Các mức độ cận thị và phân loại cận thị hiện nay
Nhận biết các mức độ cận thị và phân loại cận thị với các bác sĩ trung tâm vivision (tên cũ là FSEC) thông qua bài viết dưới đây. Thêm vào đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chia sẻ về cách đo cận thị chuẩn xác và đơn giản tại nhà.
Độ cận là gì?
Độ cận thị là chỉ số được sử dụng để đo lường mức độ cận nặng hoặc cận nhẹ ở những người bị tật khúc xạ mắt. Độ cận thị được đo bằng đơn vị Diop, đây là đơn vị đo độ cong của thấu kính để giúp mắt nhìn thấy mọi vật một cách bình thường.
Thông thường, khi giá trị Diop tăng lên, cận thị sẽ trở nặng hơn và độ dày của thấu kính cũng sẽ tăng theo. Ký hiệu của cận thị trên thấu kính là -D.
Các mức độ cận thị
Để xác định bản thân có bị cận thị hay không và nếu có thì cận bao nhiêu độ, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo cần phải đi khám và kiểm tra cụ thể. Do đó, hãy đến các cơ sở y tế, cửa hàng kính mắt chuyên nghiệp để đo mắt bằng máy móc hiện đại để xác định chính xác các mức độ cận thị của mắt.
Thông thường, các mức độ cận thị sẽ bao gồm: Tiền cận thị, cận thị thấp, cận thị trung bình và cận thị cao.
Tiền cận thị
Tình trạng tiền cận thị là giai đoạn trước khi phát triển cận thị ở trẻ em. Đặc điểm của giai đoạn này là độ khúc xạ nền của mắt nằm trong khoảng -0.50 Diop đến +0.75 Diop, kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác dự báo cao khả năng tiến triển thành cận thị.
Tình trạng cận thị được xác định khi độ tương đương cầu của mắt nhỏ hơn hoặc bằng -0.5 Diop trong trạng thái điều tiết mắt nghỉ.
Cận thị thấp
Cận thị thấp được chẩn đoán khi đo độ khúc xạ tương đương cầu của mắt nằm trong khoảng từ -0.50 Diop đến lớn hơn -3.00 Diop trong trạng thái điều tiết mắt nghỉ.
Cận thị trung bình
Cận thị trung bình được chẩn đoán khi độ cầu tương đương của mắt ở trong khoảng từ -3.00 Diop đến -6.00 Diop.
Cận thị nặng
Cận thị nặng được chẩn đoán khi độ tương đương cầu của mắt nhỏ hơn hoặc bằng -6.00 Diop trong trạng thái điều tiết mắt nghỉ.
Phân loại cận thị hiện nay
Có nhiều loại cận thị khác nhau, mỗi loại có nguyên nhân và phương pháp điều trị riêng.
Cận thị trục
Cận thị trục là một loại cận thị đặc biệt, xảy ra chủ yếu do độ dài trục mắt lớn hơn bình thường.
Khi nhãn cầu có độ dài trục không đồng đều, hình ảnh sẽ không được tập trung đúng trên võng mạc mà thay vào đó sẽ tập trung ở phía trước võng mạc, gây ra hiện tượng nhìn mờ các vật thể ở xa.
Cận thị khúc xạ
Cận thị khúc xạ là một dạng tật cận thị xảy ra do những thay đổi về cấu trúc hoặc vị trí của các thành phần tạo hình ảnh bên trong mắt. Những thành phần chính liên quan đến cận thị khúc xạ là giác mạc và thủy tinh thể.
Cận thị thứ phát
Cận thị thứ phát là một dạng tật cận thị có thể xác định được nguyên nhân là do thuốc, bệnh lý giác mạc và hội chứng lâm sàng.
Cách đo độ cận thị chính xác
Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để đo độ cận chính xác, mỗi phương pháp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các mức độ cận thị để có thể chọn kính và điều chỉnh một cách hiệu quả.
Hướng dẫn các cách đo độ cận thị chính xác
Đo bằng máy đo khúc xạ tự động
Việc sử dụng thiết bị đo chuyên nghiệp để xác định độ cận thị sẽ là một nguồn tham khảo uy tín cho các bác sĩ. Tuy nhiên, cách thức này chỉ có thể thực hiện tại các cơ sở y tế và được thực hiện bởi các chuyên gia, bác sĩ.
Đo độ cận thị bằng máy soi bóng đồng tử
Phương pháp soi bóng đồng tử là một kỹ thuật lâm sàng, đã được chứng minh là một cách xác định khách quan tật khúc xạ nhìn xa của bạn.Sử dụng kỹ thuật soi bóng đồng từ như là một phương pháp xác định một giá trị ban đầu về độ kính cần thiết cho bệnh nhân. Thêm vào đó, kết quả từ soi bóng đồng tử sẽ giúp bác sĩ điều chỉnh các thấu kính thử trong quá trình khám mắt chủ quan, từ đó xác định chính xác hơn độ kính cuối cùng.
Đo độ cận thị bằng khúc xạ chủ quan
Việc đo khúc xạ chủ quan với bảng thị lực và kính thử sẽ tìm ra một đơn kính giúp bạn nhìn rõ nhất và thoải mái nhất. Thông thường, bạn sẽ được kiểm tra tật khúc xạ từng mắt ở khoảng cách 3m và đọc chữ cái theo sự chỉ dẫn của cử nhân khúc xạ nhãn khoa.
Cách tự đo độ cận thị tại nhà
Để xác định các mức độ cận thị tại nhà, bạn có thể áp dụng cách thức sau:
Thực hiện:
- Đứng cách 3 mét và tiến tới từ từ cho đến khi bạn có thể nhìn thấy các màu đen của hình tròn trên hình ảnh (Hình ảnh được biểu hiện bên dưới).
- Vẫn đeo kính gọng hoặc kính áp tròng.
- Sử dụng miếng che mắt và che lần lượt từng mắt cũng như tập trung nhìn vào ảnh dưới đây.
- Trả lời câu hỏi: Hình tròn trên nền đỏ hay nền xanh đậm hơn.
Kết quả:
- Nếu bạn thấy hình tròn trên nền đỏ đậm hơn rất có thể bạn đang đeo kính quá độ cận.
- Nếu thấy hình tròn trên nền xanh đậm hơn rất có thể bạn đang đeo kính thiếu độ cận.
- Nếu thấy các hình tròn có cùng mức độ đậm như nhau rất có thể bạn đang sử dụng kính phù hợp.
Tuy nhiên để biết chính xác độ cận của mình cũng như xác định kính đang đeo có phù hợp không, bạn vẫn cần qua phòng khám uy tín hoặc bệnh viện để kiểm tra kỹ lưỡng.
Lời khuyên
Tuy nhiên để biết chính xác độ cận của mình cũng như xác định kính đang đeo có phù hợp không, bạn vẫn cần qua phòng khám uy tín hoặc bệnh viện để kiểm tra kỹ lưỡng.
Với các mức độ cận thị khác nhau, mắt sẽ có nguy cơ tổn hại đi kèm, do đó việc kiểm soát độ cận vô cùng quan trọng. Hãy đi khám mắt định kỳ hoặc ngay khi có bất thường.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Lan Anh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: