Loạn viễn thị ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa

vào ngày 31/07/2024

Loạn viễn thị ở trẻ em là tình trạng mà mắt của trẻ gặp phải cả hai vấn đề về tật khúc xạ, bao gồm viễn thị và loạn thị. Cùng tham khảo góc nhìn từ vivision kid để hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị loạn viễn thị ở trẻ em nhé!

Loạn viễn thị ở trẻ em là gì?

Loạn viễn thị là một dạng tật khúc xạ phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trong độ tuổi còn nhỏ. Loạn viễn thị ở trẻ em là trường hợp trẻ bị đồng thời cả tật khúc xạ viễn thị và loạn thị. Khi trẻ mắc phải tật này, hình ảnh của các vật thể sẽ được hội tụ tại một điểm nằm sau võng mạc, thay vì hội tụ đúng trên võng mạc như ở mắt bình thường. Kết quả là trẻ em sẽ nhận thấy các vật thể gần bị mờ đi, trong khi các vật thể ở xa lại được nhìn thấy một cách rõ ràng hơn.

Viễn thị ở trẻ em dẫn đến tình trạng mờ nhòe khi nhìn các vật ở gần, trong khi khả năng nhìn xa không bị ảnh hưởng. Ngược lại, tình trạng loạn thị sẽ khiến trẻ em nhìn thấy các vật thể không rõ ràng và bị biến dạng, dẫn đến hiện tượng nhìn nhòe ở mọi khoảng cách, bất kể là gần hay xa.

Bác sĩ kiểm tra tình trạng loạn viễn thị ở trẻ

Bác sĩ kiểm tra tình trạng loạn viễn thị ở trẻ

Các chuyên gia nhãn khoa thường phân loại viễn loạn thị ở trẻ em thành bốn loại khác nhau, cụ thể như sau:

  • Loạn viễn thị đơn nghịch.
  • Loạn viễn thị đơn thuận.
  • Loạn viễn thị kép.
  • Loạn viễn thị đơn chéo.

Nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị do đâu?

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng loạn viễn thị ở trẻ em là do giác mạc có hình dạng không đồng đều, bị biến dạng, và trục nhãn cầu ngắn hơn mức bình thường. Điều này khiến hình ảnh của các vật thể quan sát không được hội tụ chính xác trên võng mạc mà thay vào đó, chúng hội tụ thành nhiều điểm khác nhau phía sau võng mạc. Kết quả là trẻ em sẽ thấy các vật thể, dù ở gần hay xa, đều trở nên mờ nhạt, không rõ nét. Một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc viễn loạn thị ở trẻ em bao gồm:

  • Di truyền: Tỷ lệ loạn viễn thị ở trẻ em sẽ gia tăng nếu trong gia đình có ba mẹ từng có tiền sử mắc tật khúc xạ như viễn thị.
  • Trẻ sinh non: Những trẻ được sinh ra trước 37 tuần thai kỳ, có trọng lượng cơ thể dưới 2,5kg, thường có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề bất thường về mắt.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý, chẳng hạn như tiểu đường hoặc các rối loạn thần kinh cụ thể, có thể làm tăng nguy cơ mắc các tật khúc xạ, bao gồm viễn thị.

Trẻ bị viễn thị và loạn thị có những biểu hiện gì?

Trẻ em mắc viễn thị và loạn thị có thể xuất hiện đồng thời các dấu hiệu nhận biết của hai tật khúc xạ này, với những triệu chứng đặc trưng như:

  • Hình ảnh của loạn thị kết hợp với viễn thị sẽ trở nên mờ nhạt và không rõ ràng ở tất cả các khoảng cách, bất kể là gần hay xa.
  • Tầm nhìn của trẻ sẽ bị nhòe khiến trẻ gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Gặp khó khăn khi quan sát một vật ở một khoảng cách gần.
  • Luôn nỗ lực nheo mắt và nghiêng đầu để quan sát sự vật một cách rõ ràng.
  • Dụi mắt thường xuyên.
  • Mắt bị đau nhức và mỏi do phải điều tiết quá mức.
  • Cảm giác đau nhức, đặc biệt là ở khu vực xung quanh thái dương.

Trẻ em thường chưa ý thức đầy đủ về các nguy cơ và vấn đề liên quan đến thị giác, và chúng thường ít khi phản ánh những khó khăn này với người lớn. Do đó, cha mẹ cần chú ý theo dõi và quan sát con trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đi khám mắt.

Loạn viễn thị ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tình trạng loạn viễn thị ở trẻ em có thể không gây ra mối nguy hiểm ngay lập tức, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến những vấn đề về mắt nghiêm trọng hơn trong tương lai. Những ảnh hưởng ban đầu có thể gây ra khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày, làm giảm khả năng tập trung cũng như kết quả học tập của trẻ.

Loạn viễn thị ở trẻ em nếu bị nặng có nguy cơ phát triển các biến chứng như lác trong và nhược thị, đây là những bệnh lý về mắt có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. 

Cách điều trị mắt viễn thị và loạn thị ở trẻ em

Hiện nay, tật khúc xạ loạn viễn thị ở trẻ vẫn chưa có phương pháp nào được y khoa công nhận có khả năng chữa trị triệt để. Đối với trẻ em được chẩn đoán mắc viễn thị, bác sĩ thường khuyến nghị sử dụng kính để cải thiện khả năng nhìn và hỗ trợ thị lực.

Việc trẻ em cần đeo kính phù hợp với độ viễn loạn của mắt là rất quan trọng, do đó, việc lựa chọn địa điểm khám mắt cho trẻ cần được xem xét kỹ lưỡng. Phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa về mắt để được kiểm tra và nhận đơn kính phù hợp với tình trạng thị lực của trẻ. Bên cạnh việc sử dụng kính gọng, cha mẹ cũng có thể cân nhắc việc lựa chọn kính áp tròng mềm hoặc cứng nhằm cải thiện và duy trì thị lực cho trẻ.

Bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn cách điều trị viễn loạn thị ở trẻ em

Bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn cách điều trị viễn loạn thị ở trẻ em

Cách phòng ngừa loạn viễn thị ở trẻ nhỏ ba mẹ cần nắm

Loạn viễn thị ở trẻ em là một hiện tượng tương đối phổ biến và có khả năng tác động đến sự phát triển thị giác của trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh có thể chủ động ngăn ngừa tình trạng này thông qua những biện pháp sau đây:

  • Việc cho trẻ đi khám mắt định kỳ từ khi còn nhỏ là rất quan trọng, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi học đường.
  • Cần bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E như: cà rốt, khoai lang, rau xanh, và các loại trái cây họ cam quýt,….
  • Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh cụ thể như: duy trì ánh sáng đủ khi học tập, hạn chế tiếp xúc ánh sáng xanh, tích cực tham gia các hoạt động vận động,..
  • Theo dõi trẻ em để phát hiện các triệu chứng của loạn viễn thị.

Đặt lịch khám miễn phí với các bác sĩ trung tâm vivision kid để nhận các tư vấn về loạn viễn thị ở trẻ em.

Lời khuyên

Việc phát hiện sớm tình trạng loạn viễn thị ở trẻ em là vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo trẻ có được thị lực tốt, từ đó hoàn thiện khả năng nhìn hai mắt, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như nhược thị và lác. Cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra tầm soát tật khúc xạ ít nhất một lần vào những thời điểm quan trọng: khi trẻ được 1 tuổi, 3 tuổi (giai đoạn mầm non) và đặc biệt là khi trẻ sắp vào lớp 1 ở độ tuổi 5.

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Hòa ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

loạn viễn thị ở trẻ em

loạn viễn thị ở trẻ nhỏ

viễn loạn thị ở trẻ em