Bong võng mạc do cận thị nặng có nguy hiểm không?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang

vào ngày 29/04/2024

Cận thị nặng là một tình trạng khúc xạ mắt nghiêm trọng, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nhìn rõ các vật ở xa. Khi độ cận vượt quá một ngưỡng nhất định, nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe mắt.

Võng mạc là lớp sợi thần kinh trong mắt, có vai trò ghi lại và truyền tín hiệu hình ảnh, sự vật bên ngoài lên não. Lớp sợi này rất nhạy cảm với ánh sáng, cùng với giác mạc và thể thủy tinh giúp bạn nhìn tốt nhất.

Bong võng mạc là tình trạng lớp thần kinh này bị tách ra khỏi đáy mắt khiến bạn mất một phần hoặc toàn bộ thị lực. Võng mạc bị bong là tình trạng cấp cứu, bạn cần đi gặp bác sĩ ngay lập tức để tránh tình trạng đáng tiếc có thể xảy ra.

Tại sao cận thị nặng lại gây bong võng mạc?

Võng mạc bị bong là do bị tách ra khỏi đáy mắt. Một trong những nguyên nhân khiến lớp thần kinh tách khỏi đáy mắt là do bạn bị cận thị nặng. Vậy tại sao cận thị nặng lại khiến lớp thần kinh này bị bong?

Ở những người bị cận thị nặng, mắt có xu hướng lồi ra phía trước khiến lớp sợi thần kinh này bị kéo căng, lâu dần vùng chu biên trở nên mỏng và thoái hóa. Các vị trí thoái hóa này xuất hiện những vết rách nhỏ khiến dịch kính chui vào giữa võng mạc và đáy mắt gây bong. 

Khi lớp thần kinh mắt bị bong, các tế bào thần kinh sẽ không được nuôi dưỡng dẫn đến tổn thương. Các tổn thương có thể vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Những triệu chứng thường thấy khi lớp sợi thần kinh này bị bong là nhìn mờ đột ngột, nhìn hình biến dạng, ruồi bay, chớp sáng…

Vậy nên khi bạn bị cận thị nặng thì đừng chủ quan rằng chỉ cần dùng kính gọng hay kính áp tròng để nhìn vật rõ hơn là tốt, bận cần chú ý hơn về những triệu chứng để có thể can thiệp kịp thời bảo vệ mắt của bạn khỏi những nguy hiểm tiềm tàng khác.

Bong-vong-mac-do-can-thi-nang

Bong võng mạc do cận thị nặng                                         

Nguy hiểm của biến chứng của võng mạc bị bong do cận thị nặng

Võng mạc rất nhạy cảm với ánh sáng vậy nên khi bị bong sẽ khiến thị lực của bạn bị tổn hại rất nhiều. Một trong những tổn hại là khiến vùng nhìn bị mất ở nơi bị bong, khiến thị lực vùng đó bị giảm nặng hoặc mất hoàn toàn. Bạn sẽ thấy một điểm đen hoặc bị mờ hơn những chỗ khác trong vùng nhìn của mình. 

Bên cạnh việc mất thị trường, nếu võng mạc bị bong toàn bộ, không được chữa trị kịp thời có thể khiến bạn bị mất thị lực hoàn toàn, không phân biệt được sáng tối. Tăng nhãn áp cũng là một trong những nguy hiểm khi lớp sợi thần kinh này bị bong. Tăng nhãn áp nếu không được can thiệp sẽ tiến triển thành bệnh glocom (thiên đầu thống) góp phần làm tăng nguy cơ mất thị trường thị lực.

Mat-thi-truong-khi-bong-vong-mac

Mất thị trường khi bong võng mạc là biến chứng của cận thị nặng 

Bong võng mạc có chữa được không?

Bong võng mạc là một tình trạng cấp cứu mắt. Nếu trong vòng 24-72 tiếng không được điều trị thì sẽ khó lấy lại thị lực như ban đầu. Nếu chỉ xuất hiện vết rách nhỏ thì có thể được điều trị bằng những cách sau:

  • Laser quang đông: Thủ thuật này dùng laser hàn gắn lại lớp thần kinh vào đáy mắt chắc chắn hơn, hạn chế bong rách
  • Làm lạnh cường độ cao: Giống với laser quang đông, việc này giúp lớp thần kinh mắt gắn vào đáy mắt chặt hơn
  • Bơm khí: Bác sĩ bơm một lượng khí nhỏ vào mắt giúp đẩy võng mạc trở lại vị trí kết hợp 1 trong 2 biện pháp trên để cố định vị trí. Bóng khi thường biến mất sau một thời gian ngắn, thường là 1 tuần.

Nếu võng mạc đã bong thì cần can thiệp phẫu thuật bằng những cách sau:

  • Ấn độn củng mạc: dùng khi võng mạc đã bong mà không phải chỉ rách những vết nhỏ như trong các phương pháp trên. Cách này gắn một dải băng vào mắt bệnh nhân đẩy nhẹ thành mắt về trung tâm giúp lớp sợi thần kinh đã bị bong áp sát vào đáy mắt
  • Cắt dịch kính: dịch kính được cắt đi rồi thay thế bằng một loại gel giúp duy trì hình dạng của mắt
  • Sử dụng thêm các phương pháp điều trị rách để hàn gắn, cố định chỗ bị bong võng mạc.

Thời gian khôi phục của bạn tùy theo cách điều trị, tình trạng bong và thời gian bong, tình trạng sức khỏe của bạn có thể nhanh, chậm, thậm chí phẫu thuật lần 2.

Làm thế nào để phòng tránh biến chứng bong võng mạc do cận thị cao?

Lớp sợi thần kinh bị bong là một biến chứng nguy hiểm khi cận thị nặng. Vậy nên kiểm soát tiến triển cận thị rất quan trọng trong giảm thiểu nguy cơ bong lớp sợi thần kinh mắt. Bạn có thể kiểm sát tiến triển cận thị bằng những cách như:

  • Đeo kính đúng số, nên dùng kính Ortho-K định hình giác mạc, hạn chế tăng độ
  • Duy trì lối sinh hoạt lành mạnh
  • Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần
  • Khi có triệu chứng của bong võng mạc cần đến gặp bác sĩ ngay.
Bi-dau-mat-do-o-tre-em-can-di-kham-ngay

Khám mắt định kỳ để phòng tránh cận thị nặng

Cuối cùng, bong võng mạc là một biến chứng của cận thị nặng, tuy nhiên không phải bạn không cận thì sẽ không bị bong. Vậy nên, khám định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bong, giúp mắt bạn khỏe mạnh. vivision kid – Hệ thống phòng khám mắt trẻ em uy tín hàng đầu tại Hà nội.

Lời khuyên

Lớp sợi thần kinh bị bong là một biến chứng nguy hiểm khi cận thị nặng. Vậy nên kiểm soát tiến triển cận thị rất quan trọng trong giảm thiểu nguy cơ bong lớp sợi thần kinh mắt. Bạn có thể kiểm sát tiến triển cận thị bằng những cách như:

- Đeo kính đúng số, nên dùng kính Ortho-K định hình giác mạc, hạn chế tăng độ
- Duy trì lối sinh hoạt lành mạnh
- Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần
- Khi có triệu chứng của bong võng mạc cần đến gặp bác sĩ ngay.

vivisionkid
Optometrist Lê Sang Sang
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

cận thị

cận thị nặng

Làm sao để biết mắt có dị vật giác mạc?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Khi nào nên cho con dùng kính gọng kiểm soát cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh