Nhận biết trẻ kiểm soát cận thị bằng kính áp tròng mềm tốt

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang

vào ngày 29/04/2024

Hiện nay, kiểm soát cận thị bằng kính áp tròng mềm được xem là giải pháp cải thiện cận thị hiệu quả ở trẻ nhỏ. Vậy làm thế nào để biết rằng sử dụng kính áp tròng có đang thực sự giúp con kiểm soát cận thị một cách hiệu quả hay không.

 

Kiểm soát cận thị ở trẻ em là gì?

Cận thị là tật khúc xạ khiến mắt chỉ nhìn rõ các vật ở gần nhưng mờ khi nhìn xa, phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là đang trong độ tuổi đi học. Khi cận thị tiến triển, độ cận ở mắt sẽ tăng lên, dẫn đến các biến chứng về mắt nghiêm trọng hơn. Vì vậy, kiểm soát cận thị ở trẻ nhỏ là biện pháp an toàn giúp làm chậm quá trình tiến triển của cận thị ở trẻ, không chỉ giúp điều chỉnh các tật khúc xạ như viễn thị, loạn thị,…ở trẻ nhỏ, mà còn góp phần cải thiện tích cực trong cuộc sống năng động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Lựa chọn phương pháp kiểm soát cận thị đúng đắn và phù hợp là rất cần thiết để bảo vệ thị lực dài hạn của con.

Kiểm soát cận thị bằng kính áp tròng mềm hiệu quả ở trẻ

Kiểm soát cận thị bằng kính áp tròng mềm hiệu quả ở trẻ

Kính áp tròng mềm cho trẻ em là gì? 

Đặc điểm hình dạng

Kính áp tròng mềm là một loại kính sử dụng để cải thiện tật khúc xạ, có tính thẩm mỹ cao. Loại kính này được làm từ chất liệu hiện đại, mỏng nhẹ, mềm mại và linh hoạt, có độ ngậm nước cao (chứa 40-80% nước). Cùng cấu tạo đặc biệt với bề mặt dạng cong, tạo thành một hình vòm, giúp ôm sát và cố định trên bề mặt giác mạc của trẻ. Đặc điểm hình dạng chủ yếu:

  • Mặt trước (bề mặt ngoài) : có độ cong tương đối nhẹ, được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung ánh sáng vào võng mạc.
  • Mặt sau (bề mặt trong) : có độ cong cao hơn, tiếp xúc trực tiếp với giác mạc nên được thiết kế phù hợp với hình dạng tự nhiên của giác mạc.
  • Cạnh: được thiết kế mỏng, trơn và bo tròn để giảm ma sát cũng như tránh gây kích ứng khi tiếp xúc với mắt.

Phân loại

Kính áp tròng đặc biệt được gọi là kính áp tròng tiêu cự kép, kính áp tròng tiêu cự mở rộng và kính áp tròng đa tiêu cự. Các loại kính áp tròng này đều được thiết kế để trẻ em dễ dàng sử dụng trong các hoạt động hàng ngày, mang lại cảm giác thoải mái khi đeo. Phù hợp cho trẻ vì tính an toàn và tiện lợi, bao gồm:

  • Kính áp tròng mềm dùng vào ban ngày (một lần hoặc tái sử dụng ngắn hạn).
  • Kính áp tròng Ortho-K đeo qua đêm (mở rộng thời gian sử dụng).
Kính áp tròng mềm là loại kính giúp ôm sát và cố định trên giác mạc

Kính áp tròng mềm là loại kính giúp ôm sát và cố định trên giác mạc

Kính áp tròng mềm và các phương pháp kiểm soát cận thị khác có điểm gì khác nhau?

Khi nói đến việc kiểm soát cận thị bằng kính áp tròng mềm cho trẻ nhỏ, với công nghệ tân tiến ngày nay có rất nhiều phương pháp phổ biến khác nhau mà phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn phương án phù hợp và đảm bảo thị lực tốt nhất cho con, bao gồm kính áp tròng mềm, kính gọng, kính áp tròng Ortho-K và thuốc nhỏ mắt Atropin.

  • Kính áp tròng mềm: Dễ sử dụng, không gây vướng víu trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Trẻ có thể tham gia vào các hoạt động thể thao, xã hội mà không cảm thấy bất tiện.
  • Kính gọng: Phổ biến và dễ sử dụng nhưng có thể gây ra sự bất tiện, đặc biệt trong các hoạt động thể chất. Trẻ có thể cảm thấy tự ti hoặc không thoải mái khi đeo kính gọng.
  • Kính áp tròng Ortho-K: Đeo vào ban đêm, giúp định hình giác mạc tạm thời, cho trẻ có tầm nhìn rõ vào ban ngày mà không cần đeo kính. Thị lực duy trì ổn định trong 24-48 giờ, tùy thuộc vào mức độ cận và cơ địa của từng người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kính áp tròng Ortho-K là phương pháp phẫu thuật chỉnh hình giác mạc không xâm lấn, không gây đau đớn, mà vẫn có thể làm chậm tiến trình tăng độ cận lên đến 45-50%. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu sự kiên nhẫn và theo dõi sát sao từ cha mẹ và bác sĩ.
  • Thuốc nhỏ mắt: Có thể làm chậm quá trình tăng độ cận nhưng không phù hợp với tất cả trẻ em do nguy cơ kích ứng hoặc tác dụng phụ.

Thời điểm lý tưởng nào cha mẹ nên cho con kiểm soát cận thị bằng kính áp tròng mềm?

Trong các nghiên cứu kính áp tròng mềm trong kiểm soát cận thị đã được áp dụng với trẻ trên 6 tuổi, tuy nhiên việc sử dụng kính áp tròng mềm kiểm soát cận thị cần lưu ý những điểm sau:

  • Sự hợp tác của trẻ trong việc đeo tháo.
  • Phụ huynh có thể hỗ trợ con trong việc đeo tháo và sử dụng kính.
  • Đủ điều kiện về sức khỏe mắt, không có lác lé, suy giảm thị lực hay các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc sử dụng kính của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết kiểm soát cận thị bằng kính áp tròng mềm hiệu quả với trẻ

Để nhận biết sử dụng kính áp tròng mềm để kiểm soát cận thị có thực sự hiệu quả cho con hay không, hãy quan sát các dấu hiệu sau:

  • Thị lực ổn định: Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất là thị lực của trẻ được giữ ổn định hoặc cải thiện. Nếu sau một thời gian sử dụng, kết quả kiểm tra thị lực cho thấy độ cận không tăng hoặc tăng rất ít, đây là dấu hiệu tích cực cho phương pháp này.
  • Trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin: Trẻ không gặp khó khăn hay cảm thấy khó chịu khi đeo kính áp tròng, điều này chứng tỏ kính áp tròng phù hợp với trẻ. Sự thoải mái khi sử dụng sẽ khuyến khích trẻ duy trì thói quen đeo kính đều đặn để kiểm soát cận thị đạt được hiệu quả tốt hơn.
  • Cải thiện trong hoạt động hàng ngày: Trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động thể thao, học tập và giao tiếp xã hội mà không gặp trở ngại nào do vấn đề thị lực, đây là dấu hiệu cho thấy công dụng của kính áp tròng đang phát huy tác dụng.
  • Giảm sự phụ thuộc vào kính gọng: Nếu trẻ không cần sử dụng kính gọng thường xuyên hoặc có thể thực hiện các hoạt động mà trước đây cần phải đeo kính, điều này cho thấy kiểm soát cận thị đang phát huy tác dụng.
  • Nhận xét tích cực từ giáo viên hoặc người chăm sóc: Giáo viên hoặc người chăm sóc nhận thấy sự tiến bộ trong học tập và hoạt động của trẻ, đồng thời không có sự thay đổi đáng kể về thị lực, đây là dấu hiệu cho thấy phương án đang có hiệu quả.
  • Kết quả kiểm tra định kỳ với bác sĩ nhãn khoa: Các buổi kiểm tra định kỳ với bác sĩ nhãn khoa sẽ cung cấp thông tin chính xác về kết quả tiến triển của cận thị ở trẻ. Nếu bác sĩ nhận thấy không có sự gia tăng đáng kể về độ cận, điều này cho thấy kết quả của kiểm soát cận thị đang cải thiện một cách hiệu quả.

Điều gì xảy ra nếu ngừng kiểm soát cận thị bằng kính áp tròng mềm cho trẻ em?

Nếu cha mẹ ngừng sử dụng phương pháp làm chậm quá trình tiến triển cận thị bằng kính áp tròng, tốc độ của cận thị ở trẻ có thể tăng nhanh, gây khó khăn cho trẻ trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Điều này dẫn đến trẻ dễ mất tự tin, cảm thấy không thoải mái trong quá trình giao tiếp, vui chơi, học tập. Nghiêm trọng hơn là dẫn đến các vấn đề về thị lực và có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như nhược thị, đục thủy tinh thể, hoặc tăng nhãn áp, đồng thời, làm giảm hiệu quả của phương pháp kiểm soát cận thị. Do đó, cha mẹ nên duy trì tuân thủ liệu trình điều trị và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả lâu dài trước khi có bất kỳ thay đổi nào.

Đặt lịch khám tại vivision kid để được tư vấn chi tiết và nhận sự chăm sóc tốt nhất cho thị lực của trẻ.

Lời khuyên

Việc lựa chọn sử dụng kính áp tròng để kiểm soát cận thị đã được chứng minh là có khả năng kiểm soát cận thị hiệu quả cho trẻ em từ 7 đến 16 tuổi. Đối với trẻ em, sử dụng kính áp tròng dùng một lần là một cách an toàn để điều chỉnh thị lực của trẻ và cải thiện sự tự tin cũng như khả năng tham gia hoạt động thể thao và sự hài lòng của trẻ so với việc đeo kính. Kiểm soát cận thị lý tưởng nhất là nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt.

logo vivisionkid
Optometrist Lê Sang Sang
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Kiểm soát cận thị bằng kính áp tròng mềm

kiểm soát cận thị ở trẻ nhỏ

kính áp tròng mềm