8 câu hỏi thường gặp về viễn thị ở trẻ
Viễn thị ở trẻ em là một tình trạng phổ biến khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng về sức khỏe thị lực của con mình. Dưới đây là 8 câu hỏi thường gặp giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cũng như cách điều trị viễn thị hiệu quả.
Viễn thị là gì?
Viễn thị (Hyperopia) là một tình trạng mắt phổ biến, khiến việc nhìn các vật ở gần trở nên mờ nhòe. Người bị viễn thị thường có thể nhìn rõ các vật ở xa (khoảng 6 mét hoặc xa hơn), nhưng gặp khó khăn khi nhìn các vật gần. Trong trường hợp trẻ bị viễn thị nặng, thị lực có thể bị mờ ở tất cả các khoảng cách.
Viễn thị thường có yếu tố di truyền trong gia đình. Bác sĩ có thể khắc phục vấn đề này thông qua việc đo thị lực và đề xuất sử dụng kính đeo, kính áp tròng phù hợp hoặc tiến hành phẫu thuật.
Nuyên nhân gây viễn thị
Có nhiều nguyên nhân gây viễn thị và yếu tố di truyền chỉ đóng một vai trò nhỏ. Nếu cha mẹ bị viễn thị, con cái cũng có nguy cơ mắc phải, nhưng ngay cả khi cha mẹ không bị viễn thị, trẻ vẫn có khả năng bị. Các nguyên nhân gây viễn thị phổ biến dẫn đến viễn thị bao gồm:
- Trục nhãn cầu ngắn: Nhãn cầu của người bị viễn thị thường ngắn hơn bình thường, làm cho ánh sáng hội tụ sai vị trí.
- Giác mạc phẳng: Giác mạc, lớp trong suốt bao phủ phía trước mắt, có nhiệm vụ khúc xạ ánh sáng để hội tụ lên võng mạc. Khi giác mạc quá phẳng, ánh sáng không thể hội tụ chính xác.
- Thủy tinh thể dẹt: Thủy tinh thể trong mắt không đủ độ cong để bẻ cong ánh sáng một cách hiệu quả, làm hình ảnh hội tụ sau võng mạc.
Đối với những người bị viễn thị nặng, mắt không thể tự điều chỉnh hoàn toàn, do đó cần sự hỗ trợ từ kính, kính áp tròng hoặc các phương pháp điều trị như phẫu thuật để cải thiện thị lực.
Những dấu hiệu chính của viễn thị ở trẻ em là gì?
Hầu hết trẻ em thường không phàn nàn về việc nhìn mờ, nhưng nếu con bạn gặp khó khăn trong học tập, đó có thể là dấu hiệu của viễn thị chưa được phát hiện. Một số triệu chứng và dấu hiệu của viễn thị bao gồm:
- Không đạt được kết quả học tập tốt hoặc gặp khó khăn khi đọc, học hay chú ý.
- Đau đầu hoặc mệt mỏi sau khi thực hiện các hoạt động yêu cầu nhìn gần như đọc sách, viết lách hoặc sử dụng máy tính.
- Mỏi mắt do phải nheo mắt hoặc dùng các cách khác để điều chỉnh tầm nhìn.
- Hình ảnh ở gần trở nên mờ trong khi tầm nhìn xa vẫn rõ nét.
- Giữ sách, điện thoại hay máy tính bảng ở xa để nhìn rõ hơn.
- Mắt có xu hướng quay vào trong khi tập trung vào vật thể.
Trong trường hợp nhẹ, trẻ có thể không nhận ra vấn đề thị lực nhưng vẫn cảm thấy đau đầu hoặc mệt mỏi sau các hoạt động nhìn gần. Với các trường hợp viễn thị nặng hơn, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhìn rõ ở mọi khoảng cách do các cơ mắt bị mỏi khi phải liên tục điều chỉnh để lấy nét, gây ra những vấn đề về thị giác khác.
Viễn thị ở trẻ em có phải điều bình thường không?
Viễn thị ở trẻ là hiện tượng khá phổ biến, khi nhiều trẻ em trải qua tình trạng viễn thị nhẹ trong những năm đầu đời. Trong nhiều trường hợp, không cần can thiệp vì trẻ có thể tự điều chỉnh bằng cách sử dụng cơ mắt để lấy nét.
Tuy nhiên, khi viễn thị ở mức độ cao, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tập trung và có nguy cơ phát triển nhược thị, một trong những nguyên nhân chính gây mất thị lực ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Việc phát hiện sớm viễn thị ở trẻ là rất quan trọng, giúp ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến thị lực. Do đó, cha mẹ cần quan sát kỹ các hoạt động hàng ngày của trẻ để nhận biết những dấu hiệu bất thường ở mắt, đồng thời đưa trẻ đi khám mắt định kỳ để theo dõi và can thiệp kịp thời.
Chẩn đoán viễn thị trẻ em như thế nào?
Viễn thị được chẩn đoán thông qua các bước khám mắt cơ bản như sau:
- Kiểm tra thị lực: Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đọc các chữ cái trên bảng thị lực. Nếu phát hiện dấu hiệu viễn thị ở trẻ, bác sĩ sẽ sử dụng kính soi võng mạc để quan sát phản xạ ánh sáng từ võng mạc. Thêm vào đó, phoropter cũng được dùng để xác định độ kính phù hợp nhất cho mắt.
- Kiểm tra khúc xạ: Đây là bước xác định các tật khúc xạ như viễn thị, cận thị hoặc loạn thị. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhìn qua các thấu kính khác nhau để bác sĩ đánh giá khả năng nhìn xa và gần.
- Đèn khe/sinh hiển vi: Phương pháp này giúp bác sĩ kiểm tra chi tiết cấu trúc mắt, từ giác mạc đến võng mạc, để phát hiện các bất thường. Bệnh nhân sẽ ngồi đối diện với thiết bị, tựa cằm và trán vào giá đỡ để bác sĩ quan sát mắt một cách rõ ràng.
Điều trị viễn thị như thế nào?
Điều trị viễn thị thường bao gồm các phương pháp sau:
Kính gong
Tròng kính trong kính mắt có tác dụng điều chỉnh viễn thị bằng cách thay đổi cách ánh sáng hội tụ lên võng mạc, giúp cải thiện khả năng nhìn bị ảnh hưởng bởi viễn thị. Có nhiều loại tròng kính khác nhau như kính đơn tròng, kính hai tròng và đa tròng.
Loại tròng kính cần dùng sẽ phụ thuộc vào mức độ viễn thị của từng người và tần suất sử dụng kính trong ngày cũng được điều chỉnh tùy theo nhu cầu và tình trạng cụ thể của người bệnh.
Kính áp tròng
Kính áp tròng hoạt động tương tự như kính gọng, giúp điều chỉnh ánh sáng khi đi vào mắt. Tuy nhiên, thay vì nằm trước mắt, kính áp tròng nhỏ hơn và áp sát trực tiếp lên bề mặt nhãn cầu.
Chúng có nhiều loại vật liệu và thiết kế khác nhau như kính mềm, kính cứng thấm khí, cũng như kính đa tiêu cự và kính đơn tiêu.
Kính áp tròng mang lại sự tiện lợi, thoải mái và an toàn, nhưng có thể gây ra tình trạng khô mắt và tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách.
Phẫu thuật
Các phương pháp phẫu thuật này nhằm điều chỉnh tật viễn thị bằng cách thay đổi độ cong của giác mạc. Các phương pháp phẫu thuật viễn thị bao gồm:
- Phẫu thuật LASIK (Laser-Assisted in Situ Keratomileusis): LASIK là phương pháp phổ biến nhất để điều trị viễn thị. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sử dụng tia laser để tạo một vạt mỏng trên bề mặt giác mạc, sau đó điều chỉnh độ cong của giác mạc bằng laser excimer để cải thiện khả năng khúc xạ. LASIK giúp mắt hội tụ ánh sáng đúng vào võng mạc.
- Phẫu thuật PRK (Photorefractive Keratectomy):PRK cũng sử dụng tia laser excimer để điều chỉnh giác mạc, nhưng thay vì tạo vạt, lớp ngoài cùng của giác mạc (biểu mô) được loại bỏ trước khi điều chỉnh. Sau đó, lớp biểu mô này sẽ tự tái tạo sau một thời gian. PRK thường được chỉ định cho những người có giác mạc mỏng hơn, không đủ điều kiện làm LASIK.
- Phẫu thuật LASEK: LASEK là sự kết hợp giữa LASIK và PRK. Trong LASEK, biểu mô giác mạc được tách ra, điều chỉnh giác mạc bên dưới bằng laser, sau đó lớp biểu mô được đặt lại vào vị trí cũ. Phương pháp này ít xâm lấn hơn và được sử dụng cho các bệnh nhân có giác mạc mỏng.
- Phẫu thuật Phakic IOL: Thay vì điều chỉnh giác mạc, phương pháp này cấy một thấu kính nội nhãn nhân tạo vào mắt để cải thiện khả năng khúc xạ. Phakic IOL thường được dùng cho những người có viễn thị nặng hoặc không phù hợp với phẫu thuật laser. Kính nội nhãn cấy ghép không thay thế thủy tinh thể tự nhiên mà bổ sung vào.
Mức độ viễn thị nào khiến trẻ em có nguy cơ bị nhược thị?
Theo hướng dẫn sửa đổi được công bố vào năm 2012 bởi Hiệp hội Nhãn khoa Nhi và Lác mắt Hoa Kỳ (AAPOS), mức độ viễn thị ở trẻ có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh nhược thị ở trẻ em khác nhau tùy theo độ tuổi, do viễn thị thường giảm tự nhiên khi trẻ lớn lên và mắt phát triển.
- Đối với trẻ em từ 12 đến 30 tháng tuổi, AAPOS xác định rằng trẻ có nguy cơ nhược thị nếu mức viễn thị vượt quá +4,5 điốp.
- Đối với trẻ từ 31 đến 48 tháng tuổi, ngưỡng này giảm xuống còn +4,0 điốp, được coi là yếu tố nguy cơ.
- Với trẻ em trên 49 tháng tuổi, mức viễn thị lớn hơn +3,5 điốp sẽ được xem là yếu tố nguy cơ gây nhược thị.
Kính gọng có thể ngăn ngừa viễn thị gây nhược thị không?
Viễn thị ở trẻ có thể được phát hiện qua khám sàng lọc thị lực ở trường hoặc bởi các chuyên gia chăm sóc mắt, tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định kính để cải thiện thị lực cho trẻ em có thị lực kém và có nguy cơ mắc nhược thị, thường được gọi là “mắt lười” Một yếu tố nguy cơ khác dẫn đến nhược thị là chứng loạn thị, xảy ra khi có sự chênh lệch đáng kể về khúc xạ giữa hai mắt.
Qua những giải đáp trên, phụ huynh đã hiểu rõ hơn về căn bệnh viễn thị ở trẻ. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp trẻ khắc phục tình trạng viễn thị, bảo vệ đôi mắt và đảm bảo tương lai tươi sáng. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy đưa con em mình đi khám mắt định kỳ để có được những tư vấn chuyên môn từ bác sĩ.
Hãy đặt lịch hẹn khám mắt với các chuyên gia tại vivision kid để được tư vấn và điều trị viễn thị kịp thời.
Nếu bạn nhận thấy có các dấu hiệu của viễn thị ở trẻ, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức. Kiểm tra thị lực cho trẻ định kỳ, đặc biệt là trong năm đầu tiên của cuộc đời.
Lời khuyên
Nếu bạn nhận thấy có các dấu hiệu của viễn thị ở trẻ, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức. Kiểm tra thị lực cho trẻ định kỳ, đặc biệt là trong năm đầu tiên của cuộc đời.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Lan Anh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: