Phòng tránh cận thị học đường như thế nào?
Cận thị học đường đang ngày càng trở thành một mối quan tâm lớn đối với trẻ em và thanh thiếu hiện nay, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập và cuộc sống hàng ngày. Cùng vivision khám phá những biện pháp phòng tránh cận thị học đường.
Cận thị học đường là gì?
Cận thị học đường là tình trạng cận thị phổ biến xảy ra ở học sinh trong độ tuổi đến trường, thường liên quan đến việc sử dụng mắt ở khoảng cách gần liên tục, đặc biệt khi học tập và đọc sách. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học tập mà còn gây ra các vấn đề về tâm lý và sức khỏe cho trẻ.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và thời gian sử dụng thiết bị điện tử ngày càng tăng, tỷ lệ cận thị học đường đang có xu hướng gia tăng đáng kể, đòi hỏi phụ huynh và nhà trường cần chú trọng hơn đến các biện pháp phòng ngừa.
Phân loại cận thị
Cận thị đơn thuần: Là loại cận thị phổ biến nhất, có độ cận dưới 6 Diop và có thể kèm theo loạn thị. Thường xuất hiện ở trẻ từ 6 đến 18 tuổi, chiếm hơn 70%.
Nguyên nhân chủ yếu do thói quen sinh hoạt và di truyền, mắt phải làm việc nhiều ở khoảng cách gần dẫn đến thủy tinh thể phồng lên. Cận thị đơn thuần thường phát triển qua nhiều năm và sẽ dừng lại ở một mức độ nhất định.
Cận thị thứ phát: Còn gọi là cận thị do nguyên nhân khác có thể xuất phát từ sự lão hóa của thủy tinh thể, tác dụng phụ của một số loại thuốc, hoặc do đường huyết cao (chủ yếu do tiểu đường) và một số nguyên nhân khác.
Cận thị ban đêm: Là tình trạng mắt kém nhìn vào ban đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu. Trong khi ban ngày, thị lực vẫn bình thường. Khi gặp tình trạng này, đồng tử sẽ giãn ra để thu nhận thêm ánh sáng, nhưng hình ảnh có thể bị biến dạng.
Cận thị giả: Xảy ra khi cơ thể mi trong mắt bị co cứng, dẫn đến tình trạng mắt không nhìn rõ. Đây là một hiện tượng tạm thời và có thể hồi phục sau thời gian nghỉ ngơi.
Cận thị thoái hóa: Còn được gọi là cận thị bệnh lý, đây là dạng cận thị nặng với độ cận thường trên 6 Diop và có hiện tượng thoái hóa ở phía sau nhãn cầu. Nhãn cầu phát triển dài hơn bình thường, gây ra sự gia tăng độ cận liên tục, khiến thị lực ngày càng giảm sút.
Nguyên nhân gây ra cận thị
Thói quen sinh hoạt và học tập không hợp lý: Việc học tập và đọc sách quá lâu ở khoảng cách gần là một trong những nguyên nhân chính gây cận thị học đường. Khi mắt phải liên tục điều tiết để nhìn gần trong thời gian dài, các cơ mắt sẽ trở nên căng thẳng, dẫn đến tình trạng khó nhìn xa và dần dần gây ra cận thị.
Thiếu ánh sáng tự nhiên: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu ánh sáng tự nhiên có thể làm tăng nguy cơ phát triển cận thị ở trẻ. Việc dành nhiều thời gian ngoài trời với ánh sáng tự nhiên giúp bảo vệ mắt khỏi cận thị do các tế bào thần kinh trong võng mạc được kích thích, giảm căng thẳng cho mắt và cải thiện khả năng nhìn xa.
Trẻ em cần được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoài trời thường xuyên để giảm nguy cơ bị cận thị.
Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều: Trẻ em ngày nay dễ tiếp xúc sớm và nhiều với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng và máy tính.
Việc nhìn vào màn hình trong thời gian dài, đặc biệt là ở khoảng cách gần, không chỉ gây căng thẳng mắt mà còn tăng nguy cơ phát triển cận thị học đường. Điều này đòi hỏi sự quản lý của phụ huynh trong việc kiểm soát thời gian và thói quen sử dụng thiết bị của trẻ.
Di truyền: Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra cận thị. Trẻ em có cha mẹ bị cận thị có nguy cơ cao mắc cận thị hơn so với những trẻ khác. Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất và các thói quen sinh hoạt tốt có thể giúp hạn chế nguy cơ này.
Thiếu chế độ dinh dưỡng hợp lý: Dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe mắt. Thiếu các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin A, C, và omega-3 có thể làm giảm sức khỏe mắt, tăng nguy cơ mắc các tật khúc xạ bao gồm cận thị học đường.
Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng giúp mắt khỏe mạnh và hỗ trợ phòng ngừa cận thị hiệu quả.
Biểu hiện của trẻ khi mắc cận thị học đường
Dấu hiệu trẻ mắc cận thị học đường có thể được nhận biết qua các triệu chứng sau:
- Mờ mắt khi nhìn xa: Khó khăn trong việc nhìn thấy các vật ở khoảng cách xa, như biển báo hay bảng hiệu.
- Nheo mắt: Người bệnh thường phải nheo mắt để cố gắng nhìn rõ hơn.
- Mỏi mắt: Xảy ra khi mắt phải tập trung vào một điểm trong thời gian dài mà không được chớp, dẫn đến cảm giác khô và mệt mỏi.
- Nhức đầu: Có thể cảm thấy đau nhức ở toàn bộ đầu hoặc ở một khu vực cụ thể.
- Chớp mắt thường xuyên: Tần suất chớp mắt bình thường là 14–17 lần/phút ở tuổi thiếu niên và 15–30 lần/phút ở người lớn. Nếu chớp mắt quá nhiều, có thể là dấu hiệu của cận thị.
Đối với trẻ em, cận thị học đường có thể khiến các em gặp khó khăn trong việc nhìn rõ bảng trắng hoặc màn hình trong lớp học, thể hiện qua các dấu hiệu như:
- Liên tục nheo mắt.
- Không thể nhận diện các đồ vật ở khoảng cách xa.
- Chớp mắt nhiều.
- Thường xuyên dụi mắt.
- Ngồi gần tivi.
Còn đối với người lớn, cận thị có thể gây khó khăn trong việc đọc biển báo giao thông hoặc biển hiệu trong cửa hàng. Một số người còn gặp vấn đề nhìn mờ trong điều kiện ánh sáng yếu, như khi lái xe ban đêm, nhưng lại nhìn rõ vào ban ngày. Hiện tượng này được gọi là cận thị vào ban đêm.
Hậu quả, biến chứng của cận thị nặng
Cận thị có thể gây ra nhiều biến chứng, từ nhẹ đến nghiêm trọng, như sau:
- Giảm chất lượng cuộc sống: Cận thị có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, gây khó khăn khi tham gia các hoạt động xã hội.
- Mỏi mắt: Nếu không được điều trị, cận thị có thể dẫn đến cảm giác mỏi mắt và những cơn đau đầu kéo dài.
- Nguy hiểm cho bản thân và người khác: Tình trạng này đặc biệt đáng lo ngại khi người bệnh tham gia giao thông hoặc vận hành các thiết bị nặng.
Ngoài ra, cận thị nặng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải những vấn đề nghiêm trọng về mắt, bao gồm:
Bong võng mạc: Người mắc cận thị có khả năng cao bị bong võng mạc, tức là lớp mô bên trong mắt bị tách ra. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, có khả năng gây mù lòa, vì vậy người bệnh cần đi kiểm tra võng mạc định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo.
Tăng nhãn áp: Tình trạng này xảy ra khi chất lỏng tích tụ ở phía trước của mắt, dẫn đến áp lực tăng cao và tổn thương dây thần kinh thị giác. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở người trên 60 tuổi, nhưng có thể được ngăn chặn nếu được điều trị kịp thời.
Đục thủy tinh thể: Đây là khi thủy tinh thể tự nhiên trong mắt trở nên đục, làm giảm độ trong suốt và khiến hình ảnh trở nên mờ hoặc mất màu sắc.
Các biện pháp phòng tránh cận thị học đường
Bệnh cận thị có thể được ngăn ngừa nếu có sự hợp tác chặt chẽ giữa học sinh, gia đình và nhà trường. Dưới đây là một số hướng dẫn cần được thực hiện trong sinh hoạt và học tập để phòng tránh cận thị học đường:
- Không đọc sách hoặc viết bài trong tư thế nằm hoặc quỳ.
- Tránh đọc sách, báo trong khi di chuyển trên ô tô, tàu hỏa hay máy bay.
- Khi xem ti vi hoặc video, nên ngồi cách màn hình ít nhất 2,5 mét và đảm bảo ánh sáng trong phòng phù hợp. Thời gian xem nên ngắt quãng, không quá 45-60 phút mỗi lần.
- Không tự ý sử dụng kính mắt không đạt tiêu chuẩn. Khi đeo kính, cần tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia.
- Thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời để không chỉ tốt cho mắt mà còn nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
- Đi khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các tật khúc xạ ở trẻ em.
- Khi ra ngoài, nên bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mạnh bằng cách che chắn.
- Bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho mắt, như rau củ, trái cây tươi, thịt và cá, đặc biệt là các vitamin A, C, E và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe mắt và phòng ngừa các bệnh liên quan.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề phòng tránh cận thị học đường. Hãy đặt lịch khám vivision qua ngay hôm nay để được các bác sĩ và chuyên gia tư vấn phương pháp điều trị cận thị phù hợp, bảo vệ sức khỏe đôi mắt của bạn.
Lời khuyên
Cận thị học đường là tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay. Ngay cả khi sử dụng các thực phẩm dinh dưỡng và chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho mắt cận thị, việc khám mắt định kỳ vẫn là điều vô cùng cần thiết để phát hiện sớm các bất kỳ tình trạng nào của mắt. Vì vậy mỗi năm hãy đi khám mắt định kỳ ít nhất một lần.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Xuân Thủy ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: