Những tác động của cận thị tới sức khỏe mắt

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

vào ngày 29/04/2024

Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nguyên nhân thường do thói quen sinh hoạt, di truyền hoặc bất thường cấu trúc của mắt, lâu dài có thể gây những vấn đề nghiêm trọng với mắt.

Giới thiệu về cận thị

Cận thị hay còn gọi là myopia, là một tật khúc xạ phổ biến, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên. Ở mắt bình thường, tia sáng của vật đến mắt qua giác mạc sẽ được hội tụ đúng trên võng mạc giúp nhìn rõ ảnh của vật. Với người bị tật khúc xạ này, vì một lý do nào đó, các tia sáng hội tụ ở trước võng mạc dẫn đến ảnh của những vật ở xa bị nhòe, mờ.

Nói chung khi mắc tật cận thị, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn rõ các vật ở xa nhưng có thể nhìn các vật ở gần một cách dễ dàng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tật khúc xạ này có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe mắt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Khám mắt và đo độ cận thị

Khám mắt và đo độ cận thị

Nguyên nhân gây cận thị

Cận thị có thể do nhiều nguyên nhân hoặc kết hợp với nhau, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Nhiều trường hợp cận thị là do di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người mắc tật khúc xạ này, nguy cơ trẻ sinh ra cũng mắc phải tật khúc xạ này sẽ tăng cao.
  • Thói quen: Thói quen đọc sách, học tập quá gần và sử dụng mắt quá cho các hoạt động gần như đọc sách, xem điện thoại hoặc máy tính trong thời gian dài mà không dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để mắt nghỉ ngơi cũng có thể dẫn đến sự phát triển của cận thị. Ngoài ra, học tập hoặc làm việc trong môi trường ánh sáng yếu trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc tật khúc xạ này.
  • Cấu trúc mắt: Nguyên nhân khác gây ra tật khúc xạ này, đặc biệt là ở trẻ nhỏ thường là do cấu trúc  mắt, như trục nhãn cầu dài hơn bình thường (chiều dài trục trước sau của nhãn cầu quá dài), do công suất khúc xạ của mắt quá cao, do độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể….

Các triệu chứng của cận thị

Các triệu chứng của cận thị thường rất rõ ràng, bao gồm:

  • Khó khăn khi nhìn xa: Người mắc cận thị thường thấy hình ảnh ở xa hoặc đọc chữ nhỏ ở gần bị mờ và không rõ ràng. Nên trẻ thường để sát mắt vào để đọc sách, xem tivi,..
  • Mỏi mắt: Cảm giác căng thẳng hoặc mỏi mắt sau khi làm việc gần trong thời gian dài.
  • Nhíu mắt: Thường xuyên phải nhíu mắt hoặc cúi đầu để cố gắng nhìn rõ hơn những vật ở xa hoặc khi đọc sách chữ nhỏ.
  • Đau đầu: Cảm giác đau đầu có thể xảy ra sau khi cố gắng nhìn xa hoặc làm việc, học tập trong thời gian dài.

Những triệu chứng này không chỉ gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập và sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, cận thị lâu ngày có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về mắt.

Những tác động của cận thị đến sức khỏe mắt

Cận thị không chỉ là một vấn đề tạm thời mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe mắt nếu không được quản lý đúng cách. Theo nghiên cứu, trẻ em bị tật khúc xạ này có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như đục thủy tinh thể, glôcôm, thoái hóa điểm vàng và bong võng mạc. Và khi độ cận quá nặng dẫn đến không thể phẫu thuật khúc xạ.

  • Bong võng mạc: Cận thị cao làm nhãn cầu lồi ra hiều hơn, làm căng võng mạc và có thể dẫn đến tình trạng bong võng mạc. Có nghĩa là nơi mà lớp võng mạc bị kéo căng, mỏng đi và thoái hóa dần làm cho nguy cơ bị bong rách, xuất huyết võng mạc tăng lên so với những người không mắc cận thị.
  • Glaucoma (glôcôm): Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa không thể hồi phục hiện nay. Những người mắc cận thị có nguy cơ bị glôcôm cao gấp 2 đến 3 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do người bị cận độ cao làm trục nhãn cầu dài hơn, khiến lớp liên kết giữa các sợi thần kinh thị giác mỏng đi. Dễ bị glaucoma góc mở.
  • Đục thủy tinh thể: Cận thị cũng là một yếu tố thường gặp có thể gây ra sự phát triển của đục thủy tinh thể do sự thay đổi cấu trúc của mắt và giảm cung cấp dưỡng chất đến thủy tinh thể làm thủy tinh thể không giữ được độ trong ban đầu.
  • Thoái hóa điểm vàng: Cận độ cao kéo dài có thể kéo theo các biến chứng như tổn thương tế bào cảm thụ ánh sáng ở trung tâm võng mạc, có thể dẫn tới teo nhỏ hoặc xuất huyết ở khu vực này.
  • Hạn chế cho phẫu thuật khúc xạ: Những người mắc cận thị nặng có thể không đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật khúc xạ bằng laser, vì cơ chế của sử dụng tia laser điều chỉnh tật khúc xạ là làm mỏng giác mạc. Nghĩa là độ cận càng cao thì càng phải tăng độ mỏng của giác mạc. Vì thế độ cận cao có thể phẫu thuật khúc xạ không còn là lựa chọn tối ưu, dẫn đến việc phải sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng thường xuyên.

Các biện pháp phòng ngừa cận thị

Để giảm thiểu nguy cơ mắc tật khúc xạ này và các biến chứng liên quan, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như sau:

Thói quen sinh hoạt lành mạnh

  • Thời gian sử dụng thiết bị: Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, và tivi, khi sử dụng cần giữ khoảng cách từ 30-40cm. Nên áp dụng quy tắc 20/20/20: cứ 20 phút làm việc, hãy nhìn xa 20 feet (khoảng 6 mét) trong 20 giây cho mắt được nghỉ ngơi.
  • Nghỉ ngơi: cho mắt nghỉ ngơi mỗi khi học tập hoặc sử dụng mắt ở khoảng cách gần trong thời gian dài. Chú ý đến tư thế ngồi của trẻ khi học tập và cung cấp đủ ánh sáng cho môi trường học tập, làm việc.
  • Bảo vệ mắt: Sử dụng kính râm, kính chống tia UV để bảo vệ mắt mỗi khi ra đường.
Đọc sách đúng thư thế để phòng ngừa

Đọc sách đúng thư thế để phòng ngừa

Chế độ ăn uống

Sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe mắt: Cung cấp cho trẻ những thực phẩm giàu vitamin A, C, E, và các khoáng chất như lutein, zeaxanthin. Các loại thực phẩm như cà rốt, rau xanh, cá hồi, và các loại hạt rất tốt cho sức khỏe mắt.

Tập luyện thể thao

Tích cực vận động thể lực: Khuyến khích và cùng trẻ tham gia các hoạt động thể lực, thể thao ngoài trời. Dành ít nhất 2 giờ mỗi ngày cho các hoạt động ngoài trời không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao thể chất mà còn giúp trẻ duy trì thị lực tốt hơn.

Kết luận

Cận thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến ở trẻ em và có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe mắt nếu không được điều chỉnh và kiểm soát. Vì vậy, việc thăm khám định kỳ để kiểm tra mắt và kiểm soát tình trạng cận thị của trẻ bằng các phương pháp như chỉnh kính hay phẫu thuật là vô cùng quan trọng.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về dấu hiệu hay điều chỉnh tật khúc xạ cận thị cho con mình. Hãy đặt lịch khám tại vivision ngay!

Lời khuyên

Cận thị là một trong những tật khúc xạ thường hay gặp nhất và tiến triển rất nhanh nếu không được kiểm soát đúng cách. Ảnh hưởng của cận thị có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho mắt của trẻ sau này. Vì vậy, khi mắc tật khúc xạ này, các bậc phụ huynh cần cho trẻ thăm khám mắt để áp dụng những biện pháp điều trị hoặc làm giảm tiến triển của tật khúc xạ này.

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, Khúc xạ Nhãn khoa đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

ảnh hưởng của cận thị

cận thị

Phòng tránh cận thị học đường như thế nào?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Viễn thị có chơi thể thao được không?

Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế