Mắt bị cận loạn nên đeo kính gọng hay kính áp tròng?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế

vào ngày 30/07/2024

Nhiều người thắc mắc liệu mắt bị cận loạn nên đeo kính gọng hay kính áp tròng? Ưu nhược điểm của kính gọng và kính áp tròng ra sao? Hãy cùng vivision giải đáp các thắc mắc và tìm hiểu kỹ hơn về mắt cận loạn trong bài viết sau.

Mắt cận loạn là gì? 

Cận loạn thị là tình trạng mắt gặp đồng thời hai vấn đề: cận thịloạn thị. Cận thị khiến bạn chỉ có thể nhìn rõ những vật ở gần, trong khi loạn thị làm hình ảnh trở nên mờ nhòe, bất kể ở khoảng cách nào.

Cận thị và loạn thị là hai loại tật khúc xạ khác nhau, mỗi loại có thể nặng hay nhẹ tùy thuộc vào độ diop của từng người. Mỗi loại tật sẽ tác động đến thị lực và cuộc sống hàng ngày theo những cách riêng biệt, vì vậy không thể khẳng định chắc chắn loại nào gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Ưu nhược điểm của kính gọng và kính áp tròng 

Việc lựa chọn mắt bị cận loạn nên đeo kính gọng hay kính áp tròng để điều chỉnh thị lực chủ yếu phụ thuộc vào phong cách sống, sở thích cá nhân và khả năng tài chính của bạn. Điều này có nghĩa rằng không có loại kính nào hoàn toàn vượt trội hơn loại kia, mà chỉ có loại nào phù hợp với nhu cầu của bạn hơn.

Trước khi giải đáp mắt bị cận loạn nên đeo kính gọng hay kính áp tròng không ?Hãy cùng khám phá chi tiết hơn về những ưu và nhược điểm của cả kính gọng và kính áp tròng qua bảng dưới đây.

Loại kính Ưu điểm Nhược điểm
Kính gọng
  • Đeo kính gọng giúp bạn hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mắt, từ đó giảm nguy cơ gây kích ứng hoặc nhiễm trùng mắt.
  • Kính gọng không làm tăng tình trạng khô mắt hay kích ứng mắt nhạy cảm.
  • Về mặt kinh tế, kính gọng thường có chi phí thấp hơn trong thời gian dài so với kính áp tròng. Bạn không cần thay mới thường xuyên (trừ khi vô tình làm hỏng), và khi thay đổi độ cận hoặc loạn, bạn chỉ cần thay tròng kính mà không cần mua gọng mới.
  • Kính gọng còn giúp bảo vệ mắt khỏi các tác nhân môi trường như gió và bụi.
  • Kính gọng luôn cách giác mạc khoảng 12 mm, do đó có thể gây ra sự méo mó trong tầm nhìn ngoại vi của bạn.
  • Kính gọng đôi khi không được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, vì che phủ một phần khuôn mặt và đôi mắt của bạn. Đặc biệt, khi trang điểm, kính gọng có thể làm giảm khả năng thể hiện toàn bộ diện mạo của bạn.
  • Với những người có độ cận hoặc loạn quá cao, viền kính dày không chỉ hạn chế tầm nhìn ngoại vi mà còn có thể khiến mắt bạn trông nhỏ hơn hoặc to hơn một cách không tự nhiên.
  • Kính gọng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như mưa, sương mù hay hơi nóng, làm giảm khả năng quan sát của bạn.
  • Việc đeo kính gọng có thể gây áp lực lên tai và mũi, dẫn đến cảm giác khó chịu hoặc đau đớn.
Kính áp tròng
  • Kính áp tròng che phủ hoàn toàn giác mạc, mang lại tầm nhìn toàn diện, không bị méo mó và không có vật cản.
  • Kính áp tròng không gây cản trở khi bạn tham gia các hoạt động thể thao hay vận động mạnh.
  • Kính áp tròng không xung đột với phong cách thời trang hay trang phục bạn lựa chọn.
  • Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như mưa, sương mù hoặc hơi nước, kính áp tròng duy trì tầm nhìn ổn định.
  • Bạn có thể thay đổi màu mắt của mình với kính áp tròng màu, phù hợp với các sự kiện đặc biệt như Halloween hay Cosplay.
  • Một số loại kính áp tròng như Ortho-K có khả năng định hình giác mạc trong khi ngủ, giúp tạm thời giảm cận thị, cho phép bạn nhìn rõ vào ngày hôm sau mà không cần đeo kính gọng hay kính áp tròng ban ngày.
  • Một số người có thể gặp khó khăn trong việc lắp và tháo kính áp tròng.
  • Kính áp tròng có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho mắt, dẫn đến nguy cơ gây khô mắt hoặc làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nếu bạn thường xuyên làm việc với máy tính, kính áp tròng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc hội chứng thị giác màn hình.
  • Để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, bạn cần dành thời gian chăm sóc và vệ sinh kính áp tròng hàng ngày.

Mắt cận loạn có đeo kính áp tròng được không? 

Cận thị và loạn thị là hai tật khúc xạ khác nhau, cả hai đều gây ra khó khăn trong việc tập trung hình ảnh rõ ràng lên võng mạc. Cận thị xảy ra khi hình ảnh tập trung phía trước võng mạc, làm cho bạn khó nhìn rõ các vật ở xa. Loạn thị thì liên quan đến sự biến dạng của giác mạc, khiến ánh sáng tập trung tại nhiều điểm khác nhau thay vì một điểm, dẫn đến hình ảnh bị mờ.

Nếu bạn bị cả cận thị và loạn thị, kính áp tròng dành cho người có tật cận loạn có thể là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, việc tư vấn từ bác sĩ nhãn khoa là rất quan trọng để chọn loại kính phù hợp với tình trạng của bạn. Hiện nay, các loại kính áp tròng dành cho người cận loạn vẫn chưa phổ biến rộng rãi ở Việt Nam.

Mắt bị cận loạn nên đeo kính gọng hay kính áp tròng? 

Mắt bị cận loạn nên đeo kính gọng hay kính áp tròng? Việc tìm kiếm loại kính áp tròng phù hợp cho người bị cận loạn phức tạp hơn vì cần có sự hỗ trợ của thiết bị chuyên dụng để điều chỉnh độ loạn thị.

Mắt bị cận loạn nên đeo kính gọng hay kính áp tròng?

Mắt bị cận loạn nên đeo kính gọng hay kính áp tròng?

Nếu độ loạn của bạn dưới 2 diop và bạn vẫn có thể nhìn rõ khi đeo kính cận thông thường, bạn có thể không cần kính chuyên dụng ngay. Tuy nhiên, nếu độ cận hoặc độ loạn cao, việc sử dụng kính gọng sẽ giúp đảm bảo thị lực tốt hơn. Đối với loạn thị, bạn cần kính chuyên biệt, vì kính cận thông thường không thể điều chỉnh được tình trạng mờ do loạn thị gây ra, và sử dụng không đúng loại kính có thể gây hại cho mắt về lâu dài.

Sử dụng kính áp tròng cận loạn cần lưu ý điều gì? 

Kính áp tròng cận loạn không chỉ giúp khắc phục vấn đề về tật khúc xạ mà còn nâng cao vẻ đẹp thẩm mỹ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng loại kính này đúng cách. Sau khi giải đáp mắt bị cận loạn nên đeo kính gọng hay kính áp tròng? Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cho những người bị cận loạn khi sử dụng kính áp tròng:

  • Nên tham khảo kỹ các hướng dẫn về cách đeo, tháo và bảo quản kính để đảm bảo an toàn.
  • Khi mới bắt đầu sử dụng, bạn không nên đeo kính áp tròng quá lâu.
  • Nếu bạn bị cận lệch độ, hãy chú ý phân biệt rõ vị trí của kính áp tròng cho từng mắt trên khay đựng.
  • Tuyệt đối không sử dụng kính áp tròng đã hết hạn sử dụng.
  • Nên giảm độ kính áp tròng từ 0,25 đến 0,5 diop so với độ cận của kính thông thường để tránh cảm giác choáng.
  • Ngừng sử dụng kính áp tròng ngay lập tức nếu bạn gặp phải triệu chứng như mắt đỏ, nhìn mờ hoặc cảm giác khó chịu.
  • Chỉ bảo quản kính trong dung dịch ngâm chuyên dụng để đảm bảo vệ sinh.
  • Không nên chia sẻ kính áp tròng với người khác để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mắt.
  • Tránh đeo kính áp tròng khi ngủ hoặc khi bơi, vì nước có thể chứa nhiều vi khuẩn.
  • Không nên sử dụng kính áp tròng nếu bạn đang bị đau mắt.
  • Nên đeo kính áp tròng trước khi trang điểm để tránh phấn mắt hoặc các sản phẩm trang điểm khác dính vào.
  • Đối với những người có đôi mắt nhỏ, hãy chọn kính áp tròng có đường kính (DIA) nhỏ để dễ sử dụng hơn.
Sử dụng kính áp tròng cận loạn cần lưu ý bảo quản kính trong dung dịch ngâm chuyên dụng

Sử dụng kính áp tròng cận loạn cần lưu ý bảo quản kính trong dung dịch ngâm chuyên dụng

Đặt lịch khám với vivision ngay hôm nay để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp điều trị mắt bị cận loạn.

Lời khuyên

Mắt bị cận loạn nên đeo kính gọng hay kính áp tròng? Mắt bị cận loạn thì vẫn có thể đeo kính áp tròng hoặc kính gọng. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định chọn đeo kính nào, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở khám mắt uy tín để kiểm tra mắt và được tư vấn sản phẩm phù hợp.

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế
Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia thị giác hai mắt và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Ngọc Huế ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

Mắt bị cận loạn nên đeo kính gọng hay kính áp tròng