Cách nhận biết nhược thị: Phân biệt với cận thị và lé

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức

vào ngày 31/07/2024

Cách nhận biết nhược thị, phát hiện và điều trị kịp thời để tránh gây mất thị lực vĩnh viễn. Bài viết của vivision đi sâu vào cách nhận biết nhược thị, phân biệt cận thị và lé mắt. Cung cấp kiến thức giúp phụ huynh chăm sóc tốt sức khỏe mắt của con.

Cách nhận biết nhược thị

Nhược thị là gì? Nhược thị không phải lúc nào cũng có những biểu hiện rõ ràng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu có thể giúp phụ huynh và người chăm sóc biết được cách nhận biết nhược thị.:

  • Cách nhận biết nhược thị bị lé mắt: Lé (hay còn gọi là lác) là tình trạng hai mắt không nhìn thẳng về cùng một hướng. Lé có thể là nguyên nhân hoặc là dấu hiệu của nhược thị. Não sẽ bỏ qua hình ảnh từ mắt đó để tránh hiện tượng nhìn đôi, khi một mắt lệch hướng, tránh dẫn đến suy giảm thị lực ở mắt bị lé.
  • Cách nhận biết nhược thị hay nheo mắt: Trẻ thường xuyên nheo mắt để cố gắng nhìn rõ hơn. Đây là phản ứng tự nhiên của não bộ khi mắt không thể tập trung đúng vào vật.
  • Cách nhận biết nhược thị hay nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn: Trẻ có thể nghiêng đầu hoặc vẹo cổ để sử dụng mắt khỏe hơn, để bù đắp cho sự suy giảm thị lực ở một mắt. Đây là dấu hiệu mà phụ huynh cần chú ý.
  • Cách nhận biết nhược thị bị mỏi mắt: Trẻ bị nhược thị thường xuyên bị mỏi mắt sau khi sử dụng mắt trong một thời gian dài, đặc biệt là khi đọc sách, xem TV hoặc làm bài tập.
Mỏi mắt là dấu hiệu của nhiều tật khúc xạ mắt

Mỏi mắt là dấu hiệu của nhiều tật khúc xạ mắt

Một cách đơn giản nhưng hiệu quả để kiểm tra nhược thị là bịt từng mắt của trẻ để xem mắt nào bị mờ hơn. Nếu mắt bị mờ hơn so với mắt còn lại, đó có thể là mắt bị nhược thị. Phương pháp kiểm tra này thường được các bố mẹ sử dụng để phát hiện sự suy giảm thị lực ở trẻ.

Nhược thị và cận thị có giống nhau không?

Cách nhận biết nhược thị là gì? Mặc dù nhược thị và cận thị đều liên quan đến sự suy giảm thị lực, nhưng chúng không phải là hai tình trạng giống nhau. 

Trong khi cận thị là một tật khúc xạ có thể được điều chỉnh bằng kính hoặc phẫu thuật, thì nhược thị là do sự phát triển bất thường của hệ thống thị giác và cần các phương pháp điều trị khác như bịt mắt hoặc điều trị thị lực.

Cận thị là gì?

Cận thị là một dạng tật khúc xạ trong đó mắt không thể nhìn rõ các vật ở xa. Nguyên nhân là do ánh sáng không được hội tụ đúng trên võng mạc mà tập trung trước võng mạc, khiến hình ảnh của các vật ở xa trở nên mờ.

  • Cận thị đơn thuần: Đây là dạng cận thị phổ biến nhất, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nguyên nhân của cận thị đơn thuần có thể do di truyền hoặc do thói quen sinh hoạt, như việc đọc sách quá gần hoặc tiếp xúc với màn hình điện tử trong thời gian dài.
  • Cận thị cao: Đây là dạng cận thị nặng, thường có độ cận trên -5.00D. Cận thị cao không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhìn mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bong võng mạc, thoái hóa võng mạc, hoặc tăng nhãn áp.

Nhược thị là gì?

Nhược thị (amblyopia) là tình trạng suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt do não không nhận được tín hiệu hình ảnh rõ ràng từ mắt bị ảnh hưởng. Nhược thị thường xuất hiện ở trẻ em và nếu không được điều trị sớm, có thể dẫn đến suy giảm thị lực vĩnh viễn ở mắt bị ảnh hưởng. Vậy cách nhận biết nhược thị là gì và có bao nhiêu loại nhược thị.

  • Nhược thị do lé: Nhược thị do lé xảy ra khi một mắt bị lệch (lé) và não bắt đầu bỏ qua tín hiệu hình ảnh từ mắt đó. Điều này khiến mắt không phát triển thị lực đúng cách và bị lé.
  • Nhược thị do tật khúc xạ: Đây là tình trạng mà một mắt có tật khúc xạ lớn hơn nhiều so với mắt kia (ví dụ, một mắt cận thị, một mắt không cận). Não sẽ ưu tiên hình ảnh từ mắt không bị khúc xạ, dẫn đến mắt yếu hơn không hoặc khó phát triển thị lực.
  • Nhược thị do thiếu kích thích: Tình trạng này xảy ra khi mắt không nhận được đủ kích thích hình ảnh trong giai đoạn phát triển thị giác, chẳng hạn như khi trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh.

Biểu hiện chung của cận thị và nhược thị

Dấu hiệu của nhược thị và cận thị chung là như thế nào? Mặc dù cận thị và nhược thị có những khác biệt quan trọng về nguyên nhân và cơ chế, nhưng chúng cũng có một số biểu hiện chung, đặc biệt là nheo mắt. 

Trẻ bị cận thị thường nheo mắt để nhìn rõ hơn các vật ở xa, trong khi trẻ bị nhược thị cũng nheo mắt khi cố gắng tập trung nhìn bằng mắt yếu. Bên cạnh đó, cả hai tình trạng đều có thể dẫn đến căng thẳng ở mắt và đau đầu sau khi thực hiện các hoạt động yêu cầu sự tập trung của mắt.

Cách nhận biết nhược thị - Triệu chứng nheo mắt là dấu hiệu của nhược thị

Cách nhận biết nhược thị – Triệu chứng nheo mắt là dấu hiệu của nhược thị

Nhược thị và mắt lé có phải cùng một bệnh

Nhược thị và mắt lé (hay còn gọi là lác) là hai vấn đề về mắt thường gây nhầm lẫn do chúng có liên quan đến chức năng thị giác. Tuy nhiên, chúng là hai bệnh lý riêng biệt với nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau. 

Nhược thị, thường được gọi là “mắt lười,” liên quan đến sự phát triển không hoàn thiện của thị lực, trong khi mắt lé là tình trạng mất cân bằng của các cơ mắt dẫn đến việc hai mắt không thể đồng thời nhìn vào cùng một điểm.

Tiêu chí Cách nhận biết nhược thị Cách nhận biết mắt lác (Lé)
Nguyên nhân Nguyên nhân chính là do mắt không được kích thích thị giác đầy đủ trong giai đoạn phát triển, dẫn đến mắt không đạt được khả năng nhìn tốt. 

Những trường hợp phổ biến như mắt lác hoặc tật khúc xạ không được điều trị kịp thời có thể gây nhược thị.

Nguyên nhân chính là do mắt không được kích thích thị giác đầy đủ trong giai đoạn phát triển, dẫn đến mắt không đạt được khả năng nhìn tốt. 

Những trường hợp phổ biến như mắt lác hoặc tật khúc xạ không được điều trị kịp thời có thể gây nhược thị.

Yếu tố rủi ro Các yếu tố Trẻ em có yếu tố di truyền, bị mắt lác hoặc tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị có nguy cơ cao mắc nhược thị. 

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời trong giai đoạn từ 0-8 tuổi, khả năng thị lực của mắt bị ảnh hưởng nặng nề.

Di truyền cũng là một yếu tố rủi ro quan trọng. Ngoài ra, những trẻ sinh non, mắc các bệnh lý về thần kinh, hoặc có vấn đề về thị giác bẩm sinh có nguy cơ cao bị mắt lác.
Triệu chứng Mắt mờ ở một bên mà không có vấn đề về cấu trúc mắt. Trẻ em thường sẽ út để ý mắt nào của mình bị yếu, Vì mắt còn lại sẽ bù trừ khả năng nhìn cho mắt yếu. Sự lệch hướng của một hoặc cả hai mắt, khiến cho hai mắt không đồng thời tập trung vào một điểm. 

Người bị lác có thể nhìn đôi (diplopia), mắt chuyển động không đồng bộ, hoặc có hiện tượng đầu nghiêng để cố gắng bù trừ thị giác.

Cách chẩn đoán Để chẩn đoán nhược thị, bác sĩ sử dụng kiểm tra thị lực tiêu chuẩn, đo khúc xạ và các bài kiểm tra thị giác khác  Bao gồm các bài kiểm tra vị trí mắt, phản ứng của đồng tử, và sự phối hợp giữa hai mắt. 

Bác sĩ cũng có thể sử dụng các thiết bị chuyên dụng để đo góc lác và xem xét các chức năng thần kinh điều khiển mắt.

Quan niệm sai lầm Nhiều người cho rằng nhược thị chỉ ảnh hưởng đến trẻ em và có thể tự khỏi khi lớn lên. 

Thực tế, nhược thị nên được phát hiện và điều trị trong những năm đầu đời để tránh trường hợp suy giảm thị lực vĩnh viễn.

Một sai lầm phổ biến là cho rằng mắt lác chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không ảnh hưởng đến thị lực. 

Trên thực tế, nếu không được điều trị, mắt lác có thể gây nhược thị hoặc các vấn đề thị giác khác.

Cách điều trị Điều trị nhược thị phụ thuộc vào nguyên nhân và độ nặng. 

Các phương pháp bao gồm dùng kính điều chỉnh tật khúc xạ, che mắt lành để kích thích mắt yếu làm việc, và các bài tập thị giác. 

Mổ mắt cũng là một trong những cách tốt cho một số trương hợp.

Điều trị mắt lác bao gồm đeo kính điều chỉnh, sử dụng botox để điều chỉnh cơ mắt, hoặc phẫu thuật chỉnh cơ mắt. 

Qua những thông tin trên, chúng ta có thể thấy rằng nhược thị, cận thị và lé là ba vấn đề về mắt khác nhau, tuy nhiên chúng lại có những biểu hiện tương tự. Để phân biệt chính xác và có phương pháp điều trị hiệu quả, cần phải dựa vào kết quả khám mắt chuyên sâu. Do đó, việc đưa trẻ đi khám mắt định kỳ là vô cùng cần thiết.

Nhắn tin để được tư vấn và đặt lịch kiểm tra mắt với bác sĩ chuyên khoa tại vivision

Lời khuyên

Nếu cha mẹ nhận thấy con mình có các dấu hiệu như mắt nhìn mờ, nghiêng đầu khi nhìn, hay có triệu chứng lé mắt, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra. Ngoài ra, việc khám mắt định kỳ từ khi trẻ còn nhỏ là rất cần thiết, giúp phát hiện sớm các vấn đề về thị giác và điều trị kịp thời.

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức
Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

cách nhận biết nhược thị

dấu hiệu của nhược thị

nhược thị là gì

Trẻ hay nheo mắt có bị nhược thị không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Nhược thị có tái phát không?

Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền

Nhược thị có thuốc chữa không?

Bác sĩ Lê Đức Thiện

Điều trị nhược thị bằng atropin

Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền