Người lớn tra Atropine kiểm soát cận thị được không?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Đỗ Thị Thuý Hằng

vào ngày 30/07/2024

Atropine kiểm soát cận thị là phương pháp được sử dụng phổ biến ở trẻ em. Vậy người lớn có thể kiểm soát cận thị bằng phương pháp này không? Cùng vivision tìm hiểu chi tiết về hiệu quả của phương pháp Atropine kiểm soát cận thị ở người lớn nhé!

Tổng quan về cận thị ở người trưởng thành

Cận thị là một tật khúc xạ mắt làm cho tầm nhìn xa trở nên mờ và cần phải đeo kính hoặc kính áp tròng để nhìn rõ lại. Cận thị là một tình trạng kéo dài suốt đời và tăng nguy cơ mắc các bệnh có thể gây mất thị lực sau này. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới đã coi cận thị là một vấn đề sức khỏe toàn cầu.

Phần lớn các trường hợp cận thị bắt đầu từ thời thơ ấu và tăng dần cho đến khi ổn định ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, ở một số người, cận thị vẫn có thể tiến triển trong những năm 20 tuổi, với hơn một phần ba cho thấy tình trạng cận thị của họ xấu đi trong khoảng thời gian đó.

Cận thị cũng có thể xuất hiện ở đầu tuổi trưởng thành sau một thời thơ ấu có thị lực bình thường. Một nghiên cứu theo dõi người từ 20 đến 28 tuổi cho thấy 14% người tham gia phát triển cận thị trong độ tuổi này.

Dấu hiệu của cận thị thường bao gồm khó khăn trong việc nhìn rõ các vật ở xa. Người bị cận thị thường xuyên nheo mắt để nhìn rõ hơn, hay bị nhức đầu do căng mắt và mỏi mắt. Họ cũng có xu hướng cần ngồi gần tivi hoặc màn hình máy tính hơn để nhìn rõ. 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cận thị. Trục nhãn cầu quá dài làm ảnh hưởng đến sự hội tụ hình ảnh trên giác mạc của mắt, điều này làm ánh sáng hội tụ trước võng mạc thay vì trên võng mạc. Cận thị có thể mang yếu tố di truyền, nếu cha mẹ đều bị cận thị thì con cái cũng có nguy cơ bị cận. Ngoài ra, nếu hình dạng thể thủy tinh hay giác mạc quá cong so với nhãn cầu thì cũng gây nên hiện tượng cận thị.

Mắt bình thường và mắt cận thị

Mắt bình thường và mắt cận thị

Người lớn có thể tra Atropine kiểm soát cận thị không?

Việc sử dụng Atropine 0,01% để kiểm soát cận thị đã trở thành một phương pháp phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên, hiệu quả và tính an toàn của Atropine kiểm soát cận thị ở người trưởng thành như thế nào? Cùng tìm hiểu thêm nhé!

Atropine và kiểm soát cận thị bằng Atropine

Atropine được sử dụng phổ biến trong điều trị cận thị ở trẻ em. Khi dùng hàng ngày, Atropine liều thấp đã được chứng minh là có tác dụng tích cực trong việc làm chậm sự tiến triển của cận thị. Các nghiên cứu cho thấy rằng Atropine kiểm soát cận thị, giúp giảm tốc độ gia tăng độ cận thị, từ đó giảm nguy cơ cận thị nặng hơn trong tương lai.

Atropine có hiệu quả hạn chế tăng độ cận ở người lớn không?

Atropine với nồng độ từ 0,01% đến 0,05% đã được nghiên cứu và cho thấy có hiệu quả trong việc kiểm soát cận thị ở trẻ em từ 4 đến 14 tuổi khi sử dụng hàng ngày trong 2 – 3 năm. Điều này chứng minh Atropine có thể làm chậm sự tiến triển của cận thị và được dung nạp tốt đến tuổi 15 – 16.

Đối với người trưởng thành, cận thị thường ổn định sau tuổi 20 và hiện tại không có bằng chứng cho thấy hiệu quả Atropine kiểm soát cận thị và khả năng làm chậm sự tiến triển của cận thị trong giai đoạn này. 

Để hạn chế sự gia tăng cận thị, việc thăm khám và theo dõi đặc biệt trước tuổi 16 là rất quan trọng. Nếu đã sử dụng Atropine kiểm soát cận thị từ khi còn nhỏ và thuốc vẫn hiệu quả tốt trong tuổi trưởng thành, có thể tiếp tục sử dụng. Với người lớn có thể lựa chọn các lựa chọn khác như đeo kính gọng hay kính áp tròng để cải thiện thị lực.

Atropine kiểm soát cận thị ở trẻ em

Atropine kiểm soát cận thị ở trẻ em

Lưu ý khi dùng Atropine cho người trưởng thành

Khi sử dụng thuốc Atropine kiểm soát cận thị, cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo an toàn:

  • Chống chỉ định: Thuốc Atropine không nên dùng cho những người bị mẫn cảm nghiêm trọng với thành phần của thuốc, bí tiểu do phì đại tiền liệt tuyến, hẹp môn vị, liệt ruột, viêm loét đại tràng nặng, nhược cơ, tăng nhãn áp do glaucoma góc đóng hoặc hẹp, nhịp tim nhanh, nhiễm độc giáp hoặc những người đang bị sốt cao.
  • Thận trọng với người lớn tuổi và những người có bệnh lý nền: Người già, người mắc hội chứng Down, bị sốt, tiêu chảy, nhược cơ, đã trải qua phẫu thuật tim, suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, cao huyết áp, suy gan và suy thận cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng Atropine kiểm soát cận thị.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng: Việc dùng Atropine nhỏ mắt có thể gây ra ngộ độc toàn thân. Nếu dùng Atropine 0,5% nhỏ mắt, nên sử dụng một miếng bông mềm ấn nhẹ vào góc trong mắt trong vài phút để hạn chế thuốc chảy xuống miệng và gây ngộ độc. Sử dụng Atropine kiểm soát cận thị trong thời gian dài có thể gây sưng huyết, viêm, phù kết mạc và kích ứng tại chỗ.
  • Sử dụng trong thai kỳ và phụ nữ cho con bú: Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi sử dụng Atropine kiểm soát cận thị, đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ vì Atropine có khả năng đi qua nhau thai và tác động đến sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh sử dụng thuốc trong thời gian dài vì thuốc có thể qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
  • Lưu ý khi điều khiển phương tiện: Thuốc Atropine có thể gây mờ mắt hoặc buồn ngủ, do đó cần hạn chế điều khiển xe hoặc vận hành máy móc khi đang sử dụng Atropine kiểm soát cận thị.
Atropine có thể gây buồn ngủ, do đó cần hạn chế điều khiển xe

Atropine có thể gây buồn ngủ, do đó cần hạn chế điều khiển xe

Các phương pháp điều trị cận thị ở người lớn khác

Dưới đây là góc nhìn chi tiết hơn về các phương pháp điều trị cận thị ở người lớn ngoài Atropine kiểm soát cận thị cùng với các biện pháp chăm sóc sức khỏe đôi mắt:

Phương pháp điều trị

Cận thị ở người lớn có thể được điều trị bằng cách đeo kính, lens, đeo kính kiểm soát cận thị Ortho-K hay phẫu thuật tật khúc xạ:

  • Kính gọng và lens: Kính gọng và lens tiếp xúc là những phương pháp phổ biến nhất để điều chỉnh thị lực cho những người bị cận thị. Kính gọng có nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn theo sở thích và phong cách cá nhân. Lens tiếp xúc cũng là một lựa chọn tiện lợi, cho phép người dùng có được tầm nhìn rõ hơn mà không bị cản trở bởi gọng kính.
  • Ortho-K (Orthokeratology): Ortho-K là một phương pháp điều trị tật khúc xạ tạm thời, trong đó người bệnh sẽ đeo kính Ortho-K vào ban đêm để điều chỉnh hình dạng của giác mạc. Sau khi tháo ra vào buổi sáng, người dùng có thể thấy rõ mà không cần đeo kính hay lens trong suốt cả ngày. Phương pháp này rất phù hợp cho những người không muốn phụ thuộc vào kính hoặc lens trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Phẫu thuật: Có nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị cận thị như phẫu thuật Lasik, Lasek hay PRK. Các phương pháp này sử dụng công nghệ laser để tác động đến giác mạc, mang lại kết quả lâu dài, giúp điều chỉnh cận thị một cách vĩnh viễn.
Các bước phẫu thuật Lasik

Các bước phẫu thuật Lasik

Biện pháp chăm sóc sức khỏe đôi mắt

Để bảo vệ sức khỏe đôi mắt và giảm nguy cơ cận thị tiến triển, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Kiểm soát các bệnh lý mãn tính. Các bệnh như tiểu đường hoặc huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mắt.
  • Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kính râm có khả năng chống UV khi ra ngoài.
  • Ngăn ngừa chấn thương mắt bằng cách đeo kính bảo hộ khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc công việc có nguy cơ cao.
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, E và omega-3 để duy trì sức khỏe mắt.
  • Không hút thuốc vì hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
  • Đảm bảo đủ ánh sáng khi làm việc hoặc đọc sách để giảm mỏi mắt.
  • Thực hiện quy tắc 20-20-20, cứ mỗi 20 phút nhìn màn hình, hãy nhìn xa 20 feet (khoảng 6 mét) trong 20 giây.
  • Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như nhức đầu, mờ mắt hoặc nhìn thấy đốm sáng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
Đeo kính râm có khả năng chống UV khi ra ngoài

Đeo kính râm có khả năng chống UV khi ra ngoài

Hãy đặt lịch khám tại vivision để được các bác sĩ chuyên môn khám và đưa ra lời khuyên phù hợp cho bạn nhé!

Lời khuyên

Atropine kiểm soát cận thị là phương pháp thường được áp dụng cho trẻ em, nhưng hiện tại chưa có bằng chứng chứng minh hiệu quả của nó trên người trưởng thành. Để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng cận thị của bạn, hãy đến khám bác sĩ nhãn khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn các phương pháp điều trị khác phù hợp với nhu cầu và tình trạng của bạn.

logo vivisionkid
Thạc sĩ Đỗ Thị Thuý Hằng
Bác sĩ Đỗ Thị Thuý Hằng
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Bác sĩ Nhãn khoa

Uy tín: Bác sĩ Hằng luôn chiếm được tình cảm của các bạn nhỏ bởi sự hài hước và gần gũi. Bác mong muốn các con được sử dụng những phương pháp điều trị và chăm sóc mắt tốt, hiện đại và phù hợp nhất, bác sĩ cũng luôn cập nhật và đóng góp các ý kiến liên quan tới chuyên môn, máy móc, kỹ thuật đảm bảo cho mắt của trẻ được thăm khám và cho ra kết quả tốt nhất.

Gắn thẻ:

Atropine kiểm soát cận thị

điều trị cận thị

Cận thị cao có dùng được kính Ortho-K không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

Dùng kính Ortho-K hay hay kính áp tròng mềm?

Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức

Kính Ortho-K có cần dùng liên tục không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý