Vì sao đeo lens bị đỏ mắt? Có phòng tránh được không?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

vào ngày 29/04/2024

Kính áp tròng (lens) mang lại sự tiện lợi và thẩm mỹ. Nhưng nhiều người khi đeo lens bị đỏ mắt, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ mắt. Cùng vivision tìm hiểu tình trạng này gây tác động gì đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến mắt. 

Các loại len đeo mắt

Đeo kính áp tròng (lens) là một giải pháp thẩm mỹ và điều chỉnh tầm nhìn phổ biến, mang lại sự tiện lợi cho người sử dụng. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe mắt.

Kính áp tròng được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên chất liệu, mục đích sử dụng và thời gian sử dụng. 

Kính áp tròng mềm: Được làm từ chất liệu hydrogel hoặc silicone hydrogel, loại kính này mềm mại, dễ uốn cong và thoải mái khi đeo. Kính áp tròng mềm là lựa chọn lý tưởng cho những người mới bắt đầu sử dụng kính áp tròng, vì chúng dễ thích ứng và ít gây kích ứng cho mắt.mềm

Kính áp tròng cứng: Hay kính áp tròng RGP (Rigid Gas Permeable), đây là loại kính không uốn cong theo hình dạng của mắt như các loại kính mềm mà vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu. Kính áp tròng cứng  cung cấp tầm nhìn rõ nét và chính xác hơn nên thường được sử dụng cho những người có loạn thị hoặc cận thị nặng.

Kính áp tròng dùng hàng ngày: Loại kính này được thiết kế để sử dụng một lần trong ngày, không cần vệ sinh hay bảo quản. Chúng là lựa chọn an toàn nhất vì không cần phải lo lắng về việc tích tụ vi khuẩn trên kính.

Kính áp tròng dùng hàng tháng: Đây là loại kính có thể sử dụng trong thời gian dài từ 1 đến 3 tháng. Tuy nhiên, vì thời gian sử dụng dài nên yêu cầu người sử dụng phải vệ sinh và bảo quản kính một cách kỹ lưỡng để tránh nhiễm trùng mắt.

Kính áp tròng đổi màu mắt: Kính áp tròng này không chỉ giúp điều chỉnh tầm nhìn mà còn thay đổi màu sắc của mắt, giúp người đeo có diện mạo mới lạ và thú vị hơn. Loại kính này được ưa chuộng trong các sự kiện đặc biệt hoặc khi người dùng muốn thay đổi ngoại hình.

Kính áp tròng bảo vệ mắt: Trong môi trường như bụi bẩn, ánh sáng mạnh hoặc hóa chất nên sử dụng kính này. Kính áp tròng bảo vệ mắt thường được sử dụng trong các môi trường làm việc đặc biệt hoặc trong các hoạt động ngoài trời.

Kính áp tròng mềm

Kính áp tròng mềm

Nguyên nhân đeo lens bị đỏ mắt

Đeo kính áp tròng bị đỏ mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc sử dụng kính không đúng cách đến các phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đỏ mắt khi đeo lens:

Viêm kết mạc có nhú khổng lồ (GPC)

Đây là một dạng viêm nhiễm xảy ra ở mí mắt, thường do phản ứng với dị vật đưa vào mắt như kính áp tròng. Tình trạng này thường xuất hiện khi mí mắt tiếp xúc liên tục với bề mặt kính, dẫn đến việc hình thành các nhú lớn dưới mí mắt. 

Những người bị GPC thường cảm thấy ngứa mắt, mắt đỏ và có cảm giác cộm cộm như có cát trong mắt. Nếu không được điều trị kịp thời, GPC có thể làm giảm khả năng đeo kính áp tròng và ảnh hưởng đến sức khỏe mắt lâu dài.

CLARE

CLARE là một dạng viêm cấp tính của mắt do kính áp tròng gây ra, thường xảy ra khi người dùng đeo kính qua đêm. Nguyên nhân đỏ mắt này khiến mắt trở nên chảy nước mắt nhiều và nhạy cảm với ánh sáng. 

Nguyên nhân chính của bệnh này là do sự tích tụ của vi khuẩn hoặc các chất cặn bã dưới kính, gây viêm và kích ứng mắt. CLARE có thể làm suy giảm thị lực tạm thời và gây đau đớn, nhưng tình trạng này thường có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm.

Sử dụng kính áp tròng sai cách

Một trong những nguyên nhân hay gặp nhất khi đeo kính áp tròng bị đỏ mắt là vì đeo kính không đúng cách. Điều này có thể bao gồm đeo kính quá lâu, không vệ sinh kính đúng cách hoặc sử dụng kính quá hạn. 

Khi kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách, vi khuẩn và cặn bã có thể tích tụ trên bề mặt kính, dẫn đến nhiễm trùng mắt và kích ứng. Ngoài ra, đeo kính quá lâu mà không để mắt nghỉ ngơi cũng có thể gây thiếu oxy cho giác mạc, làm mắt đỏ và đau nhức.

Dị ứng

Một số người có thể bị dị ứng với chất liệu của kính áp tròng hoặc với dung dịch vệ sinh kính. Điều này thường dẫn đến mắt đỏ, ngứa và chảy nước mắt. Dị ứng có thể do các chất hóa học trong dung dịch vệ sinh kính hoặc do chính vật liệu của kính áp tròng. 

Bên cạnh đó, nếu bạn là người có tiền sử dị ứng theo mùa hoặc dị ứng với các chất trong môi trường tự nhiên cũng có thể bị kích ứng khi đeo kính áp tròng, dẫn đến việc đeo lens bị đỏ mắt và sưng tấy.

Đỏ mắt do dị ứng

Đỏ mắt do dị ứng

Viêm giác mạc

Viêm giác mạc là tình trạng viêm ở lớp màng mỏng bao phủ giác mạc, có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Việc đeo lens không vệ sinh hoặc đeo lens quá lâu có thể làm tăng nguy cơ bị viêm giác mạc, dẫn đến mắt đỏ, đau và nhạy cảm với ánh sáng. 

Loét giác mạc

Loét giác mạc là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi có vết thương trên giác mạc bị nhiễm trùng. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của việc đeo lens không đúng cách. Nếu không được điều trị kịp thời, loét giác mạc có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên giác mạc, làm giảm thị lực hoặc thậm chí dẫn đến mù lòa.

Sử dụng kính áp tròng kém chất lượng

Lens kém chất lượng, không rõ nguồn gốc hoặc không đạt tiêu chuẩn có thể gây kích ứng mắt, dẫn đến đỏ mắt và nguy cơ viêm nhiễm. Kính áp tròng không đảm bảo chất lượng thường không được làm từ các chất liệu an toàn cho mắt. 

Có thể chứa các tạp chất gây hại hoặc không đủ độ thẩm thấu oxy cần thiết. Việc sử dụng kính áp tròng kém chất lượng có thể dẫn đến nhiều vấn đề về mắt, bao gồm viêm nhiễm, loét giác mạc và cũng có thể đeo lens nhiều bị đỏ mắt.

Bị khô mắt

Khô mắt là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đỏ mắt khi đeo kính áp tròng. Khi mắt bị khô, kính áp tròng có thể dính vào giác mạc, gây cọ xát và làm tổn thương giác mạc, dẫn đến đỏ mắt và đau nhức. Khô mắt cũng làm giảm khả năng tự bảo vệ của mắt trước các tác nhân gây nhiễm trùng, tăng nguy cơ viêm nhiễm mắt.

Làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt?

Khi gặp phải tình trạng đỏ mắt khi đeo lens, điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân cụ thể để có biện pháp xử lý đúng cách. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản cho từng nguyên nhân:

Viêm kết mạc nhú khổng lồ (GPC): Nếu bạn bị GPC, hãy ngừng đeo lens ngay lập tức và đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn thay đổi loại kính áp tròng hoặc giảm thời gian đeo kính. 

CLARE: Nếu bạn gặp phải tình trạng CLARE, hãy ngừng đeo lens và để mắt nghỉ ngơi. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc kháng viêm để giảm triệu chứng. Trong tương lai, hãy tránh đeo kính qua đêm và vệ sinh kính kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

Dị ứng với dung dịch khử trùng hoặc chất liệu kính: Nếu mắt bạn đỏ do dị ứng, hãy ngừng sử dụng loại kính áp tròng hoặc dung dịch vệ sinh hiện tại và thử chuyển sang loại khác. Tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm loại kính và dung dịch phù hợp với bạn.

Viêm giác mạc hoặc loét giác mạc: Đây là tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa mắt. Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm giác mạc hoặc loét giác mạc, hãy ngừng đeo lens và đến khám ngay lập tức. Điều trị thường bao gồm thuốc nhỏ mắt kháng sinh, kháng viêm hoặc thuốc chống nấm, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Khô mắt: Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo để giảm khô mắt và tăng độ ẩm cho mắt. Tránh đeo kính áp tròng quá lâu và đảm bảo mắt được nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu tình trạng khô mắt kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.

Làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt?

Làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt?

Cách phòng tránh đỏ mắt khi đeo kính áp tròng

  • Trước khi đeo lens, hãy rửa tay kỹ càng. Tránh để móng tay quá dài hoặc sắc nhọn vì có thể gây trầy xước lens hoặc mắt.
  • Tránh đeo lens trong môi trường có nhiều bụi bẩn, khói bụi hoặc hóa chất.
  • Sau khi tháo lens, hãy vệ sinh sạch sẽ và bảo quản trong dung dịch ngâm chuyên dụng. Đảm bảo các vật dụng đựng lens luôn sạch sẽ 

Một trong những nguyên nhân đỏ mắt chính là quên các bước trước, trong và sau khi đeo lens, sử dụng nước nhỏ mắt để giữ ẩm và làm giảm khô mắt, tránh đeo lens bị đỏ mắt.

Lưu ý khi dùng kính áp tròng

Khi sử dụng kính áp tròng, việc tuân thủ các nguyên tắc an toàn và vệ sinh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Trước khi quyết định sử dụng kính áp tròng, bạn cần thực hiện các bước sau:

Khám và đo độ cận trước khi mua: Để đảm bảo kính áp tròng phù hợp với tình trạng mắt, bạn nên thăm khám và đo độ cận tại các cơ sở y tế uy tín. Điều này giúp bạn lựa chọn loại kính áp tròng có thông số kỹ thuật chính xác, giúp mắt luôn thoải mái và tầm nhìn rõ ràng.

Mua ở cơ sở an toàn và uy tín: Lựa chọn kính áp tròng từ những nhà cung cấp đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Kính áp tròng kém chất lượng có thể gây tổn thương giác mạc và các vấn đề về mắt khác.

Rửa tay thật sạch trước khi tháo hoặc đeo kính áp tròng: Tay bẩn có thể truyền vi khuẩn vào mắt khi bạn thao tác với kính áp tròng. Vì vậy, luôn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và lau khô trước khi đeo hoặc tháo kính.

Rửa tay thật sạch trước khi tháo hoặc đeo kính áp tròng

Rửa tay thật sạch trước khi tháo hoặc đeo kính áp tròng

Ngâm kính áp tròng trong dung dịch rửa kính chuyên dụng khi không sử dụng: Sau khi tháo kính, hãy ngâm chúng trong dung dịch bảo quản chuyên dụng để giữ kính sạch sẽ và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Nhỏ mắt từ 6-8 lần khi đeo kính áp tròng trong thời gian dài: Nhỏ mắt thường xuyên sẽ giúp giữ ẩm cho mắt và giảm nguy cơ khô mắt, đặc biệt khi bạn đeo kính trong thời gian dài.

Không sử dụng lại kính áp tròng dùng một lần: Loại kính áp tròng dùng một lần nên được vứt bỏ sau khi sử dụng, để đảm bảo vệ sinh và tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Loại bỏ kính áp tròng nếu bị rách hoặc trầy xước: Kính áp tròng bị hỏng có thể gây tổn thương giác mạc, vì vậy hãy bỏ ngay và thay thế bằng kính mới.

Không đeo kính áp tròng quá hạn sử dụng: Sử dụng kính quá hạn có thể gây kích ứng và nhiễm trùng mắt, do đó hãy luôn kiểm tra và tuân thủ thời hạn sử dụng.

Đeo kính áp tròng trước khi trang điểm: Để tránh bụi phấn và mỹ phẩm tiếp xúc với kính, hãy đeo kính trước khi trang điểm và tháo kính trước khi tẩy trang. Đây cũng là lỗ nhiều người mắc phải khiến đeo lens bị đỏ mắt.

Không dùng chung kính áp tròng với người khác: Sử dụng chung kính áp tròng có thể làm tăng nguy cơ lây lan nhiễm trùng mắt.

Vệ sinh hộp đựng kính thường xuyên: Hộp đựng kính nên được làm sạch định kỳ và thay mới mỗi 4 tuần hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Người bị khô mắt hoặc viêm nhiễm mạn tính không nên đeo kính áp tròng: Tình trạng khô mắt và viêm nhiễm có thể trở nên tồi tệ hơn khi đeo kính áp tròng.

Kiểm tra mắt định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ: Việc kiểm tra mắt định kỳ giúp theo dõi tình trạng mắt và kịp thời phát hiện những vấn đề có thể phát sinh do việc sử dụng kính áp tròng.

Kính áp tròng được sử dụng để điều chỉnh tật khúc xạ của mắt, làm tăng tính thẩm mỹ, giúp người đeo có tầm nhìn tốt hơn. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, người đeo có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm, điển hình là đỏ mắt. Khi đeo lens bị đỏ mắt, bạn hãy liên hệ với cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và hướng dẫn cách xử lý.

vivision là phòng khám mắt với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, sẵn sàng tư vấn và khám mắt toàn diện cho bạn. Hãy đặt lịch khám ngay để được chăm sóc sức khỏe đôi mắt một cách tốt nhất.

Lời khuyên

Kính áp tròng được sử dụng để điều chỉnh tật khúc xạ của mắt, làm tăng tính thẩm mỹ, giúp người đeo có tầm nhìn tốt hơn. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, người đeo có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm, điển hình là đỏ mắt. Khi đeo lens bị đỏ mắt, bạn hãy liên hệ với cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và hướng dẫn cách xử lý.

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, Khúc xạ Nhãn khoa đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

đeo kính áp tròng bị đỏ mắt

đeo lens bị đỏ mắt

đeo lens nhiều bị đỏ mắt

nguyên nhân đỏ mắt