Viễn thị có bị cận thị được không?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế

vào ngày 30/07/2024

Viễn thị có bị cận thị được không?” là câu hỏi thường xuyên được đặt ra trong quá trình khám mắt và điều trị các bệnh lý về thị lực. Bài viết sau sẽ giải đáp câu hỏi này và cung cấp những thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn về hai tật khúc xạ.

Tìm hiểu về viễn thị?

Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “viễn thị có bị cận thị được không?” hãy cũng vivision theo dõi kiến thức tổng quan về tật viễn thị ở mắt.

Định nghĩa viễn thị

Viễn thị là tình trạng mắt nhìn rõ các vật ở xa nhưng gặp khó khăn khi nhìn gần. Điều này xảy ra do nhãn cầu ngắn hơn bình thường hoặc giác mạc không đủ cong, khiến hình ảnh tập trung phía sau võng mạc. Viễn thị thường được phát hiện khi trẻ em gặp khó khăn trong việc đọc sách hoặc người lớn cần kính đọc sách khi tuổi cao.

Mắt viễn thị có bị cận thị được không?

Mắt viễn thị có bị cận thị được không?

Nguyên nhân bị viễn thị

Viễn thị có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Trục nhãn cầu ngắn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của viễn thị. Khi trục nhãn cầu quá ngắn, ánh sáng không thể hội tụ đúng trên võng mạc mà hội tụ phía sau, khiến hình ảnh trở nên mờ nhạt khi nhìn gần.
  • Giác mạc phẳng: Giác mạc là lớp màng trong suốt phía trước mắt, giúp tập trung ánh sáng vào võng mạc. Nếu giác mạc quá phẳng, khả năng tập trung ánh sáng bị giảm, dẫn đến viễn thị.
  • Thủy tinh thể có hình dạng không bình thường: Thủy tinh thể giúp điều chỉnh tiêu cự của ánh sáng khi đi vào mắt. Ánh sáng không thể tập trung đúng trên võng mạc, nếu thủy tinh thể không đủ cong.
  • Di truyền: Khi những người trong gia đình cũng bị viễn thị, khả năng con cái cũng mắc phải là khá cao.

Tìm hiểu về cận thị

Thế nào là cận thị?

Cận thị đối nghịch với viễn thị, khi đó người bệnh có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại gặp khó khăn khi nhìn xa. Cận thị xảy ra khi ánh sáng đi qua giác mạc và thủy tinh thể hội tụ ở phía trước võng mạc, thay vì trên võng mạc. Cận thị thường bắt đầu từ thời thơ ấu và có thể tiến triển trong suốt tuổi thiếu niên, đặc biệt khi mắt chưa phát triển hoàn chỉnh.

Vì sao bị cận thị?

Người bệnh có thể mắc cận thị do một số nguyên nhân như:

  • Trục nhãn cầu dài: Trục nhãn cầu quá dài so với bình thường khiến ánh sáng hội tụ trước võng mạc, làm cho hình ảnh của các vật ở xa trở nên mờ nhạt.
  • Giác mạc quá cong: Khi giác mạc của mắt của quá cong, ánh sáng khi đi vào mắt sẽ tập trung lại trước võng mạc chứ không phải trên võng mạc như bình thường.
  • Di truyền: Cận thị thường có yếu tố di truyền. Nếu cả bố và mẹ đều bị cận thị, khả năng con cái cũng mắc phải là rất cao.
  • Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên làm việc gần như đọc sách, sử dụng máy tính trong thời gian dài có thể góp phần vào sự phát triển của cận thị, đặc biệt ở trẻ em.

Mắt viễn thị có bị cận thị được không?

Viễn thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá ngắn, khiến ánh sáng hội tụ sau võng mạc, trong khi cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, khiến ánh sáng có thể hội tụ trước võng mạc.

Khi bị viễn thị, người bệnh sẽ nhìn không rõ những vật ở gần. Trái lại, người cận thị lại xuất hiện hình ảnh mờ nhạt khi nhìn vật ở khoảng cách xa.

Do cơ chế khác nhau, vậy liệu viễn thị có bị cận thị được không. Thực tế là, một mắt không thể bị cả viễn thị và cận thị cùng lúc. Tuy nhiên, một người có thể có một mắt viễn thị và một mắt cận thị. Hay một số trường hợp có thể chuyển từ viễn thị sang cận thị.

Một số người có thể mắc phải tình trạng bất thường trục thị giác bẩm sinh, dẫn đến việc một mắt bị cận thị và mắt còn lại bị viễn thị. Tuy nhiên, điều này cũng không thường xuyên xảy ra.

Biến chứng nguy hiểm của tật viễn thị và cận thị gây ra

Biến chứng ở mắt viễn thị

  • Suy giảm chất lượng cuộc sống: Khó khăn trong việc đọc sách, làm việc với máy tính và các hoạt động nhìn gần khác. Có thể gây ra sự mệt mỏi, căng thẳng mắt, giảm hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
  • Tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm: Các vấn đề nghiêm trọng hơn như lác mắt (lé) hay khi một hoặc cả hai mắt không nhìn về cùng một hướng có thể cũng là một biến chứng của viễn thị.
  • Lác mắt: Viễn thị, đặc biệt ở trẻ em, có thể gây ra lác mắt nếu không được điều trị kịp thời.
  • Nhược thị: Trẻ em viễn thị nên được điều trị sớm nếu không có thể dẫn đến nhược thị – Một trạng thái mà mắt không phát triển thị lực như mắt bình thường.
  • Các bệnh lý về mắt: Viễn thị nặng có thể gây ra các biến đổi về cấu trúc nhãn cầu, dẫn đến các rối loạn khác như tăng nhãn áp.
Biến chứng lác mắt ở viễn thị

Biến chứng lác mắt ở viễn thị

Biến chứng ở mắt cận thị

  • Giảm thị lực nghiêm trọng: Cận thị nặng có thể gây giảm thị lực nghiêm trọng và khó điều chỉnh hoàn toàn bằng kính hoặc kính áp tròng.
  • Bong võng mạc: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà cận thị nặng gặp phải. Bong võng mạc là tình trạng cấp cứu nhãn khoa cần được điều trị ngay lập tức để tránh mất thị lực vĩnh viễn.
  • Thoái hóa điểm vàng: Cận thị nặng có thể dẫn đến thoái hóa điểm vàng – tình trạng phần trung tâm của võng mạc bị tổn thương, làm giảm khả năng nhìn chi tiết.
  • Tăng nhãn áp: Một tình trạng mà áp lực trong mắt tăng lên gây tổn thương dây thần kinh thị giác và tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa khi không điều trị kịp. Tăng nhãn áp có khả năng cao mắc phải đối với người bị cận thị. 
  • Đục thủy tinh thể sớm: Người cận thị có nguy cơ bị đục thủy tinh thể sớm hơn so với người bình thường.

Viễn thị và cận thị cái nào nặng hơn ?

Cả viễn thị và cận thị đều là những tật khúc xạ phổ biến, ảnh hưởng đến khả năng nhìn của hàng triệu người trên thế giới. Chúng không gây ra đau đớn trực tiếp, nhưng nếu không được điều trị đúng cách, cả hai đều có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Cận thị thường có xu hướng nặng hơn vì độ cận thị có thể tiếp tục tăng trong suốt thời gian phát triển của trẻ em và thậm chí cả khi trưởng thành. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị các biến chứng như bong võng mạc hoặc thoái hóa điểm vàng, vốn là những tình trạng nguy hiểm cần được theo dõi chặt chẽ.

Viễn thị, mặc dù không tăng độ như cận thị, nhưng cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như nhược thị và lác mắt.

Xét về mức độ nguy hiểm, cận thị có thể có nguy cơ cao hơn vì khả năng dẫn đến những tình trạng cấp cứu nhãn khoa nặng nề. Trong khi viễn thị, thường sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Dinh dưỡng cần thiết cho mắt cận thị và viễn thị

Người viễn thị có bị cận thị được không thì câu trả lời là không nhưng chúng có thể gây ra những biến chứng đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy bất kỳ ai cũng nên có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để giúp bảo vệ mắt và duy trì sức khỏe thị lực:

  • Vitamin A: Có trong gan động vật, lòng đỏ trứng và sữa. Vitamin A giúp tăng cường thị lực, bảo vệ niêm mạc và giác mạc, ngăn ngừa các tình trạng như quáng gà và khô mắt.
  • Vitamin C: Tìm thấy trong các loại trái cây có vị chua như cam, chanh, cà chua, và súp lơ. Vitamin C có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ mắt. Như giúp giảm tác hại của tia cực tím lên mắt, ngăn ngừa đục thủy tinh thể và bảo vệ giác mạc.
  • Vitamin E: Là vitamin có nhiều trong các loại hạt, dầu đậu nành và dầu đậu phộng. Đây là chất chống oxy hóa mạnh, quan trọng trong việc giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh và phòng bệnh cườm mắt.
  • Vitamin nhóm B: Thường thấy trong các sản phẩm được làm từ sữa, khoai lang và bơ. Vitamin B giúp giảm mỏi, mờ mắt, bảo vệ dây thần kinh thị giác và giảm viêm sưng mắt.
  • Omega-3: Có trong cá hồi, dầu cá và các loại hạt. Thành phần quan trọng giúp tăng độ ẩm cho mắt, giảm khô, mỏi và đau nhức mắt. Đây cũng là hợp chất có thể hỗ trợ cấu trúc màng tế bào ở mắt.
  • Lutein: Có trong ngô, trứng và cải xoăn. Lutein bảo vệ võng mạc, đặc biệt là vùng điểm vàng, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
  • Selenium: Chất có trong hải sản, thịt nạc và ngũ cốc. Selenium giúp tăng độ nhạy cảm của mắt, ngăn ngừa đục thủy tinh thể.
  • Beta-Carotene: Tìm thấy trong các thực phẩm có màu vàng cam như cà rốt, rau cải. Beta-Carotene chuyển hóa thành Vitamin A trong cơ thể, rất tốt cho sức khỏe mắt.
  • Kẽm: Hải sản, thịt và đậu phộng thường chứa chất này. Tăng cường sắc tố thị giác ở võng mạc, bên cạnh đó kẽm cũng ngăn ngừa chứng mù đêm.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin A

Thực phẩm chứa nhiều vitamin A

Bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc mắt viễn thị có bị cận thị được không. Nhìn chung viễn thị và cận thị không thể xuất hiện trên cùng một mắt nhưng hậu quả mang lại của 2 loại tật khúc xạ này đều gây ra biến chứng nguy hiểm nên cần được quan tâm và chú ý.

Hãy đến vivision để nhận được tư vấn và đưa ra lời khuyên đúng đắn nhé!

Lời khuyên

Viễn thị và cận thị là vấn đề khúc xạ thường gặp phải ở trẻ em và cả người lớn, chỉ sau cận thị.

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế
Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia thị giác hai mắt và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Ngọc Huế ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

viễn thị có bị cận thị được không