứng phổ biến của viêm túi lệ
Các triệu chứng của viêm túi lệ có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ viêm, cấp tính hay mạn tính. Một số triệu chứng thường gặp như:
- Đau và sưng: Đặc biệt là quanh khu vực góc trong của mắt, gần mũi.
- Đỏ và nóng: Xuất hiện hiện tượng đỏ và nóng khi chạm vào quanh khu vực bị viêm.
- Chảy nước mắt liên tục: Do sự tắc nghẽn, nước mắt không thể xuống mũi miệng một cách bình thường.
- Mủ hoặc dịch màu vàng/xanh: Có thể chảy ra từ khóe mắt hoặc từ túi lệ.
- Sốt: Đặc biệt trong trường hợp viêm túi lệ cấp tính.
- Giảm thị lực: Nếu viêm lan rộng và ảnh hưởng đến giác mạc, hốc mắt.
Phương pháp điều trị viêm túi lệ hiệu quả
Dựa vào từng giai đoạn bệnh, có nhiều phương pháp điều trị viêm túi lệ được áp dụng khác nhau. Đối với bệnh nhân cấp tính, điều trị nội khoa là phương pháp phù hợp nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng. Trong trường hợp viêm lệ đạo mạn tính, phẫu thuật là cần thiết để loại bỏ ổ viêm hoặc cắt bỏ túi lệ nếu không thể thông túi lệ và tái phát nhiều lần.
Điều trị viêm túi lệ cấp tính: Thường do nhiễm khuẩn và biểu hiện bằng sưng, đỏ, đau ở góc trong của mắt kèm theo sốt và mủ chảy ra từ túi lệ. Được điều trị bằng kháng sinh tại chỗ, kháng sinh toàn thân kết hợp giảm đau, giảm phù nề.
Điều trị dự phòng được thực hiện khi tình trạng viêm cấp tính đã diễn biến ổn định, bằng cách phẫu thuật nối thông lệ đạo để ngăn ngừa tái phát. Đối trường hợp bệnh nhân có ổ áp xe lớn ở lệ đạo, tiểu phẫu sẽ được thực hiện để tháo mủ làm kháng sinh đồ.
Điều trị viêm túi lệ mãn tính: Khi bị viêm túi lệ mãn tính, người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp sau:
- Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi: Bác sĩ sẽ tạo một đường thông mới giữa túi lệ và ngách mũi giữa bằng một ống silicon.
- Cắt bỏ túi lệ: Nếu phương pháp trên không hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định cắt bỏ hoàn toàn túi lệ.
Tiến triển và biến chứng
Viêm túi lệ có thể tiến triển theo hai dạng chính:
- Viêm túi lệ cấp tính: Thường xuất hiện đột ngột, với các triệu chứng như: sưng tấy, đau nhức, đỏ, chảy mủ ở góc mắt trong.
- Viêm túi lệ mạn tính: Thường tiến triển từ từ với các triệu chứng như: chảy nước mắt nhiều, chảy mủ, sưng tấy nhẹ ở góc mắt trong.
Nếu việc điều trị viêm túi lệ không được thực hiện kịp thời (đặc biệt là viêm túi lệ cấp) sẽ mang đến nhiều biến chứng và hậu quả nghiêm trọng như: mủ tụ lại trong túi lệ, nhiễm trùng lan rộng ra các mô xung quanh mắt, gây viêm tổ chức hốc mắt, nguy cơ tổn hại thị lực.
Một số biến chứng nguy hiểm của viêm túi lệ bao gồm:
- Áp xe túi lệ: Mủ tích tụ trong túi lệ, gây sưng tấy, đau nhức dữ dội và có thể dẫn đến rò rỉ mủ ra ngoài da. Áp xe túi lệ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng lan rộng và nguy hiểm đến tính mạng.
- Viêm lan tỏa: Viêm nhiễm từ túi lệ có thể lan rộng sang các mô lân cận như: mí mắt, hốc mắt, thậm chí não. Viêm lan tỏa có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: sụp mí, viêm hốc mắt, áp xe não,…
- Mất thị lực: Trong những trường hợp nặng, viêm túi lệ có thể gây tổn thương giác mạc và dẫn đến mất thị lực. Mất thị lực do viêm túi lệ thường là vĩnh viễn và không thể phục hồi được.
Đa số các trường hợp viêm túi lệ đều được điều trị khỏi bằng phương pháp phẫu thuật nối thông túi lệ mũi.
Cách phòng ngừa viêm túi lệ
Phòng ngừa viêm túi lệ đóng vai trò quan trọng, để điều trị sớm không dẫn đến viêm túi lệ mạn tính. Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả cần chú ý như:
- Điều trị sớm tắc ống lệ mũi
- Giữ vệ sinh mắt
- Tránh chấn thương vùng mắt và mũi
- Điều trị viêm nhiễm các cấu trúc lân cận (viêm xoang, sâu răng)
- Thường xuyên kiểm mắt định kỳ
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:
- Tránh sử dụng các sản phẩm trang điểm mắt quá hạn sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Nếu bạn đang sử dụng kính áp tròng, hãy vệ sinh kính đúng cách và thường xuyên.
- Nếu bạn có bất kỳ bệnh lý về mắt nào khác, hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để ngăn ngừa viêm túi lệ.
Nếu bạn có các triệu chứng trên hãy gọi ngay hotline 0334141213 để được các bác sĩ nhãn khoa vivision kid (tên cũ là FSEC) tư vấn và điều trị viêm túi lệ kịp thời!
Lời khuyên
Viêm túi lệ là một bệnh lý có thể điều trị được. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh, hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và áp dụng những phương pháp mà vivision kid (tên cũ là FSEC) cung cấp trên đây để cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với sự điều trị đúng cách, hầu hết các trường hợp viêm túi lệ đều có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị tái phát. Do đó, việc phòng ngừa viêm túi lệ là rất quan trọng. Bạn nên giữ vệ sinh mắt sạch sẽ, tránh dụi mắt, và đi khám bác sĩ định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý về mắt.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.
Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: