Các loại tật khúc xạ ở mắt và cách điều trị

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức

vào ngày 31/07/2024

Tật khúc xạ là một trong những vấn đề phổ biến hiện tại của trẻ em Việt Nam. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu có các loại tật khúc xạ nào và cách điều trị ra sao nhé!                                            

Tật khúc xạ là gì?

Tật khúc xạ là một loại thuật ngữ chung dùng nhằm chỉ các rối loạn về mắt, khi ánh sáng đi từ vật mà không được truyền chính xác đến võng mạc, có thể dẫn đến hình ảnh của vật sẽ bị mờ đi khiến cho chúng ta không thể nhìn rõ được vật. Có 4 loại tật khúc xạ ta thường gặp bao gồm:

  • Cận thị: Hình ảnh được hội tụ trước võng mạc;
  • Viễn thị: Hình ảnh được hội tụ ở phía sau võng mạc;
  • Loạn thị: Hình ảnh của vật sẽ không phải chỉ có một điểm mà là một đoạn thẳng ở trước hay ở sau hoặc nửa trước – nửa sau võng mạc;
  • Lão thị: Một loại tật ở mắt nguyên nhân do quá trình lão hóa của cơ thể, tật này thường hay gặp ở người trên 40 tuổi.
Tat-khuc-xa

Cơ chế các tật khúc xạ trong mắt

Phân loại tật khúc xạ

Tật khúc xạ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến ở đối tượng học sinh, sinh viên, dân văn phòng, người tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử. 

  • Cận thị: Là một tình trạng khúc xạ của mắt mà trong đó ánh sáng song song đi vào trong mắt hội tụ ở trước võng mạc, khi mắt chúng ta ở trạng thái nghỉ không phải điều điều tiết. Mắt cận thị chỉ có khả năng nhìn rõ được các vật ở gần và không nhìn rõ các vật ở xa. Tật khúc xạ này thường hay gặp ở người trẻ như: học sinh, hay sinh viên hoặc dân văn phòng, những người tiếp xúc, nhìn nhiều vào các thiết bị điện tử. Độ cận thị được tính bằng điốp (D);
  • Viễn thị: Là tình trạng khi mắt có tiêu điểm nằm ở sau võng mạc, khi nhìn xa và nhìn gần đều không thể nhìn rõ, vì vậy, mắt phải luôn cần điều tiết để có thể kéo hình ảnh của vật ra phía đằng trước để trùng lên võng mạc;
  • Loạn thị: Nếu như giác mạc của một người bình thường thường có hình cầu và hình ảnh ghi lại sẽ được hội tụ tại 1 điểm trên võng mạc. Đối với người loạn thị, giác mạc có những độ cong khác nhau, vì vậy những hình ảnh mà mắt thu được sẽ hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc, làm cho hình ảnh nhòe và mờ đi, không rõ ràng. Tật loạn thị là tật khúc xạ có nguyên nhân đa phần do bẩm sinh, có thể sẽ bao gồm cả cận thị và viễn thị;
  • Lão thị: Là tình trạng mắt chỉ có thể nhìn rõ những vật ở xa, khó có thể nhìn thấy các vật ở gần. Về bản chất thì lão thị khá giống viễn thị, chỉ khác các nguyên nhân gây nên. Đa số mọi người sẽ quan tâm hơn đến tật cận thị mà quên đi mất lão thị. Lão thị là loại tật khúc xạ được phát sinh trong quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, loại tật khúc xạ này không thể phòng tránh được, cũng không thể ngăn ngừa được.

Triệu chứng thường gặp khi mắc tật khúc xạ

Tất cả các tật khúc xạ đều sẽ khiến thị lực kém đi. Vì vậy, cần nắm rõ các triệu chứng để có thể phát hiện và ngăn ngừa kịp thời.

  • Triệu chứng chính của tật khúc xạ là không nhìn rõ các vật ở xa, vật ở gần hoặc cả hai. Vì vậy, tầm nhìn của người mắc tật khúc xạ thường mơ hồ;
  • Người mắc tật khúc xạ thường hay có triệu chứng như nheo mắt kéo dài, hoặc bệnh nhân nhìn lâu quá vào các thiết bị điện tử (màn hình máy tính) sẽ có thể có hiện tượng mỏi mắt;
  • Ngoài ra, đau đầu cũng là một trong những triệu chứng cần lưu ý, do hiện tượng này xảy ra nguyên nhân bởi trương lực cơ mi bù trừ quá mức hoặc là do bệnh nhân nheo mắt và cau mày kéo dài.

Đối với trẻ em, hay nhíu mắt hoặc nheo mắt khi đọc, chớp mắt hay dụi mắt thường xuyên là một trong những biểu hiện của tật khúc xạ ở trẻ. Các em có thể sẽ không biết thị lực của mình đang bị ảnh hưởng ra sao, vì vậy các phụ huynh cần hết sức để ý đến một số những cử chỉ và các hành động hàng ngày của các bé để có thể sớm phát hiện và phòng tránh cho con.

Ai sẽ có nguy cơ cao mắc tật khúc xạ?

Tình trạng này có khả năng xảy ra ở bất kì đối tượng nào, đặc biệt tuổi đường hay người cao tuổi hoặc những người làm văn phòng, người thay làm việc cùng các loại thiết bị điện tử có nguy cơ cao mắc bệnh.

Nguyên nhân gây ra các loại tật khúc xạ

Thường bởi 2 yếu tố chính là nguyên nhân gây ra các loại tật khúc xạ ở mắt là yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Trong đó, nguyên nhân do di truyền thường chiếm tỷ lệ không nhiều. Những người có cả hai bố mẹ bị tật khúc xạ thì có khả năng cao các con cái cũng thường mắc phải.

Doc-sach-sai-tu-the-gay-tat-khuc-xa

Đọc sách sai tư thế gây ra tật khúc xạ cận thị

Môi trường là một nguyên nhân chính có những ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ mắc các tật khúc xạ. Hiện có một số trường hợp mắc tật khúc xạ đều có điểm chung nguyên nhân do những thói quen sinh hoạt không được hợp lý hợp lý như: ngồi tư thế sai, đọc sách thiếu ánh sáng..

Ngoài ra, có một số các nguyên nhân có thể kể tới như: thủy tinh thể có thể bị lão hóa, tổn thương nguyên nhân do chấn thương mắt hay tiếp xúc trực tiếp với một số các nguồn ánh sáng mạnh (ánh nắng mặt trời, tia lửa hàn,…) hay vệ sinh mắt sai cách, tuổi tác,…

Biện pháp để điều trị các loại tật khúc xạ ở mắt

Thường sử dụng 3 cách để điều trị tật khúc xạ bao gồm: Đeo kính mắt hay đeo kính áp tròng hoặc phẫu thuật.

  • Đeo kính mắt: là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì tính tiện lợi, hợp túi tiền và dễ thay đổi, nhiều loại kính tuy nhiên lại dễ quên đem theo, dễ gãy…;
  • Kính áp tròng (còn gọi là mang kính tiếp xúc): loại kính này sẽ phù hợp với độ tuổi thanh thiếu niên và người lớn. Ưu điểm của phương pháp là tính nhỏ gọn, thẩm mỹ. Song, việc ta mang kính áp tròng cũng gặp những nhược điểm như: thường xuyên cầm phải tháo lắp và phải ngâm rửa vệ sinh hàng ngày, nếu không khéo thậm chí có thể gây ra trầy xước giác mạc, nhiễm trùng. Kính áp trong cũng có thể dị ứng với một số người;
  • Phẫu thuật: người bệnh có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật mắt bằng Lasik – đây một loại phẫu thuật có dùng tia laser để nhằm khắc phục các vấn đề về thị lực và đặc biệt là một số các vấn đề nguyên nhân do tật khúc xạ gây nên. 

Lời khuyên

Nếu bạn cảm thấy thị lực kém đi, hãy đi tới các cơ sở y tế để được đội ngũ chuyên gia y tế thăm khám nhằm phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về tật khúc xạ, tránh các biến chứng nặng gây ra.

Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức
Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

tật khúc xạ

Làm sao để biết mắt có dị vật giác mạc?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Khi nào nên cho con dùng kính gọng kiểm soát cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh