Biến chứng tắc tuyến lệ ở trẻ em nguy hiểm khôn lường

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Biến chứng tắc tuyến lệ có gây nguy hiểm ở trẻ em không? vivision kid sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu cơ chế gây tắc tuyến lệ và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, từ đó cha mẹ sẽ xác định biện pháp chữa trị đúng. 

Tắc tuyến lệ ở trẻ em là gì?

Tắc tuyến lệ là một bệnh lý phổ biến, xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn, dẫn đến triệu chứng chảy nước mắt, kích thích hoặc gây nhiễm trùng mắt mãn tính.

Khi bị tắc tuyến lệ , nước mắt của trẻ sẽ không thể chảy qua tuyến lệ xuống mũi, dẫn đến tình trạng nước mắt sống và có dử mắt. Nếu tình trạng tắc tuyến lệ kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tăng sinh, gây tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Biến chứng tắc tuyến lệ ở trẻ em nguy hiểm khôn lường

Biến chứng tắc tuyến lệ ở trẻ em nguy hiểm khôn lường

Cơ chế gây tắc tuyến lệ 

Cơ chế gây tắc tuyến lệ có thể được giải thích thông qua 2 yếu tố sau:

Sự phát triển của vi khuẩn trong tắc tuyến lệ

Vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào hệ thống dẫn lưu nước mắt thông qua các lỗ nhỏ ở mi mắt hoặc qua đường mũi. Khi chúng tìm thấy điều kiện thuận lợi trong nước mắt để phát triển, vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi nảy nở. 

Cơ chế gây ra viêm

Vi khuẩn gây viêm bằng cách thải ra các chất độc tố tấn công tế bào trong hệ thống dẫn nước mắt. Các chất độc tố này có thể dẫn đến sưng, đỏ, đau.

Dấu hiệu nhận biết tắc tuyến lệ 

Tắc tuyến lệ là tình trạng khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết tắc tuyến lệ:

  • Mắt luôn ướt và đầy nước như vừa khóc.
  • Khi trời lạnh, có gió hoặc gặp ánh sáng mặt trời, nước mắt chảy càng nhiều hơn.
  • Mỗi sáng thức dậy, mí mắt thường có nhiều gỉ vàng dính quanh, góc mắt trong hoặc khu vực giữa mắt và mũi thường bị đỏ.
  • Mắt có thể chảy nước mắt ngay cả khi trẻ không khóc.
  • Mí mắt sưng và đỏ nhẹ do trẻ thường xuyên dụi mắt

Biến chứng tắc tuyến lệ ở trẻ em

Cha mẹ của trẻ thường thắc mắc rằng tắc tuyến lệ có nguy hiểm không? Câu trả là bởi tắc tuyến lệ  ở trẻ có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Cụ thể như sau: 

Biến chứng tắc tuyến lệ ở trẻ em

Biến chứng tắc tuyến lệ ở trẻ em

Viêm tuyến lệ 

Viêm tuyến lệ là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở đường dẫn nước mắt, do tắc nghẽn khiến nước mắt không thể lưu thông bình thường từ mắt xuống mũi. Nước mắt ứ đọng trong túi lệ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng. Viêm tuyến lệ  có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Triệu chứng 

  • Nước mắt chảy nhiều, đặc biệt khi trẻ khóc hoặc ho.
  • Khi trẻ khóc sẽ có những vệt máu lẫn trong nước mắt của trẻ.
  • Khóe mắt sưng tấy và đỏ.
  • Khóc, quấy, sốt là những triệu chứng phổ biến thường gặp.
Mức độ nguy hiểm Nếu không được điều trị, viêm tuyến lệ có thể gây áp xe rò túi lệ hoặc viêm giác mạc.
Hướng điều trị 
  • Điều trị hiệu quả với thuốc kháng sinh dạng nhỏ hoặc thuốc mỡ.
  • Vuốt nhẹ nhàng vùng góc trong mắt dọc từ trên xuống dưới để giúp giảm tắc nghẽn đường dẫn nước mắt.

Áp xe rò túi lệ

Áp xe rò túi lệ là biến chứng nguy hiểm của viêm túi lệ, xảy ra khi mủ trong túi lệ không thể thoát ra ngoài do tắc nghẽn đường tuyến lệ, dẫn đến hình thành ổ áp xe và rò mủ ra da.

Triệu chứng 
  • Mắt trẻ sưng tấy, đỏ
  • Xuất hiện mủ chảy ra từ khóe mắt hoặc tạo lỗ rò qua da
  • Sốt, đau nhức dữ dội có thể xảy ra
Mức độ nguy hiểm Khi áp xe lớn lan rộng sẽ dẫn đến nhiễm trùng, gây mủ. Từ đó lan sang các xoang xung quanh hoặc tạo lỗ thủng qua da gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ.
Hướng điều trị  Trẻ em cần được nhập viện để tiến hành điều trị dưới sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

Viêm giác mạc 

Viêm giác mạc là tình trạng khi lớp màng ngoài cùng, trong suốt và bao phủ phía trước của nhãn cầu bị tổn thương, gây ra sưng phù và làm mất đi tính trong suốt, gây ra tình trạng mắt đỏ, đau, sợ ánh sáng và ảnh hưởng đến thị lực.

Triệu chứng 
  • Trẻ cảm thấy đau mắt dữ dội, đỏ mắt và mắt nhìn mờ.
  • Trẻ có thể cảm thấy kích thích, chảy nước mắt, nhắm mắt hoặc quay đầu đi khi phải đối mặt với ánh sáng.
Mức độ nguy hiểm Viêm giác mạc cần được điều trị kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng như

  • Loét giác mạc
  • Sẹo giác mạc
  • Lồi mắt cua
Hướng điều trị 
  • Cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay để được điều trị sớm
  • Không tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt steroid

Viêm mủ nội nhãn 

Viêm mủ nội nhãn là tình trạng viêm nhiễm cấp tính toàn bộ các cấu trúc bên trong mắt do vi khuẩn gây ra. Đây là một tình trạng cấp cứu y khoa vì tiên lượng thị lực phụ thuộc trực tiếp vào thời điểm bắt đầu điều trị. 

Triệu chứng 
  • Đau nhức mắt dữ dội, tăng dần về đêm
  • Nhìn mờ nhanh chóng
  • Đỏ mắt, sưng nề mi mắt
  • Chảy nước mắt nhiều, có thể lẫn mủ
  • Sợ ánh sáng
  • Nhìn thấy quầng sáng hoặc đốm đen
  • Có thể kèm theo sốt, buồn nôn, nôn
Mức độ nguy hiểm Nếu được điều trị sớm và đúng cách, hầu hết các trường hợp viêm mủ nội nhãn có thể khỏi.

Tuy nhiên, nếu điều trị chậm trễ hoặc không đầy đủ, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Mù mắt
  • Viêm màng trong (viêm màng cứng)
  • Áp xe não

Tỷ lệ tử vong do viêm mủ nội nhãn khoảng 5-10%.

Hướng điều trị 
  • Kháng sinh liều cao dạng tiêm tĩnh mạch, có thể kết hợp với kháng sinh đường uống.
  • Phẫu thuật để loại bỏ mủ và các mô bị tổn thương (nếu cần thiết).
  • Điều trị hỗ trợ như giảm đau, hạ nhãn áp.

Điều trị tắc tuyến lệ tránh gây biến chứng

Các chuyên gia y tế sẽ cung cấp hướng dẫn và thực hiện các phương pháp điều trị tắc tuyến lệ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số phương pháp có thể áp dùng cho hầu hết nguyên nhân gây nên tắc tuyến lệ  ở trẻ được tham vấn từ đội ngũ bác sĩ vivision kid:

  • Vuốt nhẹ góc trong mắt từ trên xuống dưới dọc theo sống mũi 
  • Nước muối sinh lý có thể được sử dụng để vệ sinh mắt hàng ngày với tần suất từ 3-4 lần/ngày.
  • Dựa vào tình trạng của trẻ bác sĩ có thể kê đơn thuốc sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh.
  • Hãy hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh mắt bằng các việc đơn giản như không lấy tay chạm vào mắt, dụi mắt khi tay đang bẩn. 

Thêm vào đó, cha mẹ cũng nên theo dõi tình trạng tắc tuyến lệ và đánh giá sự phục hồi sau khi thực hiện các phương pháp điều trị. Nếu không thấy sự tiến triển của trẻ, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

Cách phòng tránh tắc tuyến lệ 

Dưới đây là một số cách phòng tránh tắc tuyến lệ ở trẻ em:

Vệ sinh mắt

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trước khi chạm vào mắt trẻ.
  • Lau mắt cho trẻ bằng bông gòn hoặc khăn mềm đã được làm ẩm bằng nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh mắt cho trẻ mỗi ngày, đặc biệt là sau khi bé đi ngủ dậy và trước khi đi ngủ.
  • Tránh để trẻ dụi mắt hoặc chà xát mắt.

Bảo vệ mắt

  • Đeo kính râm cho trẻ khi ra ngoài trời nắng để bảo vệ mắt khỏi tia UV.
  • Sử dụng lưới chống muỗi để bảo vệ trẻ khỏi côn trùng đốt.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và các chất kích ứng khác.

Điều trị các bệnh lý liên quan

  • Điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng mắt, ví dụ như viêm kết mạc.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý toàn thân có thể ảnh hưởng đến mắt, ví dụ như tiểu đường, cao huyết áp.

Đặt lịch khám mắt cho trẻ tại vivision kid qua hotline 0334141213. Cha mẹ và bé sẽ gặp được những bác sĩ Chuyên Khoa II, Tiến sĩ, các Optometrist từ Đại học Y với các kiến thức cập nhật liên tục và các kinh nghiệm thực tế các vấn đề về mắt.

Lời khuyên

Việc nhận biết và điều trị kịp thời biến chứng tắc tuyến lệ ở trẻ em là vô cùng quan trọng. Do đó các phụ huynh cần cho trẻ khám mắt thường xuyên để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia.

Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Biến chứng tắc tuyến lệ

tắc tuyến lệ nguy hiểm không