Các biến chứng của việc mổ mắt cận thị mà bạn cần biết
Những biến chứng của việc mổ mắt cận thị có thể bao gồm khô mắt, nhạy cảm với ánh sáng và nguy cơ tái cận. Mổ mắt cận thị là phương pháp cải thiện thị lực phổ biến hiện nay. Cùng vivision tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi quyết định phẫu thuật nhé.
Mổ mắt cận thị là gì?
Mổ mắt cận thị là một phương pháp phẫu thuật sử dụng tia laser để điều chỉnh hình dạng giác mạc hoặc sử dụng thấu kính nội nhãn, giúp cải thiện thị lực cho những người bị cận thị. Phương pháp này đã trở nên phổ biến và mang lại hiệu quả cao, giúp nhiều người không còn phải phụ thuộc vào kính gọng hay kính áp tròng.
Những điều cần biết trước khi mổ mắt cận thị
Trước khi quyết định mổ mắt cận thị, bạn cần tìm hiểu kỹ về quy trình phẫu thuật, các yêu cầu và điều kiện cần thiết, cũng như các rủi ro tiềm ẩn, các biến chứng của việc mổ mắt cận thị. Hãy đảm bảo bạn đã thảo luận kỹ lưỡng với phẫu thuật viên để được tư vấn chi tiết và thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm đánh giá tình trạng mắt của bạn.
Các biến chứng của việc mổ mắt cận thị
Mặc dù mổ mắt cận thị mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tồn tại một số biến chứng của việc mổ mắt cận thị có thể xảy ra. Dưới đây là các biến chứng cần biết:
Khả năng tái cận
Một số trường hợp, sau một thời gian phẫu thuật, mắt có thể bị tái cận thị, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, những người có cận thị cao hoặc không tuân thủ chế độ chăm sóc mắt sau mổ.
Nhạy cảm với ánh sáng
Nhiều người sau khi mổ mắt cận thị có thể cảm thấy mắt nhạy cảm với ánh sáng mạnh, đặc biệt là ánh sáng mặt trời. Điều này có thể gây khó chịu và cần thời gian để mắt thích nghi.
Khô mắt
Khô mắt là một biến chứng của mổ việc mắt cận thị phổ biến. Tình trạng này thường là tạm thời nhưng cũng có thể kéo dài và cần điều trị bằng nước mắt nhân tạo.
Lệch vạt giác mạc
Trong một số trường hợp, vạt giác mạc được tạo ra trong quá trình phẫu thuật có thể bị lệch, gây ra các vấn đề về thị lực và cần phải phẫu thuật lại để điều chỉnh.
Sẹo, đục giác mạc
Biến chứng của việc mổ mắt cận thị có thể gây ra sẹo hoặc đục giác mạc, làm giảm chất lượng thị lực và có thể cần phải điều trị bổ sung để khắc phục.
Giãn lồi giác mạc
Một số người có thể gặp tình trạng giác mạc bị giãn lồi sau phẫu thuật, gây ra các vấn đề về thị lực và có thể cần phẫu thuật bổ sung để điều chỉnh.
Xuất huyết dưới kết mạc
Xuất huyết dưới kết mạc có thể xảy ra là biến chứng của việc mổ mắt cận thị, làm cho mắt trở nên đỏ. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và sẽ tự hồi phục sau 7-10 ngày.
Mắt không nhìn rõ
Một số người có thể gặp tình trạng mắt không nhìn rõ sau phẫu thuật, cần thời gian để thị lực ổn định và có thể cần điều chỉnh thêm.
Tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp là một biến chứng của việc mổ mắt cận thị hiếm gặp nhưng có thể xảy ra, cần được theo dõi và điều trị kịp thời để tránh các tổn thương nghiêm trọng cho thần kinh thị giác mắt.
Khi nào nên mổ mắt cận thị?
Việc quyết định liệu nên hay không nên mổ mắt cận thị là một quyết định quan trọng và cần được đánh giá kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố sau:
Khi nào nên mổ mắt cận thị?
- Cận thị ổn định: Bạn đủ 18 tuổi trở lên, độ cận ổn định trong khoảng thời gian 6-12 tháng.
- Các thông số của mắt phù hợp: Các thông số về độ dày giác mạc, tình trạng loạn thị, độ sâu tiền phòng, nguy cơ giác mạc hình chóp hay các bệnh lý khác.
- Hiểu rõ lợi ích cũng như biến chứng của các phương pháp mổ: Bạn đã tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa mắt và hiểu rõ về quy trình mổ mắt cận thị và các rủi ro liên quan.
Khi nào không nên mổ mắt cận thị?
- Đang mang thai hoặc cho con bú: Do sau phẫu thuật sẽ cần sử dụng thuốc nhỏ mắt và thuốc uống, có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.
- Mắc các bệnh toàn thân ảnh hưởng đến mắt: Như bệnh tự miễn cần dùng các thuốc ức chế miễn dịch (Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì), bệnh đái tháo đường… Các trường hợp này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong và sau khi phẫu thuật
Chỉ quyết định phẫu thuật cận thị sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia mắt và đánh giá tổng thể về tình trạng sức khỏe và khúc xạ của bạn.
Các phương pháp điều trị mắt cận khác không cần mổ
Nếu bạn không muốn hoặc không thể mổ mắt cận thị, vẫn còn nhiều phương pháp điều trị khác hiệu quả và an toàn để cải thiện thị lực. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
Kính gọng
Kính gọng là phương pháp điều trị cận thị truyền thống và phổ biến nhất. Kính gọng có nhiều ưu điểm:
- Dễ sử dụng: Chỉ cần đeo kính lên là có thể nhìn rõ ngay, không cần thao tác cầu kỳ
- Chi phí hợp lý: Có nhiều mức giá khác nhau phù hợp với túi tiền của nhiều người.
- Đa dạng lựa chọn: Nhiều kiểu dáng và màu sắc phù hợp với sở thích và phong cách cá nhân.
Kính áp tròng (kính tiếp xúc)
Kính áp tròng là một lựa chọn thay thế cho kính gọng, mang lại sự thẩm mỹ và tiện lợi:
- Thẩm mỹ cao: Không thấy kính trên mặt, phù hợp với những người không muốn đeo kính gọng.
- Phù hợp cho các hoạt động thể thao: Không bị rơi hay vướng víu khi vận động mạnh.
- Cải thiện tầm nhìn: Kính áp tròng có thể cung cấp tầm nhìn rộng hơn so với kính gọng.
Tuy nhiên, việc sử dụng kính áp tròng đòi hỏi người dùng phải tuân thủ kỹ các quy tắc vệ sinh và bảo quản để tránh nhiễm trùng mắt.
Kính áp tròng ban đêm Ortho-K
Ortho-K (Orthokeratology) là phương pháp sử dụng kính áp tròng cứng đặc biệt để điều chỉnh hình dạng giác mạc khi ngủ:
- Không cần đeo kính vào ban ngày: Sau khi đeo kính Ortho-K qua đêm, bạn có thể có thị lực tốt vào ban ngày mà không cần đeo kính.
- Hiệu quả cho trẻ em: Ortho-K giúp kiểm soát tiến triển của cận thị ở trẻ em.
Phương pháp này yêu cầu người dùng phải đeo kính đều đặn mỗi đêm và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mổ cận thị hiện nay là một phương pháp được nhiều người sử dụng do mang lại hiệu quả và tính an toàn cao.Tuy nhiên, để hạn chế biến chứng của việc mổ mắt cận thị ở mức thấp nhất, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc của các bác sĩ.
Hãy đi khám mắt chuyên sâu để đảm bảo tình trạng mắt bạn có thích hợp cho ca phẫu thuật hay không và nhận được lời khuyên từ bác sĩ nhé.
Liên hệ vivision qua ZALO hoặc đặt lịch khám để được tư vấn và giải đáp thêm về các phương pháp điều trị cận thị nhé.
Lời khuyên
Mổ cận thị hiện nay là một phương pháp được nhiều người sử dụng do mang lại hiệu quả và tính an toàn cao.Tuy nhiên, để hạn chế biến chứng của việc mổ mắt cận thị ở mức thấp nhất, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc của các bác sĩ.
Hãy đi khám mắt chuyên sâu để đảm bảo tình trạng mắt bạn có thích hợp cho ca phẫu thuật hay không và nhận được lời khuyên từ bác sĩ nhé.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.
Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: