Các chú ý khi bị đau mắt đỏ 1 bên

bac-si-pham-thi-minh-chau-vivision-kid

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Phạm Thị Minh Châu

vào ngày 28/04/2024

Bị đau mắt đỏ 1 bên là bệnh hay gặp, dễ lây lan do nhiều tác nhân gây nên. Bệnh dễ lây trong khoảng 2 tuần. Hầu hết có thể tự khỏi, tuy nhiên cần điều trị đúng để bệnh không tiến triển nặng. Cùng vivision kid tìm hiểu thêm kiến thức về bệnh đau mắt đỏ nhé!

Nguyên nhân bị đau mắt đỏ 1 bên

Đỏ mắt 1 bên xuất phát từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau, sau đây là một số các tác nhân phổ biến:  

  • Nhiễm trùng: Một số vi khuẩn phổ biến có thể gây viêm kết mạc, bao gồm: Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa;
  • Nhiễm virus: Virus thường là nguyên nhân gây đau mắt đỏ. Hầu hết các trường hợp được gây ra bởi Adenovirus; 
  • Phản ứng dị ứng: Đây là kết quả của phản ứng dị ứng do tiếp xúc với nấm mốc, phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng khác. Cơ thể phản ứng bằng cách sản xuất immunoglobulin E kích hoạt các tế bào đặc biệt trong màng nhầy của mắt và đường hô hấp, giải phóng các chất gây viêm như histamine. Sự giải phóng histamine có thể dẫn đến các triệu chứng như đau và đỏ mắt;
  • Tiếp xúc với hóa chất: Mắt có thể bị kích ứng bởi dầu gội, mỹ phẩm, khói hoặc Clo trong hồ bơi. Việc vệ sinh mắt không đúng cách cũng có thể gây kích ứng và đỏ mắt;
  • Dị vật trong mắt: Trong sinh hoạt hàng ngày, bụi bẩn có thể bay vào trong mắt gây ra viêm kết mạc;
  • Sử dụng kính áp tròng: Việc tiếp xúc trực tiếp với mắt thông qua kính áp tròng có thể là nguồn lây nhiễm. Nếu không vệ sinh kính áp tròng đúng cách, có thể gây nhiễm trùng và làm tổn thương mắt;
  • Tiếp xúc với người đang mắc bệnh: Tay có thể mang vi khuẩn hoặc dị nguyên gây đau mắt đỏ. Rửa tay kỹ trước khi chạm vào mắt là quan trọng để tránh lây nhiễm.

Bị đau mắt đỏ 1 bên có nguy hiểm không?

Đau mắt đỏ 1 mắt có thể là viêm kết mạc hoặc có thể là triệu chứng của các bệnh như viêm – loét giác mạc hoặc viêm màng bồ đào – viêm nội nhãn – glocom cơn cấp, chấn thương mắt, do hóa chất, dị vật, tắc tuyến lệ, dùng kính áp tròng không đúng cách…

Viêm kết mạc là bệnh hay gặp nhất, dễ lây lan do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng gây nên. Khi bị viêm, mắt của bạn sẽ đỏ lên ở 1 hoặc 2 bên. Bệnh dễ lây lan trong khoảng thời gian hai tuần sau khi các triệu chứng xuất hiện nếu do vi khuẩn hoặc virus. Nếu bạn chỉ bị đỏ ở một bên hãy đi khám bác sĩ mắt ngay để tránh truyền bệnh sang mắt còn lại.

Dau-mat-do-mot-ben

Đau mắt đỏ một bên

Bị đau mắt đỏ một bên có lây sang mắt còn lại hay không

Các nguyên nhân gây đau mắt đỏ một bên ở trên thường sẽ không lây sang bên còn lại, tuy nhiên nếu mắt bạn đỏ là do vi khuẩn hoặc virus thì sẽ rất dễ lây lan. Nếu mắt bạn đột nhiên đỏ mà không biết nguyên nhân thì bạn nên theo dõi cả bên không bị đỏ.

Việc giữ vệ sinh mắt rất quan trọng trong việc hạn chế lây lan sang bên còn lại và cả cho người khác. Khi vệ sinh, bạn cần tách biệt vệ sinh cho hai mắt, ví dụ như dùng nước muối, thuốc nhỏ, khăn mặt,… riêng cho từng bên. Sau khi vệ sinh một mắt cần rửa tay thật sạch sẽ trước khi vệ sinh bên còn lại. Vậy nên khi bị đau mắt đỏ một bên bạn cần đi khám để có thể biết được nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp nhất.

Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi

Tùy vào nguyên nhân viêm mà ảnh hưởng tới thời gian khỏi của bạn. Hầu hết viêm kết mạc do virus đều có biểu hiện nhẹ, thường khỏi sau 1 đến 2 tuần mà không cần điều trị nhưng một số trường hợp có thể lâu hơn.

Với nguyên nhân do vi khuẩn, bệnh cũng có thể khỏi sau 5 đến 10 ngày mà không cần điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, nếu viêm là do tụ cầu vàng gây ra thì cần gặp bác sĩ để điều trị vì có thể gây viêm mi mạn tính. Nếu là do dị ứng, bệnh sẽ hết khi tác nhân bị loại bỏ, thường điều trị bằng thuốc chống dị ứng, chườm mát, nước mắt nhân tạo, vệ sinh thường xuyên.

Hầu hết viêm đều tự khỏi, nhưng nếu bạn thấy những tình trạng sau thì bạn cần đi khám ngay:

  • Sưng hạch bạch huyết hoặc dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em đang đi học;
  • Tình trạng đỏ diễn ra lâu hơn 2 tuần;
  • Sốt cao;
  • Xuất hiện ghèn màu vàng hoặc xanh;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Nhìn mờ, nhìn hai hình, nhìn thấy quầng sáng quanh vật.

Điều trị đau mắt đỏ 

Để điều trị đau mắt đỏ cần phải kết hợp phương pháp chăm sóc toàn diện và điều trị tại chỗ như sau: 

Chăm sóc toàn diện

  • Tăng cường dinh dưỡng từ khẩu phần ăn hàng ngày, bao gồm protein, chất xơ, chất béo và tinh bột để hỗ trợ hệ miễn dịch. Tránh ăn kiêng quá mức để không làm suy nhược cơ thể;
  • Tăng cường tiêu thụ trái cây như cam, bưởi, chanh để cung cấp vitamin;
  • Thực hiện cách ly phù hợp và đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với người bệnh hoặc môi trường có thể lây nhiễm;
  • Bảo đảm thời gian nghỉ ngơi đủ và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử;
  • Sử dụng kính bảo hộ để bảo vệ mắt khỏi tác động của khói bụi và gió;
  • Tránh tiếp xúc với nước bẩn hoặc bơi khi đang mắc bệnh;
  • Hạn chế việc sử dụng tay để tránh gây tổn thương cho giác mạc mắt.

Điều trị tại điểm đau mắt đỏ

  • Theo dõi chính xác đơn thuốc được bác sĩ kê bao gồm cả các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh và nước mắt nhân tạo;
  • Áp dụng thuốc tra mắt theo hướng dẫn, tránh để đầu thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt;
  • Tuân thủ lịch tái khám theo định kỳ của bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh và báo cáo ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu xấu hơn;
  • Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng bất thường, nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời;
  • Không tự ý áp dụng các biện pháp điều trị hoặc sử dụng các phương pháp dân gian mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự mua thuốc điều trị.

Lưu ý vệ sinh khi viêm kết mạc – đau mắt đỏ một bên

Khi đau mắt đỏ một bên, việc giữ vệ sinh rất quan trọng vì thế cần lưu ý những điều sau:

  • Hạn chế dùng tay chạm vào mắt: Không được dùng tay dụi, đặc biệt là khi viêm một bên vì có thể lây sang bên còn lại. Đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa tay bằng xà phòng trước là sau khi chạm vào mắt, hoặc dùng dung dịch sát khuẩn;
  • Vệ sinh mắt thường xuyên: Vệ sinh ít nhất 2 lần/ngày bằng bông và nước muối sinh lý. Sau khi dùng cần vứt ngay vào thùng rác, tránh lây lan.
  • Không dùng chung đồ cá nhân: việc dùng chung những đồ cá nhân như: mỹ phẩm, thuốc nhỏ, tra,… sẽ tăng nguy cơ lây lan. Thường xuyên giặt khăn với xà phòng, nước ấm sau khi vệ sinh.
  • Không tra vào bên lành thuốc của mắt bị nhiễm.
  • Chỉ dùng thuốc trong 30 ngày kể từ khi mở nắp.
  • Nghiêng đầu về phía bị nhiễm khi nhỏ thuốc, chỉ nhỏ 1 giọt vì giọt thứ hai thường tràn ra làm tăng nguy cơ lây lan.
Nho-mat-dung-cach

Nhỏ mắt đúng cách   

Lời khuyên

Đau mắt đỏ 1 bên rất dễ lây sang mắt còn lại nếu không điều trị kịp thời, đúng chỉ định và giữ vệ sinh đúng cách. Đau mắt đỏ có thể tiến triển nặng lên gây nhiều biến chứng trầm trọng cho mắt của con. Bố mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế uy tín, các bác sĩ sẽ giúp đưa lời khuyên, kinh nghiệm để tránh biến chứng gây hại cho trẻ. 

Đặt lịch khám đặt lịch khám ngay tại vivision kid qua hotline 0334141213 để bác sĩ khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị thích hợp nhé. 

Lời khuyên chữa bệnh đau mắt đỏ 1 bên

Đau mắt đỏ 1 bên rất dễ lây sang mắt còn lại nếu không điều trị kịp thời, đúng chỉ định và giữ vệ sinh đúng cách. Đau mắt đỏ có thể tiến triển nặng lên gây nhiều biến chứng trầm trọng cho mắt của con. Bố mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế uy tín, các bác sĩ sẽ giúp đưa lời khuyên, kinh nghiệm để tránh biến chứng gây hại cho trẻ. 

vivisionkid
Tiến sĩ Phạm Thị Minh Châu
bac-si-pham-thi-minh-chau-vivision-kid
Bác sĩ Phạm Thị Minh Châu
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Minh Châu được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

bị đau mắt đỏ 1 bên

Đau mắt

Đau mắt đỏ

viêm kết mạc