Bị lẹo và 5 câu hỏi thường gặp

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Bị lẹo mắt là tình trạng viêm tại vùng mí mắt. Bệnh gây ra tình trạng khó chịu cũng như gây giảm khả năng nhìn của người bệnh. Vậy các vấn đề hay gặp khi bị lẹo và cần chú ý gì khi chữa lẹo, cùng tìm hiểu qua bài viết sau!

Lẹo mắt là gì ?

Lẹo mắt là tình trạng tuyến dầu bị viêm ở rìa mí mắt, nơi lông mi tiếp xúc với mí mắt. Lẹo xuất hiện dưới dạng một vết sưng đỏ, sưng tấy trông giống như mụn. Nó thường mềm khi chạm vào.

Lẹo mắt có thể ở bên ngoài hoặc bên trong mí mắt: 

  • Lẹo bên ngoài: Phổ biến hơn nhiều so với lẹo bên trong, hầu hết các lẹo bên ngoài đều bắt đầu từ nang lông mi. Đôi khi, chúng bắt đầu ở tuyến dầu (bã nhờn). Chúng nằm ở rìa ngoài của mí mắt 
  • Bị lẹo bên trong: Hầu hết chúng bắt đầu ở tuyến dầu (meibomian) bên trong mí mắt của bạn (tuyến meibomian). Chúng đè lên mắt khi chúng to lên, vì vậy chúng có xu hướng đau hơn so với lẹo mắt bên ngoài
Hinh-anh-mat-chap-ngoai-o-mi-duoi

Hình ảnh mắt chắp ngoài ở mi dưới

Tương tự mụn, mủ do nhiễm trùng là một đốm màu trắng hoặc hơi vàng trên đỉnh lẹo. Các triệu chứng của bị lẹo mắt bao gồm:

  • Sưng đỏ mí mắt
  • Tiết dịch, rỉ màu vàng
  • Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng)
  • Cảm giác cộm đau
  • Chảy nước mắt
  • Thường có lớp vảy khô bám trên bờ mi mắt lẹo.

Lẹo mắt có lây không?

Lẹo mắt thường không lây nhiễm. Tuy nhiên, một lượng nhỏ vi khuẩn có thể lây lan từ bệnh lẹo mắt của người bệnh sang người lành. Nếu người bị lây nhiễm cũng có tổn thương tại mắt hoặc vệ sinh không tốt có thể cũng bị lẹo.

Do đó, để phòng ngừa nguy cơ lây lan vi khuẩn, cần thực hiện một số biện pháp:

  • Rửa tay sạch trước và sau khi chạm vào mắt
  • Thường xuyên vệ sinh vỏ chăn gối, khăn mặt nhằm hạn chế lây nhiễm vi khuẩn
  • Trường hợp người đó bị lẹo, vệ sinh mi mắt sạch sẽ phòng ngừa lây lan qua các vị trí khác tại mắt.
Ve-sinh-co-chan-goi-han-che-lay-nhiem-vi-khuan

Vệ sinh chăn gối hạn chế lây nhiễm vi khuẩn

Bị lẹo có phải dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm hay không?

Lẹo là một bệnh lý thường gặp, không quá nguy hiểm tuy nhiên cần được chẩn đoán và phân biệt với một số bệnh nguy hiểm khác dễ nhầm với lẹo mắt như:

  • U bờ mi
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy
  • Viêm mô tế bào trước vách ngăn
  • Ung thư tuyến bã nhờn

Do đó, bạn cần được thăm khám với bác sĩ mắt để đảm bảo mình mắc bệnh lẹo hay do bệnh nào khác.

Hinh-anh-ung-thu-bieu-mo-te-bao-day-co-the-nham-voi-leo

Hình ảnh ung thư biểu mô tế bào đáy có thể nhầm với lẹo

Cần chú sử dụng thuốc và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ tránh hậu quả đáng tiếc tại mắt như nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, hoặc tự ý nặn lẹo mắt có thể dẫn đến nhiễm trùng lan rộng hơn ảnh hưởng đến các thành phần khác của mắt. 

Khi bị lẹo có cần kiêng gì không?

Khi có lẹo, một số thói quen vệ sinh kém có thể khiến tình trạng lẹo lâu khỏi hơn, tái phát nhiều lần. Vậy trong quá trình bị lẹo cần kiêng gì? Bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Hạn chế những đồ cay nóng, có thể khiến tình trạng mụn lẹo của bạn nặng, sưng hơn, do đó lẹo lâu khỏi
  • Không sử dụng kính áp tròng khi có lẹo, kính áp tròng có thể khiến tăng nguy cơ nhiễm trùng cho mắt do chưa đảm bảo khử trùng kĩ
  • Không trang điểm, các thành phần trang điểm có thể khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều, ngoài ra, các dụng cụ trang điểm có thể không đảm bảo vệ sinh, tình trạng viêm của bạn có thể sẽ nặng hơn
  • Không tự ý nặn mụn lẹo, việc tự ý nặn có thể khiến tình trạng viêm lan rộng. Không chỉ vậy, trường hợp tay không đảm bảo vệ sinh cũng có thể khiến lây lan vi khuẩn.
Khong-trang-diem-khi-co-leo-mat

Không trang điểm khi có lẹo mắt

Bị lẹo là do vệ sinh mắt bẩn

Một số người tin rằng bị lẹo là do mắt bẩn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác do lẹo là tình trạng tuyến dầu ở chân lông mi mắt bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của các vi khuẩn, tạo thành vết sưng đỏ giống như mụn.

Việc vệ sinh kém, lớp trang điểm cũ và một số tình trạng bệnh lý hoặc bệnh lý về da có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lẹo mắt, các yếu tố này khiến khả năng tiếp xúc với yếu tố vi khuẩn tăng lên, do đó dễ gây lẹo.

Ngoài ra, vệ sinh bờ mi, vệ sinh mắt không sạch sẽ có thể khiến tình trạng lẹo lâu khỏi, dai dẳng và tái phát nhiều lần.

Bac-si-Hieu-kham-mat-cho-be

Trẻ cần đươc tái khám khi chữa đau mắt đỏ

Như vậy, lẹo là một bệnh lý thường gặp trên mắt. Bệnh này không quá phức tạp, có thể điều trị nhanh chóng. Tuy nhiên, cần đảm bảo thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh, tránh nhầm lẫn với các bệnh nguy hiểm khác!

Đăng ký lịch khám tại vivision kid – Hệ thống phòng khám mắt trẻ em uy tín hàng đầu tại Hà Nội.

Lời khuyên khi bị lẹo mắt

Khi có lẹo, một số thói quen vệ sinh kém có thể khiến tình trạng lẹo lâu khỏi hơn, tái phát nhiều lần. Vậy trong quá trình bị lẹo cần kiêng gì? Bạn cần chú ý một số điều sau:

- Hạn chế những đồ cay nóng, có thể khiến tình trạng mụn lẹo của bạn nặng, sưng hơn, do đó lẹo lâu khỏi
- Không sử dụng kính áp tròng khi có lẹo, kính áp tròng có thể khiến tăng nguy cơ nhiễm trùng cho mắt do chưa đảm bảo khử trùng kĩ
- Không trang điểm, các thành phần trang điểm có thể khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều, ngoài ra, các dụng cụ trang điểm có thể không đảm bảo vệ sinh, tình trạng viêm của bạn có thể sẽ nặng hơn
- Không tự ý nặn mụn lẹo, việc tự ý nặn có thể khiến tình trạng viêm lan rộng. Không chỉ vậy, trường hợp tay không đảm bảo vệ sinh cũng có thể khiến lây lan vi khuẩn.

vivisionkid
Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

bị lẹo

cách chữa lẹo mắt