Các dấu hiệu tăng độ cận ở trẻ và cách nhận biết
Nếu không được phát hiện những dấu hiệu tăng độ cận ở trẻ và điều trị kịp thời, cận thị ở trẻ có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về mắt. Trẻ bị tăng độ cận thị có thể gặp các triệu chứng như nhìn mờ, đau đầu, mỏi mắt, nheo mắt khi đeo kính.
Thế nào là cận thị?
Cận thị là tình trạng mắt chỉ nhìn rõ vật ở gần nhưng khó nhìn rõ vật ở xa do hình ảnh hội tụ trước võng mạc. Nguyên nhân có thể do trục nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, độ cận của trẻ có thể tăng nhanh, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt.
Phân loại cận thị ở trẻ
Cận thị ở trẻ được chia thành các loại sau:
- Cận thị trục: một trạng thái khúc xạ cận thị có thể được quy cho sự kéo dài trục quá mức.
- Cận thị khúc xạ: trạng thái khúc xạ cận thị có thể là do sự thay đổi trong cấu trúc hoặc vị trí của các cấu trúc hình thành hình ảnh của mắt, tức là giác mạc và/hoặc thấu kính.
Tuỳ vào độ cận, cận thị ở trẻ cũng có thể chia thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:
- Cận thị nhẹ: là người có cận số <=300D Diop
- Cận thị trung bình: là người có cận số từ 300 – 600D Diop
- Cận thị nặng: người có độ cận trên 600D Diop
Các dấu hiệu tăng độ cận ở trẻ
Những dấu hiệu tăng độ cận ở trẻ rất dễ nhận biết. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý quan sát con trong quá trình học tập, sinh hoạt hằng ngày để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường, từ đó chủ động đưa trẻ đi khám.
Nhìn xa mờ
Một trong những dấu hiệu tăng độ cận ở trẻ đầu tiên chính là nhìn xa bị mờ. Bên cạnh đó, hình ảnh các vật ở xa cũng trở nên mờ hơn, không còn rõ nét vì sự xuất hiện của ảnh ảo bên trong mắt.
Trẻ thường xuyên than đau đầu
Đây là dấu hiệu tăng độ cận ở trẻ rất dễ nhận biết. Khi độ cận tăng, kính của trẻ không còn phù hợp, mắt phải làm việc quá sức để nhìn rõ, dẫn đến đau đầu, khó chịu, mệt mỏi. Nếu thấy trẻ hay bóp trán, cáu gắt, buồn ngủ, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt.
Mắt trẻ nhanh bị mỏi
Bé bị cận thường được cho đeo kính gọng, thấu kính phân kỳ. Tuy nhiên, sau một thời gian, cha mẹ có thể thấy bé hay dùng tay dụi mắt, cảm thấy mỏi mắt…
Việc tăng độ cận khiến độ điều chỉnh của kính không còn phù hợp, tạo áp lực cho các cơ và mô mắt. Trẻ sẽ cảm thấy mắt mỏi và thường xuyên dụi mắt. Điều này sẽ gây ra áp lực, sự căng thẳng cho các mô, cơ trong mắt, từ đó làm xuất hiện triệu chứng mỏi mắt.
Trẻ vẫn nheo mắt khi đeo kính
Do độ cận tăng, dù đeo kính trẻ vẫn không nhìn rõ vật xa, buộc mắt phải điều tiết, nheo lại. Hiện tượng này cũng có thể do khô mắt hoặc bất thường về cơ. Tầm nhìn hạn chế vào ban đêm cũng là dấu hiệu cảnh báo tăng độ cận ở trẻ. Do đó, khi thấy dấu hiệu tăng độ cận ở trẻ này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám để kịp thời phát hiện và xử lý.
Các nguy cơ khi trẻ bị cận thị nặng
Phần lớn người mắc cận thị chỉ quan tâm đến tính thẩm mỹ khi đeo kính, sự bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày mà ít ai biết rằng cận thị nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Cận thị nặng (trên 6 Diop) không chỉ gây bất tiện mà còn dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Đục thuỷ tinh thể
- Glocom
- Bong võng mạc
Các tổn thương này ảnh hưởng nặng nề đến thị lực và có thể gây mù lòa vĩnh viễn.
Các phương pháp kiểm soát cận thị ở trẻ
Hiện nay, có nhiều phương pháp để kiểm soát cận thị ở trẻ, cụ thể là:
Dùng thuốc nhỏ mắt Atropin
Đây là phương pháp phổ biến nhất để kiểm soát cận thị ở trẻ với ưu điểm dễ áp dụng, chi phí thấp. Nồng độ Atropin sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp với mức độ cận thị và tốc độ tăng cận của từng trẻ.
Sử dụng kính gọng kiểm soát cận thị
Đây là loại tròng kính có thiết kế đặc biệt vừa giúp trẻ nhìn rõ vừa có tác dụng hạn chế sự tiến triển của cận thị. Phương pháp này khá tiện lợi nhưng chi phí cao hơn kính thường.
Dùng kính áp tròng Ortho-K
Kính Ortho-K có thiết kế đặc biệt, giúp chỉnh hình giác mạc trong lúc ngủ, triệt tiêu hoàn toàn độ cận khi tháo kính vào sáng hôm sau. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích:
- Giảm khả năng tăng độ cận, thậm chí ngừng tăng trong thời gian sử dụng.
- Trẻ có thể tự do sinh hoạt, chơi thể thao mà không bị vướng víu bởi kính gọng.
- Loại bỏ cặp kính dày, nặng, tăng sự thoải mái và thẩm mỹ.
- Vẫn có thể mổ cận sau khi ngừng đeo kính.
Các thói quen, sinh hoạt tốt cho mắt của trẻ cận thị
Để giúp bé có một đôi mắt sáng khỏe, cha mẹ có thể áp dụng một số cách như sau:
- Chọn kính đúng độ: Đưa trẻ đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt để xác định chính xác độ cận và cho trẻ đeo kính phù hợp.
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Đảm bảo khoảng cách và ánh sáng khi trẻ đọc sách, sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý, tập cho trẻ thói quen nhìn xa.
- Khuyến khích hoạt động ngoài trời: Dành ít nhất 2 tiếng mỗi ngày cho trẻ vui chơi ngoài trời dưới điều kiện ánh sáng tự nhiên giúp giảm nguy cơ cận thị và hạn chế tăng độ cận.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Đặc biệt là vitamin A, omega-3 và các chất cần thiết khác cho sức khỏe mắt.
- Khám mắt định kỳ: Theo chỉ định của bác sĩ để sớm phát hiện các bất thường và điều trị kịp thời nếu độ cận tăng quá nhanh.
Khi nhận thấy những dấu hiệu tăng độ cận ở trẻ, hãy đặt lịch khám tại vivision kid (tên cũ FSEC) để được đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm thăm khám và tư vấn cách xử lý hiệu quả.
Lời khuyên
Cận thị ở trẻ nếu không được kiểm soát tốt và đúng cách sẽ dẫn đến việc tăng độ nhanh. Tăng độ cận sẽ kèm theo nhiều nguy cơ cho mắt trẻ và nặng nề nhất có thể khiến mất thị lực. Do đó, cha mẹ hãy cho con khám mắt định kỳ để kiểm soát độ cận chặt chẽ, tránh các biến chứng đáng tiếc.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Lan Anh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: