Biểu hiện của mắt cận ảnh hưởng như thế nào đến thị lực?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Những biểu hiện của mắt cận cho thấy bạn đang gặp vấn đề về thị lực, đặc biệt là cận thị. Ví dụ: Bạn có thường xuyên nheo mắt khi nhìn xa? Hay cảm thấy mỏi mắt sau khi đọc sách, làm việc với máy tính trong thời gian dài? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các biểu hiện của căn bệnh này để có những biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Cận thị xảy ra khi hình dạng của mắt hoặc hình dạng của một số bộ phận của mắt làm cho các tia sáng uốn cong (khúc xạ) không chính xác. Các tia sáng nên được tập trung vào các mô thần kinh ở phía sau mắt (võng mạc) được tập trung ở phía trước võng mạc.

Mắt cận ảnh hưởng như thế nào đến thị lực?

Cận thị về cơ bản được chia thành 4 mức độ:

Cận thị nhẹ: Từ -0.25D đến -3.00D

  • Từ -0.25D đến -0.75D, thị lực không có nhiều sự thay đổi, bạn có thể không cần đeo kính.
  • Từ -1.00D đến -3.00D, thị lực có sự thay đổi rõ rệt, khi nhìn xa trên 5m thì hình ảnh sẽ bị mờ dần

Cận thị trung bình : Từ -3.00D đến -6.00D. Ở mức độ này, người không đeo kính khi nhìn ảnh trên 1m sẽ có biểu hiện của mắt cận nhìn mờ, ảnh bị nhòe. Khi được chỉnh kính có thể nhìn như người bình thường với thị lực 10/10.

Cận thị nặng: Từ -6.25D đến -10.00D. Ở mức độ này, người không đeo kính sẽ phải đặt gần vật vào mắt thì mới có thể thấy được, những hình ảnh ở khoảng cách 50cm sẽ rất nhòe và không thể nhìn rõ được.

Cận thị cực đoan: Từ -10.25D trở lên. Ở mức độ này, bạn hầu như không thể thấy bất kì vật gì. Nó dẫn đến khả năng là một bệnh lý hơn là mắc tật khúc xạ.Từ đó, kèm theo các biến chứng như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, tăng nhãn áp,…

Ảnh hưởng của cận thị không được chỉnh kính đến học tập, sinh hoạt

Theo thống kê, ở Việt Nam, tỉ lệ mắc cận thị từ 14-36% và đang có xu hướng phát triển nhanh chóng.Trẻ em trong độ tuổi từ 6-15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 20-40% ở khu vực thành thị, và từ 10-15% tại khu vực nông thôn.

Điều này có nghĩa có khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính và con số này sẽ ngày một tăng cao. Ở một số trường học nội thành, tỷ lệ mắc là 50%.

Cận thị không được chỉnh kính gây ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập do nhìn chữ bị mờ, bị nhòe, viết chậm hơn so với các bạn cùng lớp, nhanh mỏi mắt.

Ngoài ra nó còn gây ảnh hưởng, làm hạn chế khả năng tham gia các hoạt động thể dục thể thao, hạn chế vui chơi sinh hoạt và hoạt động một vài lĩnh vực. Nếu không được chỉnh kính đúng độ cận, sau một thời gian dài sẽ khiến cho người bị cận có cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, nhức đầu, không thể tập trung khi làm việc.

Tre-em-co-cac-bieu-hien-cua-mat-can

Trẻ em có các biểu hiện của mắt cận

Biểu hiện của mắt cận

Các triệu chứng, biểu hiện của mắt cận là: 

  • Hình ảnh nhìn xa thấy bị mờ, nhòe, không rõ; chỉ nhìn gần được như đọc sách báo, xem ti vi ngồi gần.
  • Mỏi mắt, thường phải nheo mắt khi nhìn xa.
  • Thường xuyên chảy nước mắt, dụi mắt.

Đối với mắt cận bẩm sinh thì biểu hiện của mắt cận bẩm sinh không thể nhận biết sớm. Chỉ có thể phát hiện khi trẻ đến một độ tuổi nhất định.

  • Độ tuổi dao động từ 5 đến 8 sẽ phát hiện cận thị bẩm sinh.
  • Giai đoạn độ cận thị phát triển nhanh là từ 13-18 tuổi.
  • Còn từ 20 – 40 tuổi, độ cận thị sẽ tăng trưởng rất ít hoặc ngưng.

Biểu hiện của mắt cận bẩm sinh rất dễ dẫn đến cận nặng và nhược thị mắt nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy cha mẹ cần để ý các triệu chứng tật khúc xạ mắt ở trẻ như sau, để kịp thời đưa trẻ đi khám:

  • Trẻ thường cúi sát khi đọc sách, khi xem tivi phải ngồi gần.
  • Trẻ thường xuyên dụi mắt khi vui chơi, đọc sách, hay tập trung vào một vật gì lâu.
  • Mắt cận để lâu không có biện pháp cải thiện có thể gây nhược thị ở trẻ, khó điều trị và mất thời gian hồi phục.
  • Khi nhìn trẻ thường nheo mắt hoặc nghiêng đầu để nhìn rõ vật.
  • Đôi khi là cố gắng nhìn vật không rõ, phải điều tiết nhiều gây mỏi mắt, trẻ thường bị nhức đầu hoặc chảy nước mắt
Kham-mat-can

Khám mắt khi có biểu hiện của mắt cận

Mắt cận có chữa được không?

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa thể tìm ra cách nào để chữa cận thị, nhưng thay vào đó ta có thể sử dụng các phương pháp điều trị giúp trì hoãn biểu hiện của mắt cận và kiểm soát vấn đề tiến triển cận thị. Các phương pháp kiểm soát cận thị thông dụng hiện nay:

  • Sử dụng kính gọng
  • Sử dụng kính áp tròng
  • Phẫu thuật khúc xạ
  • Chỉnh kính Ortho-K
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt astrophine liều thấp

Ở độ tuổi trẻ em và thiếu niên, mức độ mắt cận thường tiến triển rất nhanh. Vì vậy các bậc phụ huynh cần chú ý quan tâm đến trẻ nhiều hơn, chú ý đến biểu hiện của mắt cận của con. Sau đây là một vài cách giúp hạn chế sự tiến triển cận thị mà phụ huynh có thể làm tại nhà:

  • Nghỉ giải lao thường xuyên trong khi làm việc nhìn gần có thể giúp ngăn ngừa mỏi mắt, thường gặp trong cận thị.
  • Dành nhiều thời gian ngoài trời hơn khi còn nhỏ  giúp giảm nguy cơ phát triển cận thị.
  • Điều chỉnh các vấn đề về thị lực sớm thông qua khám mắt thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa sự tiến triển của mắt cận. 

Làm sao để không tăng độ cận?

Để ngăn ngừa độ cận thị tăng lên, bạn có thể: 

  • Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính chống tia cực tím.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh đầy đủ rau xanh, trái cây và axit béo omega-3 (như cá hồi).
  • Dành thời gian bên ngoài.
  • Giảm lượng thời gian bạn dành để đọc hoặc nhìn vào màn hình.
  • Nghỉ giải lao sau khi sử dụng máy tính hoặc điện thoại di động.
  • Xem xét áp dụng một số thói quen hàng ngày khi thực hiện các bài tập mắt.
  • Nói chuyện với bác sĩ về cách ngăn ngừa cận thị.

Tóm lại, biểu hiện của mắt cận có ảnh hưởng không tốt đến thị lực. Đối với đối tượng là trẻ nhỏ, vấn đề này càng nên được ưu tiên để có thể phát hiện và kiểm soát quá trình tiến triển cận thị. Nên cho trẻ đi khám sàng lọc theo các mốc tuổi 6 tháng, 3 tuổi, 5 tuổi và mỗi năm 1 lần sau đi học để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Lời khuyên khi trẻ có các biểu hiện của mắt cận

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa thể tìm ra cách nào để chữa cận thị, nhưng thay vào đó ta có thể sử dụng các phương pháp điều trị giúp trì hoãn biểu hiện của mắt cận và kiểm soát vấn đề tiến triển cận thị. Các phương pháp kiểm soát cận thị thông dụng hiện nay:
- Sử dụng kính gọng
- Sử dụng kính áp tròng
- Phẫu thuật khúc xạ
- Chỉnh kính Ortho-K
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt astrophine liều thấp

vivisionkid
Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

Biểu hiện của mắt cận