Bé nhà bạn đang có nguy cơ bị nhược thị không?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Đỗ Thị Lan Anh

vào ngày 31/07/2024

Bé nhà bạn có nguy cơ bị nhược thị không? Đừng xem nhẹ các dấu hiệu bất thường về thị lực của trẻ, hãy cùng vivison kid (tên cũ là FSEC) tìm hiểu về bệnh nhược thị để có cách phòng ngừa từ sớm cho bé nhé!

Nhược thị là gì?

Nhược thị là một rối loạn thị giác trong đó khả năng nhìn của một hoặc cả hai mắt bị suy giảm, xảy ra khi có sự chênh lệch đáng kể về thị lực giữa hai mắt, thường vượt quá 2 hàng trên bảng kiểm tra thị lực.

Tình trạng trên vẫn tồn tại ngay cả khi đã được điều chỉnh kính phù hợp nhất hoặc sau khi đã xử lý được nguyên nhân nhược thị gốc rễ. Nhược thị có thể được phân loại thành hai dạng chính: nhược thị chức năng, liên quan đến vấn đề về xử lý thông tin thị giác trong não và nhược thị thực thể do các bất thường cấu trúc trong mắt.

Khi bị nhược thị, một mắt sẽ có tầm nhìn mờ và mắt kia có tầm nhìn rõ nét

Khi bị nhược thị, một mắt sẽ có tầm nhìn mờ và mắt kia có tầm nhìn rõ nét

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nhược thị 

Sự phát triển của nhược thị không giới hạn ở một nguyên nhân duy nhất, mà nó có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố đa dạng và phức tạp:

  • Các vấn đề cản trở đường truyền hình ảnh vào mắt có thể dẫn đến nhược thị như: mi mắt sụp, giác mạc có vết sẹo, đục thủy tinh thể bẩm sinh,…
  • Tình trạng lác mắt cũng là một nguyên nhân nhược thị phổ biến.
  • Các tật khúc xạ, đặc biệt là viễn thị và loạn thị ở mức độ cao, thường liên quan đến sự phát triển của nhược thị.
  • Sự chênh lệch đáng kể về khúc xạ giữa hai mắt, thường là trên 2 diop.
  • Nhược thị cũng có thể là kết quả của sự kết hợp đồng thời của nhiều yếu tố nêu trên.
Phát hiện sớm các nguyên nhân giúp ngăn ngừa nhược thị 

Phát hiện sớm các nguyên nhân giúp ngăn ngừa nhược thị

Dấu hiệu phát hiện nhược thị 

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ bị nhược thị bao gồm:

  • Dáng đi lạ, hay vấp ngã vật.
  • Hay nheo mắt, cau mày khi nhìn xa.
  • Thường xoay hoặc nghiêng đầu để nhìn.
  • Mắt luôn ở tư thế lệch hoặc lác.
  • Thường nhìn một mắt, hoặc thay đổi mắt nhìn liên tục.
  • Kém tập trung khi quan sát vật gần.

Chẩn đoán nhược thị

Việc chẩn đoán và điều trị nhược thị sớm rất quan trọng để đạt kết quả tốt nhất. 

Đánh giá lâm sàng

Triệu chứng cơ năng: thị lực giảm ở một hoặc cả hai mắt, cảm giác mỏi mắt, và đôi khi kèm theo lác hoặc sụp mi.

Triệu chứng thực thể:

  • Suy giảm thị lực: Có thể ảnh hưởng một hoặc cả hai mắt, ngay cả khi đã được điều chỉnh kính. Sự chênh lệch thị lực giữa hai mắt vượt quá 2 dòng trên bảng kiểm tra thị lực cũng là một dấu hiệu đáng chú ý.
  • Người bệnh dễ dàng đọc từng chữ riêng lẻ hơn là đọc cả một dòng liên tục.
  • Có thể xuất hiện lác, mất khả năng định thị hoặc định thị không chính xác.

Khám lâm sàng có thể giúp xác định nguyên nhân nhược thị.

Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Siêu âm nhãn cầu giúp phát hiện các bất thường cấu trúc có thể gây nhược thị.
  • Điện võng mạc hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân của nhược thị.

Chẩn đoán xác định

Nhược thị được xác định khi thị lực sau khi đã điều chỉnh kính tối ưu vẫn dưới 20/30 ở một hoặc cả hai mắt, hoặc khi có sự chênh lệch thị lực giữa hai mắt trên 2 dòng.

Chẩn đoán mức độ

Dựa vào thị lực, nhược thị được chia thành 3 mức:

  • Nhẹ: Thị lực từ 20/40 đến 20/30
  • Trung bình: Thị lực từ 20/200 đến 20/50
  • Nặng: Thị lực dưới 20/200

Chẩn đoán phân biệt

Cần loại trừ các bệnh lý khác gây nhược thị như:

  • Viêm thị thần kinh: Giảm thị lực kèm theo đau nhức hốc mắt hoặc khi vận động nhãn cầu. Đĩa thị có thể sung huyết hoặc phù nề. Chụp CT có thể cho thấy dây thần kinh thị giác phì đại.
  • Mù vỏ não: Mất hoàn toàn cảm nhận ánh sáng mà không có tổn thương thực thể rõ ràng. Đặc điểm là mất phản xạ điều tiết và phản xạ hướng mắt theo ánh sáng.

Qua các phương pháp trên, bác sĩ sẽ có đủ thông tin để chẩn đoán chính xác tình trạng nhược thị ở trẻ. Từ kết quả chẩn đoán nhược thị, các phương pháp điều trị phổ biến sẽ được áp dụng như: đeo kính sửa tật khúc xạ, phẫu thuật lác, mang miếng bịt mắt định kỳ, sử dụng kính gắn bướm, và thậm chí là phẫu thuật não trong trường hợp nghiêm trọng.

Liên hệ đặt lịch khám tại vivision kid (tên cũ là FSEC) để được các chuyên gia nhãn khoa thăm khám sức khỏe mắt của bé và đưa ra chẩn đoán chính xác nhé.

Lời khuyên

Ngày nay, các chuyên gia y tế đã xác định được một loạt các yếu tố và nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến sự phát triển nhược thị ở trẻ em. Vì vậy ba mẹ nên cho trẻ đi khám mắt lần đầu càng sớm càng tốt và có kế hoạch tái khám định kỳ để bảo vệ thị lực đôi mắt trẻ. 

vivision
Khúc xạ Nhãn khoa Đỗ Thị Lan Anh
Khúc xạ Nhãn khoa Đỗ Thị Lan Anh
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Lan Anh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

nguyên nhân nhược thị

Nhược thị