Bé bị ngứa mắt, dụi mắt: Bố mẹ nên làm gì?
Khi môi trường không khí ngày càng ô nhiễm, tác nhân dị ứng quanh ta nhiều lên, bố mẹ thường xuyên thấy bé bị ngứa mắt, dụi mắt. Vậy, có biện pháp nào giúp con giảm dụi mắt, giảm ngứa không? Trong trường hợp nào cần đưa trẻ đi khám khi bị ngứa mắt?
Hạn chế tối đa bé bị ngứa mắt, dụi mắt
Để giải quyết tình trạng ngứa mắt, bạn thường xuyên quan sát thấy bé dùng tay dụi mắt. Tuy nhiên, nếu bé thực hiện hành động này liên tục, nhiều lần trong ngày, có thể dẫn đến những vấn đề sau:
- Xước giác mạc: Khi dụi mắt, đặc biệt là khi dùng lực mạnh, có thể ảnh hưởng đến các cấu trúc của mắt. Nếu có lông mi, bụi, dị vật nằm trên bề mặt của mắt có khả năng gây cọ xát giữa dị vật và giác mạc. Từ đó, khiến bé bị đau, chảy nước mắt, xót mắt do xước giác mạc.
- Nhiễm trùng mắt: Khi đưa tay lên dụi mắt, bé đã vô tình đưa vi khuẩn vào mắt. Như vậy, vi khuẩn sẽ dễ dàng trực tiếp tấn công mắt, từ đó gây ra nhiễm trùng mắt.
- Lây nhiễm bệnh: Khi trẻ mắc một số bệnh viêm nhiễm ở mắt như đau mắt đỏ (tức là bệnh viêm kết mạc), với hành động dụi mắt, trẻ có thể làm lây bệnh cho người thân trong gia đình, bạn bè cùng lớp.
- Ngứa nhiều hơn: Bé thường dụi mắt vì muốn mắt đỡ ngứa. Tuy nhiên, điều này lại dẫn tới giải phóng lượng lớn histamin khiến mắt bị ngứa nhiều hơn.
- Ngoài ra, việc dụi mắt còn gây một số bệnh khác về mắt.
Vệ sinh mắt của trẻ đúng cách
Khi bé bị ngứa mắt, dụi mắt, việc chăm sóc, vệ sinh mắt đúng cách rất quan trọng. Bởi vì trong 3 tháng đầu sau sinh, bé thường xuyên có rỉ mắt kèm chảy nhiều nước mắt. Nếu không được vệ sinh mắt sạch sẽ rất dễ dẫn đến bệnh viêm kết mạc. Còn đối với trẻ lớn, sau khi ra ngoài đường nhiều bụi bẩn về hoặc bị nước bẩn dây vào mắt, bạn cũng nên vệ sinh mắt cho con bằng nước muối sinh lý.
Quy trình vệ sinh mắt đúng cách như sau:
- Bước 1: Bố mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn tay.
- Bước 2: Giữ cho đầu bé ổn định, dùng tay kéo nhẹ nhàng 2 mí mắt để mở rộng mắt của bé.
- Bước 3: Nhỏ nước muối sinh lý dành riêng cho mắt vào mắt bé, chú ý nên nhỏ từ từ, từng giọt một.
- Bước 4: Sử dụng gạc được tẩm nước muối sinh lý để lau nhẹ nhàng từ khóe mắt rồi đến đuôi mắt. Để tránh tình trạng lây nhiễm chéo từ mắt này qua mắt kia khi mắt trẻ bị viêm nhiễm , bố mẹ nên dùng từng miếng gạc riêng cho mỗi mắt.
- Bước 5: Bố mẹ nên rửa lại tay sạch sẽ sau khi vệ sinh mắt cho con.
Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi để vệ sinh mắt. Vì loại nước muối sinh lý dành cho vệ sinh mắt được thiết kế riêng, đảm bảo sự vô trùng trong quá trình sản xuất và sử dụng.
Bên cạnh đó, với trẻ nhỏ, mẹ cần chú ý tránh để sữa dây vào mắt khi cho con bú. Bởi vì sữa được coi là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi dây sữa vào mắt của con rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng mắt, có thể dẫn tới viêm loét giác mạc cùng nhiều bệnh lý khác tại mắt.
Đưa con đi khám khi có những dấu hiệu sau
Nếu hiện tượng bé bị ngứa mắt, dụi mắt chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, bạn có thể rửa mắt cho bé với nước muối sinh lý. Đồng thời, cần theo dõi sát tình trạng ngứa cũng như phát hiện sớm các biểu hiện bất thường khác kèm theo của con, để nhanh chóng đến khám bác sĩ. Tuy nhiên, cần lưu ý đưa trẻ đi khám ngay nếu gặp những tình trạng này:
- Ngứa mắt là triệu chứng của một bệnh lý viêm nhiễm nào đó tại mắt như: viêm bờ mi, viêm kết mạc, herpes mắt,…
- Ngứa mắt tái phát nhiều lần: trường hợp này thường do chưa phát hiện ra nguyên nhân chính xác hoặc chưa có phác đồ điều trị thích hợp. Vì vậy, đưa trẻ đi khám ngay khi ở trong tình trạng này.
- Ngoài ra, khi dùng các biện pháp giảm ngứa tại nhà nhưng không đỡ, ngứa tiến triển nặng thêm, việc đi khám tại cơ sở y tế uy tín là điều cần thiết, tránh xảy ra các hậu quả không mong muốn cho đôi mắt.
Những điều không nên làm khi theo dõi ngứa mắt tại nhà cho con
Hiện nay, có nhiều bài thuốc dân gian để điều trị khi bé bị ngứa mắt, dụi mắt như: Xông lá trầu không hay đắp mắt bằng nha đam, rửa mắt với nước luộc rau mùi,… được mọi người truyền tai nhau rất phổ biến. Tuy nhiên, về mặt chuyên môn, các cách chữa ngứa mắt nêu trên là được dân gian truyền miệng chứ chưa hề được kiểm chứng về tính hiệu quả thực sự.
Vì vậy, nhiều trường hợp áp dụng các biện pháp này không đỡ ngứa mắt mà bệnh càng nặng thêm, có thể phải nhập viện do bỏng giác mạc khi xông ở nhiệt độ quá cao, nhiễm trùng mắt tiến triển,…, hậu quả cuối cùng là dẫn tới mù lòa.
Một phương pháp sai lầm nữa cũng rất phổ biến đó chính là tự mua thuốc giảm ngứa mắt và đỏ mắt được lấy từ các đơn thuốc trôi nổi trên mạng mà không qua kê đơn bởi bác sĩ. Các thuốc điều trị ngứa mắt trên thị trường hiện này có thể chứa thành phần corticoid.
Bố mẹ cần lưu ý các loại thuốc này thường chỉ để chữa trị một số bệnh về mắt nhất định và chỉ dùng trong một thời gian ngắn. Do đó, việc tự ý mua thuốc hoặc dùng lâu dài các thuốc chữa ngứa mắt, đỏ mắt này có thể gây một số ảnh hưởng rất nghiêm trọng, phải kể đến như: Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, mắt dễ bị khô, ngứa ngáy khó chịu, bội nhiễm vi khuẩn, nấm,…
Trên đây là những lưu ý vivision kid cung cấp cho quý phụ huynh khi bé bị ngứa mắt, dụi mắt. Hãy hạn chế tối đa tình trạng dụi mắt của con cũng như nắm rõ các bước vệ sinh mắt đúng cách.
Liên hệ cho phòng khám ngay đến hotline: 0334141213 để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ nhé!
Lời khuyên
Khi trẻ có biểu hiện ngứa mắt kéo dài, tiến triển nặng thêm hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, hãy đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Chỉ khi tìm ra đúng nguyên nhân gây ngứa mắt thì mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, chấm dứt triệt để tình trạng ngứa mắt của trẻ.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.
Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: