Bị cận loạn thị: Nên đeo kính cận hay kính loạn?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa

vào ngày 31/07/2024

Cận loạn thị là hai tật khúc xạ phổ biến hiện nay. 2 bệnh này liên quan tới ánh sáng đến mắt hội tụ ở nhiều điểm phía trước võng mạc. Việc điều chỉnh cận loạn thị có thể dựa vào chỉnh kính hoặc phẫu thuật.

Đặc điểm của cận thị và loạn thị

Cận thị là tật khúc xạ thường gặp nhất, là tình trạng mắt của bạn không thể nhìn rõ các vật ở xa. Như vậy khi bị cận thị, hình ảnh của các vật ở khoảng cách xa sẽ trở nên mờ và khó nhận biết. 

Người bị cận thị thường cần phương pháp chỉnh kính  (đeo kính có độ cận (diop)) âm để cải thiện thị lực. Kính cận giúp ánh sáng tập trung đúng trên võng mạc và tạo ra hình ảnh rõ nét hơn cho những vật ở xa.

Ngược lại, loạn thị là tình trạng mắt có độ cong của giác mạc không đều hoặc thể thủy tinh bất thường, dẫn đến ánh sáng không tập trung (hội tụ) tại một điểm mà nhiều điểm và phân tán ở trên, trước hoặc sau võng mạc, dẫn đến hình ảnh bị mờ hoặc méo mó dù là xa hay gần. 

Những người bị loạn thị thường cần chỉnh kính có độ loạn (hay CYL) để điều chỉnh hình ảnh.

Người bị cận thị và loạn thị

Người bị cận thị và loạn thị

Vậy cận loạn thị có phải vừa bị cận vừa bị loạn thị hay không?. Cận loạn thị được hiểu là một tình trạng loạn thị xảy ra và khi đó các tia sáng không tập trung ở trên võng mạc mà tập trung ở trước võng mạc. 

Điều này xảy ra thường do giác mạc cong không đều và trục nhãn cầu quá dài dẫn đến ánh sáng tập trung thành nhiều điểm phía trước võng mạc. Khiến bệnh nhân bị nhìn mờ.

Triệu chứng của người bị cận loạn

Triệu chứng của cận loạn thị cũng gặp những dấu hiệu giống như loạn thị và cận thị bình thường. Người bị cận loạn thị sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nhìn ở mọi khoảng cách (nghĩa là cả ở khoảng cách xa lẫn gần). Họ có thể cảm thấy hình ảnh nhòe, mờ hoặc méo… 

Những triệu chứng này có thể đi kèm với các cảm giác khó chịu như mỏi mắt, nhức đầu, nhức mắt, mỏi mắt,… Nhìn chung, người bị cận loạn thị sẽ nhìn mờ hơn và gặp nhiều khó khăn hơn so với người chỉ bị loạn thị hoặc cận thị đơn thuần.

Bị cận loạn thị nên đeo kính loạn hay kính cận?

Khi bị cận loạn thị, những câu hỏi đặt ra là điều trị cận loạn như thế nào? Nên đeo kính cận, kính loạn hay một loại kính tích hợp cả hai? Câu trả lời là người bị cận loạn th nên đeo kính kết hợp cả độ cận và độ loạn hay còn gọi là mắt kính cận – loạn. 

Kính cận loạn thường được ép từ nhiều loại thấu kính. Nói cách khác, với người cận loạn thị thì kính đa tiêu cự hoặc chỉnh kính có độ cận và loạn trong cùng một tròng là lựa chọn lý tưởng.

Tóm lại, ta nên sử dụng kính cầu – trụ hoặc dùng kính cầu tương có công suất đương trong trường hợp không có kính cầu trụ đối với người bị tật cận loạn

Như vậy, kính của người cận loạn thị phải được làm riêng để điều chỉnh đồng thời cả hai vấn đề thị lực. Việc này không chỉ giúp cải thiện khả năng nhìn mà còn mang lại cảm giác thoải mái hơn cho người sử dụng. Đối với những người có độ loạn quá thấp, việc chỉ đeo kính cầu phù hợp với độ cận của trẻ.

Giải pháp thay thế kính mắt

Nếu không muốn đeo kính gọng, bệnh nhân có thể xem xét các lựa chọn khác như:

Kính áp tròng: Bạn vẫn có thể sử dụng kính áp tròng để chỉnh cận loạn nếu bạn muốn. Tuy nhiên, các sản phẩm kính áp tròng hiện có chỉ là loại kính cận thị hoặc loạn thị sẵn độ. Có nghĩa là nếu muốn sử dụng kính áp tròng khi bị cận loạn thị thì bạn phải đặt riêng. Vì thế mà chi phí bỏ ra sẽ cao hơn kính áp tròng có sẵn, vậy nên thường kính gọng được ưa chuộng hơn trong trường hợp cận loạn thị.

Phương pháp Ortho-K (kính áp tròng cứng), hay còn gọi là điều chỉnh giác mạc bằng kính cứng, thường đeo vào ban đêm cũng là một lựa chọn khác giúp điều chỉnh tật khúc xạ một cách tạm thời.

Ngoài ra, nếu bạn không muốn đeo kính gọng và kính áp tròng, bạn có thể lựa chọn các phương pháp phẫu thuật để điều chỉnh tật khúc xạ. Một số phương pháp phẫu thuật khúc xạ hiện đại đang được sử dụng phổ biến như: LASIK, SMILE, PRK,…

Sử dụng kính gọng để điều trị cận loạn thị

Sử dụng kính gọng để điều trị cận loạn thị

Các phương pháp này điều chỉnh thị lực bằng cách thay đổi độ cong của giác mạc với các tia Laser giúp bệnh nhân phục hồi thị lực một cách nhanh chóng và không cần phải sử dụng kính nữa. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể phẫu thuật tật khúc xạ và chi phí phẫu thuật sẽ cao hơn chi phí chỉnh kính nên bạn cần cân nhắc.

Tóm lại, trước khi quyết định sử dụng một trong các phương pháp này, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và tham khảo những ưu nhược điểm của từng phương pháp để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho tình trạng mắt và tình hình tài chính của mình.

Cận loạn thị là một tình trạng khúc xạ mắt mà người bệnh cùng lúc mắc phải hai tật khúc xạ là cận thị và loạn thị Việc điều trị cận – loạn thị thường bao gồm việc đeo kính tích hợp để điều chỉnh cả độ cận và độ loạn. Các loại kính đa tiêu cự hoặc kính có độ cận và loạn trong cùng một tròng là lựa chọn tối ưu. 

Ngoài ra, người bệnh có thể xem xét các phương pháp điều chỉnh thị lực khác như kính áp tròng, kính Ortho-K chỉnh giác mạc hoặc phẫu thuật laser, tùy thuộc vào ý muốn và tình hình cụ thể của từng người.

Đừng ngần ngại đến vivision kid để được tư vấn và chăm sóc đôi mắt của bạn một cách tốt nhất. Hãy bảo vệ và nâng niu sức khỏe đôi mắt trẻ thơ.

Lời khuyên

Đối với tình trạng cận loạn thị, bạn nên đeo kính tích hợp (kính cầu trụ) để điều chỉnh cả hai tật khúc xạ và cải thiện thị lực của mình. Điều này không chỉ mang lại tầm nhìn rõ ràng mà còn giúp người dùng cảm thấy thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Quan trọng hơn cả, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để chọn loại kính và độ phù hợp nhất với tình trạng mắt của bạn.

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Hòa ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

cận loạn thị

điều trị cận loạn