Các bước vệ sinh mắt chắp lẹo đúng cách
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước vệ sinh mắt chắp lẹo đúng cách an toàn và hiệu quả và những cách phòng ngừa chắp lẹo.
Chắp lẹo là gì
Định nghĩa chắp
Chắp mắt xảy ra do sự tắc nghẽn không nhiễm trùng của tuyến meibomius, gây ra tình trạng thoát lipid bị cản trở, dẫn đến kích ứng ở mô mềm của mí mắt và phản ứng viêm dạng u hạt thứ phát. Những bệnh lý gây dày lên bất thường màng tiết của tuyến meibomius, chẳng hạn như rối loạn chức năng tuyến meibomius hoặc bệnh trứng cá đỏ, có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn tuyến này.
Định nghĩa lẹo
Lẹo mắt là tình trạng sưng tấy cấp tính, khu trú ở mí mắt, có thể xảy ra bên ngoài hoặc bên trong mí và thường là do nhiễm khuẩn có mủ, thường gặp nhất là vi khuẩn Staphylococcus hoặc do áp xe. Phần lớn các trường hợp lẹo bên ngoài là hậu quả của việc tắc nghẽn và nhiễm trùng ở nang lông hoặc các tuyến phụ cận như tuyến Zeis hoặc Moll. Tắc nghẽn nang lông cũng có thể liên quan đến tình trạng viêm bờ mi. Trong khi đó, lẹo bên trong thường do nhiễm trùng tại tuyến meibomius. Đôi khi, lẹo còn kèm theo viêm mô tế bào xung quanh.
Nguyên nhân gây chắp lẹo
Chắp và lẹo đều là những tình trạng sưng khu trú ở mi mắt, nhưng nguyên nhân của hai bệnh lý này lại khác nhau. Chắp thường xảy ra do tắc nghẽn không nhiễm trùng ở tuyến meibomius, trong khi lẹo là kết quả của nhiễm khuẩn cục bộ, thường do vi khuẩn gây mủ. Mặc dù cả hai đều gây ra sưng, đau và viêm ở mí mắt, nhưng chắp thường phát triển thành nốt không đau, trong khi lẹo vẫn gây đau và thường ở bờ mi.
Vì sao bị chắp
Chắp xuất hiện khi tuyến meibomius, chịu trách nhiệm tiết lipid để bảo vệ bề mặt mắt, bị tắc nghẽn mà không do nhiễm trùng. Sự tắc nghẽn này có thể làm cho lipid bị ứ đọng, gây kích ứng mô xung quanh và dẫn đến viêm dạng u hạt. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị chắp bao gồm:
- Rối loạn chức năng tuyến meibomius.
- Bệnh lý trứng cá đỏ, làm dày màng tiết của tuyến.
- Viêm bờ mi mãn tính, gây tắc tuyến meibomius.
Vì sao bị lẹo
Lẹo mắt thường là do nhiễm trùng vi khuẩn, phổ biến nhất là vi khuẩn Staphylococcus aureus. Nhiễm trùng này có thể xảy ra ở các nang lông hoặc tuyến bã xung quanh mi mắt, gây ra lẹo bên ngoài, hoặc trong tuyến meibomius, gây lẹo bên trong. Các yếu tố dẫn đến lẹo bao gồm:
- Viêm bờ mi (blepharitis), làm tắc nghẽn và nhiễm trùng các tuyến mi mắt.
- Vệ sinh mắt kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Chạm vào mắt bằng tay bẩn, dẫn đến nhiễm khuẩn trực tiếp.
Triệu chứng nhận biết chắp lẹo
Triệu chứng nhận biết chắp:
Ban đầu, mí mắt sẽ bị sưng lan rộng và trong một số trường hợp, mí có thể sưng to đến mức gây sụp mí hoàn toàn. Sau khoảng 1 đến 2 ngày, vùng sưng dần thu hẹp lại ở trung tâm của mí mắt. Thông thường, chắp sẽ phát triển thành một nốt sần nhỏ và cục u khu trú. Chắp có thể tự vỡ qua lớp bên trong mí mắt hoặc tự tiêu dần trong vòng 2 đến 8 tuần. Hiếm khi chắp tồn tại lâu hơn. Nếu chắp có kích thước lớn hoặc nằm ở vị trí gần giác mạc, nó có thể gây áp lực lên giác mạc và dẫn đến mờ mắt nhẹ.
Triệu chứng nhận biết lẹo:
Sau 1 đến 2 ngày, lẹo ngoài sẽ tập trung vào bờ mí mắt. Triệu chứng có thể bao gồm chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng và cảm giác cộm như có dị vật. Thường xuất hiện một nốt mủ nhỏ màu vàng ở gốc lông mi, xung quanh là vùng sưng cứng và đỏ tấy. Trong vòng 2 đến 4 ngày, nốt mủ vỡ ra, mủ được giải phóng, cơn đau giảm dần và vết thương bắt đầu hồi phục.
Lẹo trong có các triệu chứng tương tự như chắp, với đau, đỏ mắt và phù nề tập trung ở bề mặt kết mạc sau của sụn mi. Trong một số trường hợp viêm nặng, có thể xuất hiện triệu chứng sốt hoặc cảm giác ớn lạnh. Khi kiểm tra, vùng kết mạc sụn mi bị sưng tấy sẽ có một khối gồ nhẹ hoặc vết màu vàng tại vị trí tuyến bị viêm. Áp xe có thể hình thành, nhưng trường hợp vỡ tự nhiên rất hiếm. Khi vỡ, thường mủ sẽ chảy ra qua kết mạc hoặc đôi khi qua da. Tình trạng lẹo tái phát khá phổ biến.
Vệ sinh mắt chắp lẹo đúng cách
Khi mắt bị chắp hoặc lẹo, việc vệ sinh mắt chắp lẹo đúng cách là rất quan trọng để đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn ngừa nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những phương pháp Vệ sinh mắt chắp lẹo đúng cách mà bạn có thể áp dụng khi gặp phải tình trạng này.
Chườm ấm bằng khăn nóng vừa đủ
Chườm ấm là phương pháp Vệ sinh mắt chắp lẹo đúng cách đơn giản và hiệu quả nhất để làm dịu triệu chứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Bạn chỉ cần sử dụng một khăn mềm hoặc miếng bông nhúng nước ấm, sau đó vắt khô và chườm lên vùng mí mắt bị tổn thương. Giữ trong khoảng 10 – 15 phút và thực hiện từ 3 – 4 lần mỗi ngày. Nhiệt độ ấm sẽ giúp mủ bên trong lẹo/chắp di chuyển lên bề mặt và nhanh chóng được giải phóng, đồng thời giảm cảm giác sưng đau.
Làm sạch vùng mắt bằng nước ấm và xà phòng
Làm sạch vùng mắt bằng nước ấm và xà phòng là phương pháp Vệ sinh mắt chắp lẹo đúng cách. Để làm sạch vùng mí mắt, bạn nên chọn loại xà phòng dịu nhẹ, không gây kích ứng như dầu gội trẻ em. Hòa với nước ấm và nhẹ nhàng rửa vùng mí mắt bị chắp hoặc lẹo. Sau đó, lau khô mắt bằng khăn sạch. Việc này nên thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi mắt hoàn toàn khỏi. Bạn cũng có thể dùng dung dịch muối loãng để sát khuẩn, giúp làm sạch và thúc đẩy quá trình vỡ mủ của lẹo.
Tránh trang điểm đậm, giữ gìn vệ sinh cho mắt
Trong thời gian bị chắp hoặc lẹo, bạn nên hạn chế trang điểm quanh vùng mắt và tránh sử dụng kính áp tròng. Trang điểm mắt hoặc đeo kính áp tròng có thể gây kích ứng, làm cho tình trạng nhiễm trùng kéo dài và nghiêm trọng hơn. Đồng thời, hãy giữ vệ sinh sạch sẽ cho mắt để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Sau khi mắt lành, nên đợi ít nhất 2 tuần trước khi quay lại trang điểm hoặc đeo kính áp tròng.
Trên đây là những lưu ý để Vệ sinh mắt chắp lẹo đúng cách. Hãy lưu ý những cách cách này để giúp mắt tránh nhiễm trùng nghiêm trọng.
Bổ sung thực phẩm tăng đề kháng với bệnh nhân bị chắp lẹo
Ngoài việc vệ sinh mắt chắp lẹo đúng cách, việc các thực phẩm bổ sung cho bệnh nhân chắp lẹo cũng cần được lưu ý:
Thực phẩm cần bổ sung
Trong quá trình hồi phục, việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết như vitamin A, C, E và kẽm sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm sưng và hỗ trợ nhanh chóng quá trình lành bệnh.
- Vitamin A: Có nhiều trong cà rốt, bí đỏ, rau ngót, mồng tơi, cải bó xôi, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe mắt.
- Vitamin C: Nguồn vitamin C dồi dào có trong ớt chuông, bưởi, cam, quýt, các loại trái cây thuộc họ berry như dâu, việt quất, giúp tăng cường miễn dịch và chống viêm.
- Kẽm: Các thực phẩm như gan, chuối, cải bó xôi, nấm cung cấp kẽm, giúp phục hồi vết thương nhanh chóng.
- Vitamin E: Các thực phẩm như cà chua, cà rốt, đu đủ, hạt bí, hạnh nhân và quả bơ giúp bảo vệ các mô mắt khỏi tác hại của viêm nhiễm và oxy hóa.
Thực phẩm nên kiêng
Khi mắt bị chắp hoặc lẹo, một số loại thực phẩm có thể làm tăng viêm sưng và kéo dài quá trình hồi phục. Dưới đây là những thực phẩm nên tránh:
- Thực phẩm có tính nhiệt: Các loại trái cây như xoài, nhãn, vải, ổi và các món cay nóng chứa nhiều ớt, hành, tiêu, thịt dê, hải sản có thể làm tăng viêm sưng và gây nóng trong cơ thể, đặc biệt là khi đang dùng thuốc điều trị.
- Đồ ăn chứa nhiều đường: Thức ăn và đồ uống có hàm lượng đường cao như nước ngọt có gas, bánh kẹo có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến quá trình lành vết thương chậm lại.
- Thực phẩm chứa nitrat: Các món như thịt xông khói, xúc xích, thực phẩm đóng hộp có thể cản trở lưu thông máu ở mắt và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, hình thành cục máu đông.
Chắp lẹo là bệnh thường gặp nhưng không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. Việc vệ sinh mắt rất quan trọng không chỉ trong góp phần điều trị mà còn ngăn ngừa tái phát chắp lẹo hiệu quả. Đặt lịch khám tại vivision để được khám mắt cho trẻ.
Lời khuyên
Chắp lẹo là bệnh thường gặp nhưng không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. Việc vệ sinh mắt rất quan trọng không chỉ trong góp phần điều trị mà còn ngăn ngừa tái phát chắp lẹo hiệu quả.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.
Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: