Vì sao đeo kính áp tròng bị cộm mắt?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Việc đeo kính áp tròng có thể mang lại cảm giác không thoải mái cho mắt, đây là một hiện tượng phổ biến. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, để hiểu hơn về cộm mắt khi đeo kính áp tròng mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Giới thiệu về kính áp tròng 

Kính áp tròng (hay còn gọi là kính tiếp xúc hoặc lens) là loại kính hình chảo, ôm sát và có độ cong phù hợp với giác mạc mà không cần gọng đỡ. Nhằm đảm bảo chức năng sinh lý bình thường của mắt nên thường được làm từ chất liệu tổng hợp.

Kính sẽ có một lớp nước mỏng ngăn cách giữa bề mặt giác mạc với kính áp tròng khi ôm sát, từ đó có thể di chuyển theo sự chuyển động của mắt. Tuy nhiên, lớp nước này được thay mới liên tục nhờ nước mắt, từ đó làm giảm nguy cơ bám đọng vi khuẩn. Không những thế, lớp nước nằm giữa giác mạc và kính áp tròng còn có vai trò bôi trơn và hạn chế trầy xước giác mạc.

Kính áp tròng đeo trực tiếp lên bề mặt giác mạc nhằm mục đích điều chỉnh thị lực. Chất liệu phổ biến là silicone hydrogel có khả năng thấm khí, cho phép oxy đi vào và cung cấp dưỡng chất cho giác mạc. Loại kính này được sử dụng phổ biến để điều trị các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị.

Nhiều người khi lần đầu sử dụng kính áp tròng thường trải qua cảm giác khó chịu ở mắt. Đây là một hiện tượng khá thường gặp và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Giới thiệu kính áp tròng

Giới thiệu kính áp tròng

Thế nào là cộm mắt khi đeo kính áp tròng?

Cảm giác cộm mắt khi sử dụng kính áp tròng là một trạng thái khó chịu, thường được miêu tả như có vật thể lạ trong mắt hoặc cảm giác khó chịu kéo dài. Tình trạng này có thể làm cho việc đeo kính trở nên không thoải mái.

Nguyên nhân phổ biến gây cộm mắt

Theo các bác sĩ chuyên khoa về mắt, nguyên nhân gây cộm mắt khi đeo kính áp tròng bao gồm các lý do sau:

  • Kính áp tròng không phù hợp: Kính có kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ có thể gây ra sự cọ xát với giác mạc, dẫn đến cảm giác khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để thực hiện việc đo đạc lại và lựa chọn kính phù hợp.
  • Kính bẩn hoặc bị hỏng: Vi khuẩn bám trên bề mặt kính có thể gây ra cảm giác khó chịu cho mắt. Ngoài ra, Kính bị rách hoặc có mép sắc nhọn có thể làm tổn thương giác mạc.
  • Mắt khô hoặc kích ứng: Mắt khô có thể do môi trường làm việc, thói quen sử dụng máy tính thường xuyên, hoặc một số bệnh lý liên quan đến mắt. Ngoài ra, cộm mắt có thể bắt nguồn từ dị ứng, viêm kết mạc, hoặc tiếp xúc với các chất gây kích thích.
  • Sử dụng kính áp tròng quá lâu: Việc sử dụng kính trong thời gian dài có thể làm giảm lượng oxy đến mắt, dẫn đến tình trạng khô mắt và cảm giác khó chịu.
Vì sao đeo kính áp tròng gây cộm mắt

Vì sao đeo kính áp tròng gây cộm mắt

Giải pháp giảm bị cộm mắt khi đeo kính áp tròng

Khi tình trạng cộm mắt do đeo kính áp tròng xuất hiện, các bác sĩ sẽ khuyến nghị người bệnh thực hiện các giải pháp sau:

  • Lựa chọn kính áp tròng phù hợp: Để hạn chế cảm giác khó chịu ở mắt khi sử dụng kính, bước đầu tiên bạn cần thực hiện là lựa chọn một cặp kính thích hợp. Bạn nên tìm đến các cơ sở nhãn khoa uy tín để được kiểm tra và tư vấn chi tiết.
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo: Nước nhỏ mắt nhân tạo có tác dụng bôi trơn mắt, giảm tình trạng khô mắt và kích ứng, từ đó hạn chế tình trạng khó chịu khi sử dụng. Người dùng nên lựa chọn loại nước nhỏ mắt phù hợp và tuân thủ liều lượng được bác sĩ khuyến cáo.
  • Vệ sinh kính áp tròng đúng cách: Vệ sinh một cách chính xác là điều cần thiết để phòng ngừa nhiễm trùng và giảm thiểu cảm giác khó chịu ở mắt. Trước khi đeo hoặc tháo kính, bạn nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng kháng khuẩn. 
  • Thay kính thường xuyên: Mỗi loại kính áp tròng có thời gian sử dụng riêng biệt. Việc đeo kính vượt quá thời gian quy định có thể làm giảm khả năng cung cấp oxy cho mắt, gây ra tình trạng khô mắt, tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản kính áp tròng

Vệ sinh kính áp tròng đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe đôi mắt và kéo dài tuổi thọ của kính. Có thể tham khảo các bước vệ sinh và bảo quản kính tiêu chuẩn như sau:

  • Bước 1: Tiến hành vệ sinh ngay sau khi đã tháo kính áp tròng:

Sau khi gỡ tròng kính ra khỏi mắt, ta đặt một chiếc kính vào lòng bàn tay. Nhỏ từ 2 đến 3 giọt dung dịch vào bề mặt kính, sau đó sử dụng ngón trỏ để xoa nhẹ trong khoảng 10 giây nhằm làm sạch kính.

  • Bước 2: Tráng kính

Bước này nhằm loại bỏ sạch bụi bẩn trong kính bằng việc sử dụng các dung dịch ngâm kính chuyên dụng.

  • Bước 3: Ngâm kính trong hộp đựng

Nhỏ một lượng dung dịch thích hợp, ngâm kính vào khay chứa. Đặt kính vào khay và đậy nắp thật kín, sau đó thực hiện tương tự với chiếc kính còn lại.

  • Bước 4: Bảo quản

Thay thế dung dịch mới sau mỗi lần sử dụng kính. Ngâm kính qua đêm hoặc ít nhất 6 giờ trước khi tiếp tục sử dụng.

Tóm lại, việc đeo kính áp tròng bị cộm mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc vệ sinh không đúng cách đến các vấn đề về sức khỏe mắt. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn sử dụng kính, vệ sinh kính đúng cách, khám mắt định kỳ và đến gặp bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện. 

Nhắn tin cho vivision để được tư vấn ngay về tình trạng cộm mắt khi đeo kính áp tròng.

Lời khuyên

Kính áp tròng đem lại rất nhiều lợi ích cho người dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng kính áp tròng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây viêm nhiễm cho mắt. Do đó, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc các chuyên gia nếu gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến mắt hoặc kính, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của đôi mắt.

logo vivisionkid
Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

kính áp tròng

Kính áp tròng cứng là gì? Ai nên dùng? Có tốt không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

FSEC chính thức đổi tên thành VIVISION KID

Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền

Vì sao không nên sử dụng kính áp tròng quá hạn sử dụng?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy