Mắt bị nhược thị nên dùng phương pháp atropin hay bịt mắt?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Đỗ Thị Lan Anh

vào ngày 31/07/2024

Mắt bị nhược thị có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, như tật khúc xạ, lác mắt, sụp mi, hoặc các bệnh lý về mắt khác. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. vivison giúp bạn tìm hiểu 2 phương pháp chữa nhược thị atropin và bịt mắt. 

Tổng quan về mắt bị nhược thị

Mắt bị nhược thị, còn được biết đến với tên gọi “mắt lười”, là tình trạng thị lực kém do sự phát triển thị giác không hoàn thiện, khiến chức năng nhìn của mắt bị suy giảm. Nhược thị có thể bị ở 1 mắt hoặc 2 mắt tuy nhiên thường chỉ xuất hiện ở một bên mắt và thường gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi.

Phân loại:

  • Nhược thị do lác lé: Hai mắt không nhìn cùng một hướng, khiến não bộ chỉ nhận tín hiệu từ một mắt, dẫn đến mắt kia bị “lười biếng” và thị lực kém đi.
  • Nhược thị do tật khúc xạ: Tật khúc xạ không được điều trị đúng cách, khiến hình ảnh bị mờ, ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực bình thường của mắt.
  • Nhược thị do mất nhìn: Do đục thủy tinh thể, sụp mí bẩm sinh,… khiến mắt không nhận được đủ ánh sáng, dẫn đến nhược thị.
Trẻ em bị nhược thị

Trẻ em bị nhược thị

Các phương pháp điều trị mắt bị nhược thị

May mắn thay, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho mắt bị nhược thị, giúp cải thiện thị lực và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

Chỉnh quang

Đây là bước đầu tiên trong điều trị nhược thị. Bác sĩ sẽ kiểm tra thị lực và kê đơn kính phù hợp để giúp mắt nhìn rõ hơn.

Phẫu thuật theo nguyên nhân

Đối với những trường hợp nhược thị do các nguyên nhân như đục thủy tinh thể, lác mắt, sụp mi,… thì cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ nguyên nhân trước khi điều trị nhược thị.

Bịt mắt

Bịt mắt là một trong những phương pháp điều trị mắt bị nhược thị phổ biến và hiệu quả nhất. Phương pháp này có tác dụng kích thích sự phát triển thị giác của mắt bị nhược thị bằng cách hạn chế sử dụng mắt khỏe.

Cách thực hiện phương pháp bịt mắt:

  • Sử dụng miếng dán: Miếng dán được dán trực tiếp lên mắt khỏe, che khuất hoàn toàn tầm nhìn của mắt này.
  • Sử dụng kính áp tròng mờ: Kính áp tròng mờ được đeo vào mắt khỏe, làm giảm thị lực của mắt này xuống mức tương đương với mắt bị nhược thị.
  • Thời gian bịt mắt: Thời gian bịt mắt mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nhược thị và tình trạng của từng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ là người đưa ra hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp.

Gia phạt

Tương tự như bịt mắt, gia phạt cũng nhằm mục đích hạn chế sử dụng mắt khỏe và kích thích hoạt động của mắt nhược thị. Tuy nhiên, thay vì bịt mắt hoàn toàn, phương pháp này sử dụng thuốc nhỏ mắt Atropine 1% hoặc dùng kính để làm mờ tạm thời thị lực của mắt khỏe. Hiện nay có các loại gia phạt như sau: 

  • Gia phạt gần: dùng Atropin 1% tra vào mắt lành một giọt mỗi ngày và không chỉnh kính nếu có tật khúc xạ, trong khi đó cấp kính đủ số cho mắt bị nhược thị. 
  • Gia phạt xa: Thặng chỉnh kính (thặng chỉnh lên ít nhất + 3D) đối với mắt lành làm cho mắt này chỉ nhìn gần mà nhìn xa không rõ.
  • Gia phạt toàn bộ: Tra Atropine hàng ngày và thặng chỉnh kính ở mắt lành, mắt nhược thị chỉnh kính bình thường.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt Atropine 1% điều trị nhược thị

Sử dụng thuốc nhỏ mắt Atropine 1% điều trị nhược thị

Ngoài ra, các bài tập thị giác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thị lực cho mắt bị nhược thị. Các bài tập này thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Hiệu quả điều trị mắt bị nhược thị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi phát hiện bệnh, mức độ nhược thị và tuân thủ phác đồ điều trị. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Mắt bị nhược thị nên sử dụng bịt mắt hay gia phạt?

Mắt bị nhược thị, hay còn gọi là “mắt lười”, là tình trạng thị lực kém do sự phát triển thị giác không hoàn thiện ở một hoặc cả hai mắt. Đây là vấn đề cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng lâu dài đến thị lực. Hai phương pháp phổ biến được sử dụng để chữa nhược thị là bịt mắt và gia phạt. Vậy, phương pháp nào hiệu quả hơn?

Bảng so sánh bịt mắt và gia phạt Atropin 1%

Phương pháp Cách dùng Ưu điểm Nhược điểm
Bịt mắt Dán trên kính, dây đeo hoặc dán trực tiếp lên mắt Cổ điển, kinh tế, dễ thực hiện, hiệu quả, phổ biến hơn Trẻ không hợp tác
Gia phạt Atropin 1% Gia phạt gần, gia phạt xa, gia phạt toàn bộ Kinh tế, thay thế bịt mắt khi trẻ không hợp tác Tác dụng phụ của thuốc, không áp dụng được với nhược thị nặng (mắt tốt không thể gia phạt cho yếu hơn mắt nhược thị được)

Gia phạt có thể khiến thị lực cải thiện chậm hơn so với bịt mắt. Lựa chọn phương pháp nào phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Độ tuổi của trẻ
  • Mức độ nặng của nhược thị
  • Mức độ hợp tác của trẻ
  • Tác dụng phụ của thuốc

Theo dõi mắt bị nhược thị

Để theo dõi hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn cho trẻ, ba mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với bác sĩ theo dõi mắt bị nhược thị tại nhà và đưa trẻ tái khám đúng lịch hẹn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi theo dõi mắt bị nhược thị tại nhà:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ: Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn phác đồ điều trị cụ thể, bao gồm thời gian bịt mắt mỗi ngày, các bài tập thị giác phù hợp và lịch tái khám định kỳ. Việc tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn này sẽ giúp đảm bảo hiệu quả điều trị và ngăn ngừa biến chứng.
  • Theo dõi nhật ký điều trị: Ghi chép cẩn thận thời gian bịt mắt mỗi ngày, phản ứng của trẻ khi bịt mắt, kết quả thực hiện các bài tập thị giác và bất kỳ thay đổi nào về thị lực của trẻ. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị và điều chỉnh phác đồ phù hợp.
  • Quan sát biểu hiện của trẻ: Lưu ý các dấu hiệu bất thường như mỏi mắt, nhức mắt, chảy nước mắt,… để báo cho bác sĩ kịp thời.
  • Đưa trẻ tái khám đúng lịch hẹn: Việc tái khám định kỳ giúp bác sĩ theo dõi tiến độ điều trị, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh phác đồ khi cần thiết.

Mục đích tái khám

Tái khám sau điều trị mắt bị nhược thị giúp các bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị, theo dõi sự cải thiện thị lực của mắt bị nhược thị và điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp nếu cần thiết. Ngoài ra, tái khám còn giúp phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra và đảm bảo người bệnh tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị.

Ba mẹ cần theo dõi quá trình điều trị mắt bị nhược thị của con

Ba mẹ cần theo dõi quá trình điều trị mắt bị nhược thị của con

Mốc tái khám mắt bị nhược thị

Lịch trình tái khám sau điều trị mắt bị nhược thị thường được khuyến nghị như sau:

  • 1 tuổi: 1 tuần sau khi bắt đầu điều trị
  • 2 tuổi: 2 tuần sau mỗi lần khám
  • 3 tuổi: 3 tuần sau mỗi lần khám
  • Từ 4 tuổi trở lên: 1 tháng sau mỗi lần khám

Thị giác là món quà vô giá mà tự nhiên ban tặng cho con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn sở hữu đôi mắt khỏe mạnh. Mắt bị nhược thị là căn bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng nhìn của một hoặc cả hai mắt. vivision mong rằng qua bài viết trên, cha mẹ đã hiểu hơn về căn bệnh này, từ đó có các phương pháp để điều trị cho con. 

Bịt mắt vẫn là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn, ba mẹ nếu có thể hãy kiên nhẫn với trẻ để trẻ hợp tác thực hiện, tái khám định kỳ để các bác sĩ đánh giá hiệu quả là rất quan trọng với 2 phương pháp này. Đừng để mắt bị nhược thị ảnh hưởng đến tương lai của bé! Ba mẹ hãy đặt lịch khám với vivision để các bác sĩ thăm khám và tư vấn cho bé nhé.

Lời khuyên

Thị giác là món quà vô giá mà tự nhiên ban tặng cho con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn sở hữu đôi mắt khỏe mạnh. Mắt bị nhược thị là căn bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng nhìn của một hoặc cả hai mắt. vivision mong rằng qua bài viết trên, cha mẹ đã hiểu hơn về căn bệnh này, từ đó có các phương pháp để điều trị cho con. 

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Đỗ Thị Lan Anh
Khúc xạ Nhãn khoa Đỗ Thị Lan Anh
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Lan Anh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

chữa nhược thị

Mắt bị nhược thị