Bệnh đau mắt đỏ làm sao phát hiện sớm và điều trị đúng cách?

bac-si-pham-thi-minh-chau-vivision-kid

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Phạm Thị Minh Châu

vào ngày 28/04/2024

Bệnh đau mắt đỏ là một tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có nguy cơ lây nhiễm cao, nhiều người thường thắc mắc cách chữa đau mắt đỏ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về dấu hiệu, cách điều trị và biến chứng của bệnh đau mắt đỏ, cùng với các cách phòng ngừa.

Dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ?

Bệnh đau mắt đỏ có một số dấu hiệu đặc trưng. Người bệnh có thể dựa vào một số dấu hiệu phổ biến dưới đây nhận biết:

  • Đỏ mắt: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh đau mắt đỏ. Việc điều trị kịp thời có thể giúp tránh biến chứng nghiêm trọng gây tổn thương mắt hoặc ảnh hưởng đến thị lực.
  • Ngứa cộm ở mắt: Người bệnh đau mắt đỏ có thể trải qua cảm giác ngứa, nóng rát hoặc không thoải mái ở mắt, tương tự như cảm giác có vật kẹt bên trong mắt.. Các triệu chứng này thường xuất hiện ban đầu ở một mắt và sau đó có thể lan sang mắt còn lại.
  • Tiết nhiều dịch ở mắt: Sự chảy nước mắt nhiều thường thấy ở người bệnh đau mắt đỏ do virus hoặc dị ứng. Nếu đau mắt đỏ do vi khuẩn, mắt có thể tiết ra dịch mủ màu vàng xanh.
    Khi ngủ, mắt có thể tiết ra dịch và tích tụ lại ở hai mí mắt. Vào buổi sáng sẽ khiến dính mí mắt, ngứa và chảy nước mắt. Trường hợp nặng có thể gây viêm loét giác mạc và giảm thị lực không phục hồi.
  • Chảy nước mắt: Người bệnh thường có tình trạng chảy nước mắt nhiều hơn so với bình thường, đặc biệt là với bệnh đau mắt đỏ do virus hoặc dị ứng.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Người bệnh đau mắt đỏ có thể trở nên nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là trong môi trường nhiều ánh sáng. 

Nhận biết những dấu hiệu này và tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ có thể giúp bạn xác định tình trạng mắt và thời điểm thăm khám bác sĩ mắt sớm để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Dau-hieu-cua-dau-mat-do

Dấu hiêu của đau mắt đỏ

Cách trị bệnh đau mắt đỏ?

Nhiều người thường thắc mắc về cách chữa đau mắt đỏ. Với bệnh đau mắt đỏ, cách điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn về cách điều trị tùy theo nguyên nhân gây ra.

Bệnh đau mắt đỏ do virus

Điều trị thông thường cho trường hợp này là đợi đến khi hệ miễn dịch tự sản xuất đủ kháng thể để chống lại virus, sau đó bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong thời gian này, bạn có thể chườm một chiếc khăn mát lên mắt và nhỏ nước mắt nhân tạo để giảm khó chịu.

Tuy nhiên, trong trường hợp đau mắt đỏ do virus thủy đậu, zona hoặc các bệnh lây qua đường tình dục, người bệnh đau mắt đỏ cần phải sử dụng thuốc kháng virus, do chúng có thể gây biến chứng nghiêm trọng như để lại sẹo ở mắt hoặc gây giảm thị lực.

Bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn

Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh, kháng viêm hoặc mỡ tra mắt tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh đau mắt đỏ.

Bệnh viêm kết mạc do dị ứng

Nếu nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ là dị ứng, một số loại thuốc nhỏ mắt chứa thuốc kháng histamin có thể giúp giảm ngứa và sưng mắt.

Bệnh đau mắt đỏ do dị ứng đòi hỏi người bệnh phải hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc uống thuốc giúp giảm triệu chứng dị ứng. Việc sử dụng nước mắt nhân tạo cũng là một giải pháp hữu ích để giảm cảm giác ngứa.

Bệnh đau mắt đỏ gây ra bởi hóa chất hoặc dị vật

Trong trường hợp này, người bệnh nên rửa sạch mắt bằng nước muối sinh lý hoặc nước cất sạch. Nếu bị tác động từ hóa chất có tính axit hoặc bazơ, cần thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, người bệnh đau mắt đỏ cần tuân thủ các lời khuyên sau đây để giúp điều trị và ngăn ngừa lây lan bệnh:

Nếu có ghèn tích tụ ở mắt, đặc biệt là ở trẻ em, người bệnh đau mắt đỏ nên sử dụng khăn sạch để loại bỏ ghèn mắt bằng cách nhúng nước ấm và nhẹ nhàng lau quanh vùng mắt.

Sử dụng gạc và khăn sạch: Để tránh lây nhiễm bệnh từ mắt này sang mắt kia, nên sử dụng hai miếng gạc khác nhau cho mỗi mắt và mỗi lần lau mắt.

Kỹ thuật vệ sinh mắt: Khi làm sạch mắt, hãy lau từ bên trong (gần mũi) ra ngoài. Sử dụng một bề mặt gạc cho mỗi lần lau để không để ghèn mắt bị trôi vào mắt khác.

Đảm bảo dọn dẹp giấy rác một cách sạch sẽ nếu sử dụng khăn giấy hoặc giấy lau, không được để chúng rơi bừa bãi.

Giặt khăn sau khi sử dụng: Nếu sử dụng khăn để làm sạch mắt, người bệnh đau mắt đỏ phải giặt ngay sau khi sử dụng để đảm bảo không ai tiếp xúc hoặc sử dụng chúng. Sau khi lau mắt, hãy nhớ rửa tay để tránh bệnh lây lan sang mắt còn lại.

Nguoi-benh-dau-mat-do-can-biet-cach-ve-sinh-mat-dung-cach

Vệ sinh đúng cách khi bị đau mắt đỏ rất quan trọng

Ngoài những biện pháp điều trị chuyên môn, người bệnh đau mắt đỏ cũng có thể thực hiện một số biện pháp tự chăm sóc mắt tại nhà như rửa mặt bằng nước lạnh và sạch, sử dụng nước mắt nhân tạo,…

Tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm đi hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bệnh đau mắt đỏ nguy hiểm như thế nào khi điều trị sai cách?

Đau mắt đỏ cũng có khả năng gây ra các biến chứng nếu kéo dài. Trong trường hợp trẻ em, bệnh có thể dẫn đến viêm nhiễm và loét giác mạc và thậm chí gây mù lòa.

Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa Mắt ngay khi xuất hiện dấu hiệu đau mắt đỏ hoặc các triệu chứng bất thường khác như đỏ mắt, đau, nhức, cộm,… để được chẩn đoán kịp thời và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để hạn chế tình trạng lây bệnh.

dau-mat-do-do-virus

Đau mắt đỏ do virus

Người bệnh đau mắt đỏ nên xây dựng thói quen thăm khám mắt định kỳ ngay khi phát hiện dấu hiệu đau mắt đỏ hoặc các triệu chứng bất thường khác tại mắt để theo dõi và có phương pháp điều trị phù hợp. Điều này giúp phát hiện sớm bất kỳ tình trạng tiến triển của bệnh đau mắt đỏ và giúp hạn chế biến chứng.

Tại vivision kid, chúng tôi có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Mắt từ Bệnh viện Mắt Trung Ương có kinh nghiệm trong việc xử lý tình trạng đau mắt đỏ.

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

Để hạn chế và phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em, cần dựa vào nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh để có biện pháp phòng bệnh phù hợp.

Bệnh đau mắt đỏ do dị ứng

Tránh tác nhân gây dị ứng: Hãy xác định và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi,… và các chất hóa học có thể gây kích ứng mắt.

Tăng đề kháng: Bảo vệ sức kháng của cơ thể bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, và đảm bảo bạn đủ giấc ngủ.

Duy-tri-che-do-an-uong-lanh-manh-de-phong-benh-dau-mat-do-cho-tre

Chế độ an uống đầy đủ để có hệ miễn dịch khoẻ

Bệnh đau mắt đỏ do virus

Hạn chế tiếp xúc: Tránh tiếp xúc với người bệnh đau mắt đỏ do virus, đặc biệt trong trường hợp dịch bệnh đang lây lan. Giữ vệ sinh tay sạch và tránh đưa tay lên mắt. 

Hạn chế hoạt động ngoài trời: Trẻ cần hạn chế tham gia hoạt động ngoài trời, bơi lội, và tiếp xúc với nước trong thời gian mắc bệnh để tránh gây ra những biến chứng tại mắt.

Bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn

Giữ vệ sinh: Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh.

Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Để ngăn sự lây lan của vi khuẩn, không nên sử dụng chung khăn tay, nước rửa mắt, hoặc đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Ngoài ra, gia đình hãy giữ riêng các khăn tắm và khăn lau cho trẻ, không chia sẻ chúng với người khác trong gia đình. Sau mỗi sử dụng, hãy giặt khăn của trẻ bằng nước ấm và chất tẩy rửa để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và không gây lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình.

Ve-sinh-tay-sach-se-giam-nguy-co-lay-benh-dau-mat-do

Rửa tay sạch rất quan trọng khi có dịch đau mắt đỏ

Thông qua bài viết trên đây, hi vọng bạn đã nắm được những thông tin cần thiết về bệnh đau mắt đỏ cũng như việc làm sao để phát hiện sớm và cách điều trị đúng cách.

Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh đau mắt đỏ, hãy đến khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo sức khỏe mắt của mình! Hãy chia sẻ những thông tin này tới mọi người nhé!

Các giải pháp phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

Để ngăn sự lây lan của vi khuẩn, không nên sử dụng chung khăn tay, nước rửa mắt, hoặc đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Ngoài ra, gia đình hãy giữ riêng các khăn tắm và khăn lau cho trẻ, không chia sẻ chúng với người khác trong gia đình. Sau mỗi sử dụng, hãy giặt khăn của trẻ bằng nước ấm và chất tẩy rửa để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và không gây lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình.

vivisionkid
Tiến sĩ Phạm Thị Minh Châu
bac-si-pham-thi-minh-chau-vivision-kid
Bác sĩ Phạm Thị Minh Châu
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Minh Châu được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

bệnh đau mắt đỏ

cách chữa đau mắt đỏ

Kính cận cho trẻ em: Nên chọn gọng nhựa hay kim loại?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

So sánh kính cận phân cực và kính chống UV

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Kính cận phân cực: khi nào cần thiết?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy