Bị cận thị 0.50 độ có nên đeo kính hàng ngày không?
Cận thị là tật khúc xạ hay gặp nhất. Để điều chỉnh độ cận thường dùng kính gọng hoặc kính áp tròng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người bị cận thị 0.50 độ quyết định không đeo kính. Bài viết sau sẽ giải đáp cận 0.50 độ có nên đeo kính không.
Cận 0.5 nhìn được bao xa? Cận thị 0.5 độ là nặng hay nhẹ?
Khi đi khám mắt, để đánh giá mức độ cận thị của trẻ, các bác sĩ sẽ dựa vào số độ Diop được đo bằng các máy đo và quá trình đo mắt bằng các bảng thị lực:
- Mức độ cận nhẹ: Từ -0.50 D đến -3.00 D
- Mức độ cận nặng: < -6.00 D
Từ đây, chúng ta có thể thấy cận thị 0.50 độ là đang ở mức độ cận thị rất nhẹ. Thông thường, việc đo lường độ cận thị dựa trên khả năng nhìn rõ của mắt ở khoảng cách xa. Người bị cận 0.5 độ thường nhìn được dòng ở khoảng 7/10 khi thử thị lực. Tuy nhiên, việc chuyển đổi giữa kết quả của bảng thử thị lực và độ cận thị không phải lúc nào cũng chính xác 100%, và nó cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ánh sáng, phản chiếu, và chất lượng của bảng thử thị lực.
Do đó, để xác định một cách chính xác hơn mức độ cận thị của bạn, bạn nên kiểm tra tại các cơ sở uy tín có bác sĩ và kỹ thuật viên làm việc. Nhiều người cận thị thắc mắc rằng chỉ cận thị cao 1 chút mới đeo kính thôi, còn cận thị nhẹ thì không. Tuy nhiên, để điều chỉnh số độ cận thì việc đeo kính là nên làm vì để mắt tránh phải làm việc nhiều để nhìn rõ mọi vật, tránh việc tăng độ nhanh chóng.
Cận thị 0.50 độ có nên đeo kính không?
Trong trường hợp mắt bạn cận 0.50 thì trên thực tế thị lực của bạn chỉ giảm đi một chút, bạn vẫn sẽ thấy rõ và bình thường trong sinh hoạt hằng ngày thì việc đeo kính có thể không cần thiết. Tuy nhiên, điều này chỉ dành cho những người có cường độ làm việc nhẹ, ít phải hoạt động nhiều với các thiết bị điện tử trong thời gian dài hoặc có nhu cầu nhìn xa rõ.
Nếu bạn đang làm những công việc cần phải hoạt động mắt nhiều như nhân viên văn phòng hoặc cần phải nhìn xa như lái xe hay sinh viên cần nhìn bảng thì nên trang bị kính cận cho người cận 0.5 hỗ trợ trong việc nhìn rõ các vật ở xa. Như đã nói ở trên, cắt kính cận thị để giảm tải áp lực lên mắt, hỗ trợ mắt nhìn rõ mà không phải điều tiết quá nhiều, về lâu dài sẽ giúp mắt tránh mệt mỏi, yếu đi.
Những lưu ý quan trọng để hạn chế tăng độ cận
Khi bị cận thị 0.50 độ hoặc mức độ cận nhẹ, bạn hãy dùng kính ở trường hợp thực sự cần thiết để mắt tránh bị “phụ thuộc” vào kính. Thêm vào đó hãy có những thói quen tốt dành do mắt như:
- Ngồi thẳng lưng khi nhìn gần để giữ đúng khoảng cách từ mắt đến vật nhìn gần: Học bài, viết chữ, đọc sách, truyện…
- Luôn giữ đúng khoảng cách mắt đến sách, truyện hay điện thoại: Tối thiểu 40 Cm.
- Giảm thời gian nhìn gần.
- Chia nhỏ thời gian nhìn với quy tắc 20:20:20.
- Tăng thời gian nhìn xa từ 2-3h/ngày: chơi các trò chơi ngoài trời.
- Cho mắt nghỉ ngơi sau giờ làm/học căng thẳng: Mát xa mắt, nhắm mắt…
Cùng với đó là sự kết hợp với một số cách để xây dựng “hàng rào” bảo vệ cho mắt như có chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng, bổ sung các thực phẩm chức năng. Hiện nay có một phương pháp cách chữa cận thị mà không cần đeo kính bằng Ortho-K. Đây là loại kính thiết kế đặc biệt, đeo lúc đi ngủ để chỉnh hình giác mạc, giúp hôm sau sẽ nhìn rõ mà không cần đeo kính gọng.
Với độ cận 0.50 độ thì việc đeo kính áp tròng Ortho-K sẽ rất nhanh đạt thị lực tối đa. Thường thì với độ cận 0.50 có thể được cải thiện ngay trong 1 hôm đeo kính. Đây là phương pháp điều chỉnh cận thị thay thế cho kính gọng hiện nay. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi đi khám mắt.
Liên hệ ngay vivision – là 1 trung tâm với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về kiểm soát cận thị bằng kính ortho-K.
Lời khuyên
Trẻ em có độ cận tăng nhanh hơn người lớn đặc biệt với trẻ trong lứa tuổi dậy thì, vì vậy dù trẻ có độ cận nhẹ ba mẹ cũng không được chủ quan mà cần đưa trẻ đi thăm khám mắt định kỳ.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.
Gắn thẻ: