Phân biệt 2 trường hợp: quặm và lông xiêu. Các hướng điều trị

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Lông quặm và lông xiêu là hai trong các bệnh thường gặp ở mi mắt, đều là sự bất thường cấu trúc của lông mi. Khi bệnh kéo dài có thể gây tổn thương nặng hơn làm ảnh hưởng đến giác mạc và thị lực của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các thông tin giúp bạn hiểu thêm và phân biệt 2 tình trạng bệnh lý này.

Lông xiêu

Lông xiêu là hiện tượng lông mi mọc lệch cọ xát vào nhãn cầu, xuất hiện ở bệnh nhân không có quặm mi.

Lông xiêu là gì?

Lông xiêu là tình trạng một hoặc nhiều sợi lông mi mọc lệch hướng, thường là mọc ngược vào trong nhãn cầu. Điều này gây ra nhiều khó chịu, cộm xốn mắt và thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

long-xieu

Hình ảnh minh hoạ lông xiêu

Nguyên nhân gây ra lông xiêu

Lông xiêu thường vô căn, nhưng nguyên nhân được biết đến bao gồm viêm bờ mi, thay đổi sau hậu phẫu và sau phẫu thuật, sẹo kết mạc (ví dụ: thứ phát sau pemphigoid, viêm kết giác mạc dị ứng, hội chứng Stevens-Johnson, hoặc chấn thương hóa học).

Triệu chứng

  • Cộm mắt
  • Chảy nước nước
  • Đỏ mắt
  • Chớp mắt liên tục
  • Giảm thị lực

Hướng điều trị

  • Nhổ lông xiêu: Đây là phương pháp thường sử dụng nhất trong trường hợp số lượng lông xiêu ít, làm giảm các triệu chứng nhanh chóng nhưng khả năng tái phát cao.
  • Vành mi trên sau đó dùng nhíp loại bỏ các sợi lông mi mọc lệch, làm tương tự với mi dưới.
  • Tra thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Các phương pháp khác: Đốt điện, laze, lạnh đông…

Lông quặm

Lông quặm là một bệnh lý cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa mắt. Không nên tự ý điều trị tại nhà để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Quặm mi là gì?

Quặm mi là tình trạng bờ mi cuộn vào trong nhãn cầu khiến lông mi và da cọ xát với phần giác mạc và kết mạc gây nên tình trạng ngứa ngáy và khó chịu.

quam-mi

Hình ảnh minh hoạ lông quặm

Nguyên nhân của quặm mi

Tình trạng quặm mi hay xuất hiện ở mi mắt dưới và thường gặp ở người lớn tuổi (ngoài 60 tuổi) là hậu quả của việc tiêu mỡ hốc mắt khiến mắt bị lõm, làm tiền đề cho mi quặm. Đôi khi bệnh cũng có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới sinh ra hay còn gọi là quặm bẩm sinh. Đối với trẻ nhỏ, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ, nó có thể làm hỏng giác mạc và dẫn đến mất thị lực của trẻ nếu không được điều trị sớm.

Bệnh có thể khiến mắt hoặc khu vực xung quanh mắt bị mẩn đỏ, kích ứng và trầy xước giác mạc làm người bệnh khó chịu, đau đớn. Nếu tình trạng này dễ ra lâu và không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến sẹo giác mạc, làm tăng nguy cơ bị viêm loét giác mạc, thậm chí nguy hiểm hơn là giảm sút thị lực và mù lòa hoàn toàn.

Các thể của quặm

  • Thể co quắp: Co quắp cơ vòng hậu quả của viêm kết mạc, viêm giác mạc, sau phẫu thuật.
  • Thể nhão: Chủ yếu gặp ở người già và xuất hiện ở mi dưới hậu quả của nhão cơ vòng và hở chỗ gắn bờ mi dưới.
  • Thể sẹo: Do mắt hột, bỏng hóa chất, chấn thương…
  • Bẩm sinh: Gặp ở trẻ từ khi mới sinh ra, do sự phát triển bất thường của ngoại bì trong thời kì phôi thai.

Triệu chứng

  • Dụi mắt liên tục
  • Chảy nước mắt
  • Đỏ mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Dử mắt
  • Giảm thị lực

Hướng xử trí

  • Trẻ dưới 1 tuổi có thể tra thuốc và hướng dẫn vuốt bờ mi nhằm mục đích làm cho bờ mi bật ra ngoài, lông mi không cọ vào giác mạc tránh tổn hại giác mạc. 
  • Sử dụng thuốc tra theo chỉ định của bác sĩ.
  • Điều trị triệt để (Chủ yếu là phẫu thuật can thiệp)
  • Phương pháp điện phân, laze.
  • Phương pháp Quickert (khâu ngắn cùng đồ).
  • Phẫu thuật xoay bờ sụn kết mạc mi ra ngoài.
  • Phẫu thuật cắt vạt da mi dưới hình elip.

Có mẹo chữa lông quặm, lông xiêu nào không?

Dưới đây là một số mẹo chữa quặm và lông xiêu có thể hỗ trợ và giảm tình trạng lông quặm, lông xiêu:

  • Rửa mắt bằng nước muối sinh lý để làm sạch và giảm kích ứng.
  • Tránh dùng tay dụi mắt để ngăn chặn tổn thương và kích ứng thêm.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt để giảm cảm giác khô và đau, đặc biệt là khi lông mi cọ vào mắt.
  • Áp dụng kem dưỡng mắt hoặc gel để giảm ngứa và làm mềm da xung quanh mắt. Quan trọng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Nếu quặm và lông xiêu là do bệnh nền như viêm bờ mi mạn tính, cần điều trị bệnh nền trước để giúp giảm tình trạng lông xiêu, lông quặm.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất kích thích như hóa chất, bụi và ánh sáng mạnh. Sử dụng kính bảo vệ để giúp ngăn chặn tổn thương.

Trên đây là 2 vấn đề có thể gặp phải tại mi mắt là quặm và lông xiêu mà nhiều người dễ nhầm lẫn. Nếu thấy con thường xuyên dụi mắt, chảy nước mắt, ngừa mắt, vướng cộm, lông mi mọc bất thường, các bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp nhé.

vivision kid với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa chuyên nghiệp, thăm khám và điều trị các bệnh lý về mắt trong đó có cả quặm và lông xiêu. Đặt lịch khám ngay tại vivision kid để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất. Đặc biệt không nên tự ý mua thuốc nhỏ tại nhà.

Lời khuyên về 2 bệnh lông quặm và lông xiêu

Lông quặm và lông xiêu ở mắt dễ nhầm lẫn, tuy nhiên bố mẹ đừng quá lo lắng khi sớm phát hiện sớm các dấu hiệu như đã nêu trên để cho con đi khám để xử trí kịp thời.

logo vivisionkid
Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

lông quặm

lông xiêu

quặm mắt

quặm và lông xiêu