Bác sĩ bày cách nhận biết triệu chứng viêm giác mạc

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Mắt là bộ phận nhạy cảm, triệu chứng viêm giác mạc rất dễ để lại di chứng ảnh hưởng thị lực. Mỗi người có các điều kiện chăm sóc và yếu tố nguy cơ khác nhau, nên chỉ bác sĩ mới có thể đưa ra lời khuyên cụ thể và điều trị hợp lý với mức độ bệnh của từng người.

Viêm giác mạc là gì?

Giác mạc là một lớp màng trong suốt bao phủ phía trước của mống mắt (hay còn gọi là lòng đen). Giác mạc có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của nhãn cầu, được cấu tạo bởi 5 lớp: Lớp biểu mô ngoài cùng, màng bowman, nhu mô dày nhất, màng descemet, lớp nội mô trong cùng.

Hinh-anh-cau-truc-giac-mac-cua-mat

Hình ảnh cấu trúc giác mạc của mắt

Viêm giác mạc là tình trạng tổn thương các lớp của giác mạc dưới dạng một phản ứng viêm. Có thể viêm giác mạc nông – chỉ ảnh hưởng lớp biểu mô, hoặc viêm giác mạc sâu – đến lớp nhu mô, thậm chí biến chứng loét thủng giác mạc – tổn thương cả 5 lớp của giác mạc, làm lây truyền viêm nhiễm vào nội nhãn cầu.

Viêm giác mạc có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: vi khuẩn, virus, nấm, chấn thương, khô mắt, hở mi, quặm mi,… Đây là bệnh nguy hiểm vì có thể để lại di chứng vĩnh viễn như sẹo giác mạc, giảm thị lực thậm chí mù cho người mắc bệnh.

Nhận biết triệu chứng viêm giác mạc

Một số bệnh tại mắt là yếu tố nguy cơ tạo điều kiện cho các vi sinh vật tấn công vào giác mạc.

Sau một chấn thương dù nhỏ ở mắt là một gợi ý chẩn đoán viêm giác mạc. Ở nước ta, hay gặp nhất trong nông nghiệp bị lá lúa, cọng rơm, ngọn cỏ xoẹt qua mắt. Ban đầu người bệnh chỉ thấy nhói nhẹ, chảy nước mắt một lúc, sau đó quay lại làm việc tiếp, không chú ý đến việc vệ sinh mắt.

Nông nghiệp nước ta là môi trường rất nhiều mầm bệnh như vi khuẩn sinh sôi nên khi xoẹt qua mắt, vô tình làm lây nhiễm vi khuẩn vào mắt. Một vài ngày sau, bắt đầu xuất hiện triệu chứng khó chịu hơn như nhìn mờ, người bệnh mới bắt đầu ý thức được dấu hiệu nghiêm trọng của mắt.

Hở mi, mất cảm giác giác mạc làm giảm hoặc mất phản xạ chớp mắt. Động tác chớp mắt có tác dụng bảo vệ mắt khói tác nhân bên ngoài, đồng thời giúp tái tạo màng phim nước mắt để mắt không bị khô, bỏng rát khó chịu.

Quặm mi cũng là một bệnh gây nguy cơ viêm giác mạc cao. Quặm mi là tình trạng mí mắt trên hoặc dưới (thường là mí dưới) cụp vào trong, làm cho lông mi đâm chọc vào giác mạc. Người bệnh lúc nào cũng cảm giác cộm mắt như có dị vật. Nếu tình trạng quặm mi không được cải thiện, viêm giác mạc có thể tái mắc liên tục.

Tinh-trang-quam-mi-o-mat-la-trieu-chung-viem-giac-mac

Tình trạng quặm mi ở mắt

Đeo kính áp tròng không đúng cách hoặc dị ứng với dung dịch rửa kính, về lâu về dài làm cho giác mạc bị viêm, thường biểu hiện là chấm nông giác mạc. Đeo kính áp tròng thời gian quá dài làm cho giác mạc không được tiếp xúc với oxy, quá trình trao đổi chất của các tế bào biểu mô giác mạc bị gián đoạn, càng dễ bị mắc bệnh

Một số bệnh toàn thân gây tăng nguy cơ viêm giác mạc như: suy giảm miễn dịch, tự miễn, tiểu đường, cường giáp,..

Dưới đây là một số triệu chứng viêm giác mạc phổ biến giúp chúng ta nhận biết bệnh:

  • Người bệnh cảm thấy khó chịu như lúc nào cũng có dị vật trong mắt;
  • Chói mắt, nhạy cảm ánh sáng, mờ mắt là dấu hiệu đặc trưng của tổn thương giác mạc
  • Đỏ mắt vùng rìa giác mạc do cương tụ mạch máu là một trong những biểu hiện phổ biến của viêm giác mạc.
  • Đau, cảm giác nóng rát trong mắt đặc biệt khi nhìn vào ánh sáng hoặc khi chạm vào mắt.
  • Sưng phù mí mắt, có dịch tiết đóng dính xung quanh mí mắt.
  • Mắt có thể có mủ, giác mạc đục, có đốm trắng hoặc ổ loét hình oval, có thể ở trung tâm hoặc rìa giác mạc.

Cần làm gì khi xuất hiện triệu chứng viêm giác mạc?

Nếu bạn nghi ngờ mình có triệu chứng viêm giác mạc, bạn nên thực hiện các bước sau:

Thăm khám bệnh bởi bác sĩ

Đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám bởi bác sĩ mắt hoặc chuyên gia y tế để được đánh giá chính xác về tình trạng của bạn. Bên cạnh việc thăm khám bạn sẽ được làm các xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán. Bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.

Bạn cần tuân thủ liều lượng thuốc và thời gian điều trị theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Người bệnh nên được theo dõi chặt chẽ và đến khám định kỳ để kiểm tra lại mắt theo đề xuất của bác sĩ để đảm bảo rằng điều trị đang hiệu quả và không có biến chứng…

Tuyệt đối không được tự điều trị nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc không biết rõ về các loại thuốc mắt. Sử dụng những sản phẩm không đúng cách có thể làm tổn thương mắt nhiều hơn.

Một loại thuốc cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng đó là corticoid. Corticoid có tác dụng làm giảm nhanh triệu chứng nên nhiều người mách bảo nhau mẹo dùng, chính vì thế mà biến chứng do corticoid tăng cao.

Vì nếu dùng corticoid kéo dài gây suy giảm miễn dịch, nguy cơ tăng nhãn áp (glocom), đặc biệt corticoid bị chống chỉ định ở trường hợp bị nấm. Trên hoàn cảnh người bệnh không biết nguyên nhân là gì, công thêm tự ý sử dụng corticoid càng làm biến chứng nặng nề.

hinh-anh-canh-cay-trong-viem-giac-mac

Hình ảnh cành cây trong viêm giác mạc

Các biện pháp hỗ trợ bên cạnh việc uống thuốc theo đơn

  • Giữ vệ sinh mắt: Rửa mắt bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Sử dụng thuốc nhỏ mắt sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo để giữ mắt sạch sẽ, đồng thời giữ mắt không bị khô;
  • Nghỉ mắt: Tránh những hoạt động đòi hỏi tập trung mắt nhiều, và nghỉ ngơi mắt thường xuyên khi làm việc trước màn hình máy tính, điện thoại hay đọc sách;
  • Đeo kính mắt bảo vệ: Người bệnh hãy đeo kính bảo vệ khi bạn tiếp xúc với môi trường bụi bặm, hóa chất, hay gió mạnh.

Hãy lưu ý rằng, đây chỉ là các biện pháp hỗ trợ tạm thời để giảm nhẹ triệu chứng. Đối với mọi vấn đề về mắt, việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế chuyên sâu là quan trọng để đảm bảo rằng bạn đang nhận được điều trị phù hợp và an toàn. Liên hệ hotline 0334141213 để được hỗ trợ đặt lịch khám nhanh, tiện lợi, linh hoạt theo thời gian của bạn.

Lời khuyên

Đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám bởi bác sĩ mắt hoặc chuyên gia y tế để được đánh giá chính xác về tình trạng của bạn. Bên cạnh việc thăm khám bạn sẽ được làm các xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán. Bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.

Bạn cần tuân thủ liều lượng thuốc và thời gian điều trị theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Người bệnh nên được theo dõi chặt chẽ và đến khám định kỳ để kiểm tra lại mắt theo đề xuất của bác sĩ để đảm bảo rằng điều trị đang hiệu quả và không có biến chứng...

vivisionkid
Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

triệu chứng viêm giác mạc

Viêm giác mạc