Cách chọn kính cho mắt loạn viễn thị
Kính cho mắt loạn viễn thị hay còn gọi là kính thuốc, vì vậy nếu lựa chọn sai kính sẽ khiến bạn nhìn mờ thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe mắt. Hãy cùng Vivision Kid tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết sau đây để có thể lựa chọn kính chính xác nhé!
Mắt bị loạn viễn thị là như thế nào?
Viễn thị là gì?
Viễn thị là tật khúc xạ xảy ra do giác mạc quá dẹt hoặc trục của nhãn cầu quá ngắn khiến cho hình ảnh hội tụ ở phía sau võng mạc. Đối với những người chỉ có viễn thị nhẹ thì có thể nhìn được những vật ở xa, song vẫn sẽ khó nhìn rõ những vật ở gần. Trường hợp viễn thị nặng thường sẽ gặp khó khăn cả khi nhìn xa và nhìn gần.
Loạn thị là gì?
Loạn thị xảy ra do sự bất thường ở bề mặt giác mạc hoặc thể thủy tinh, khiến cho ánh sáng đi qua không thể hội tụ tại một điểm trên võng mạc, dẫn đến hình ảnh bị méo mó, biến dạng gây ra nhìn mờ. Loạn thị thường ảnh hưởng đến cả thị lực nhìn xa và gần, mắt sẽ khó điều tiết để nhìn rõ vật.
Nguyên tắc chọn kính gọng cho mắt loạn viễn thị
Kính gọng bao gồm hai thành phần chính: Gọng kính và mắt kính.
Gọng kính là một giá đỡ cố định mắt kính, giúp người bệnh nhìn qua đúng vùng trung tâm điều trị của kính. Bên cạnh đó gọng kính cũng quyết định tính thẩm mỹ của một chiếc kính gọng.
Mắt kính là một thấu kính quang học giúp điều chỉnh tiêu cự của ảnh để người bệnh có thể nhìn được rõ vật. Mắt kính sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới và phân phối rất rộng rãi với giá thành hợp lý. Vì vậy kính gọng là một phương pháp phổ biến và hiệu quả, phù hợp với hầu hết các trường hợp có tật khúc xạ.
Lưu ý các nguyên tắc sử dụng kính cho mắt loạn viễn thị sau đây:
- Viễn thị: Sử dụng thấu kính hội tụ (kính cầu lồi, lồi ở giữa và mỏng về chu biên) giúp kéo điểm hội tụ ánh sáng ở mắt viễn thị về nằm trên võng mạc. Còn được gọi là kính cầu cộng.
- Loạn thị: Là một thấu kính quang được điều chỉnh độ dày khác nhau ở hai mặt đối xứng trên một kính tuyến giúp điều chỉnh hình ảnh của vật về bình thường trên võng mạc. Còn được gọi là kính trụ. Tuy nhiên cần cắt đúng trục kính trụ trùng với trục loạn trên mắt vì loại kính này chỉ điều chỉnh được một kinh tuyến nhất định.
- Kính cho mắt loạn viễn thị: Là kính phối hợp kính cầu cộng và kính trụ (kính cầu – trụ).
Bị viễn thị có cần đeo kính hay không?
Khác với cận thị, luôn cần đeo kính để nhìn rõ, viễn thị lại có chỉ định đeo kính tùy vào từng độ tuổi và tình trạng khác nhau.
Với những trường hợp viễn thị nhẹ 1-2 độ, người bệnh có thể tự điều tiết để nhìn rõ, có thể không cần đeo kính mà vẫn đảm bảo sinh hoạt hàng ngày. Trong trường hợp viễn thị nặng hơn 2 độ, người bệnh khó thực hiện các thao tác nhìn gần, thì cần thăm khám và đeo kính đúng độ.
Ở trẻ em thông thường luôn có một độ viễn sinh lý gắn liền với quá trình phát triển của trẻ, nếu độ viễn được thăm khám phù hợp với độ tuổi của trẻ, trẻ sẽ không có chỉ định đeo kính. Tuy nhiên nếu độ viễn qua cao ảnh hưởng đến phát triển toàn diện của trẻ thì cần được đeo kính đúng số.
Trường hợp bao nhiêu độ thì cần đeo kính cho mắt loạn viễn thị?
Phân loại viễn thị
Theo quy ước của Hiệp hội đo thị lực Hoa Kỳ (AOA), viễn thị được chia theo 3 mức độ:
- Viễn thị thấp: Độ viễn nhỏ hơn hoặc bằng +2,00D.
- Viễn thị trung bình: Độ viễn từ +2,25 đến +5,00D.
- Viễn thị cao: Độ viễn từ +5,25D trở lên.
Viễn thị mức độ nào cần đeo kính?
Ở trẻ em, việc cấp kính viễn thị hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của trẻ. Học viện nhãn khoa Hoa Kỳ đã đưa ra một quy tắc cấp kính viễn thị cho trẻ:
- Ở trẻ có viễn thị ở 2 mắt giống nhau, không kèm theo lác thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt kính viễn trong các trường hợp:
- Trẻ chưa tới 1 tuổi có độ viễn từ +6.00D trở lên.
- Trẻ từ 1-2 tuổi có độ viễn trên +5.00D.
- Trẻ từ 2-3 tuổi có độ viễn trên +4.50D.
- Trẻ từ 3-4 tuổi có độ viễn trên +3.50D.
- Ở trẻ có viễn thị 2 mắt giống nhau kèm theo lác trong thì trẻ cần đeo kính viễn trong các trường hợp:
- Trẻ dưới 2 tuổi: độ viễn trên +2.00D.
- Trẻ từ 2-4 tuổi: độ viễn trên +1.50D.
- Ở trẻ chỉ bị viễn thị một mắt hoặc độ viễn 2 mắt chênh nhau nhiều hơn +1.5D không kèm theo lác thì trẻ cần đeo kính viễn trong trường hợp:
- Trẻ dưới 1 tuổi: độ viễn trên +2.50D.
- Trẻ 1-2 tuổi: độ viễn trên +2.00D.
- Trẻ 2-4 tuổi: độ viễn trên +1.50D.
Ở người trưởng thành thông thường sẽ chỉ cần can thiệp điều trị khi bị viễn thị khoảng 3,00D đến 5,00D.
Phân loạn loạn thị
Loạn thị được chia làm 2 loại:
- Loạn thị đều: Các kinh tuyến loạn thị trên giác mạc luôn cách nhau 90 độ, có sự chuyển biến liên tiếp tật khúc xạ từ kinh tuyến này sang kinh tuyến khác. Bao gồm 3 loại: Loạn thị thuận (kinh tuyến loạn thị nằm dọc ở 90 ± 20 độ), loạn thị nghịch (kinh tuyến loạn thị nằm ngang (180 ± 20 độ), loạn thị chéo. Thường dễ dàng điều trị bằng kính để nhìn rõ:
- Loạn thị không đều: Các kính tuyến loạn thị trên giác khác không các nhau 90 độ, độ cong các kính tuyến không đồng nhất. Thường xuất hiện khi thực hiện phẫu thuật trên giác mạc hoặc bệnh lý giác mạc như giác mạc chóp. Loạn thị không đều thường khó điều chỉnh bằng kính gọng, thường chỉ điều trị bằng kính áp tròng cứng.
Loạn thị mức độ nào cần đeo kính?
Loạn thị nhỏ dưới -1.00D có thể không cần đeo kính vì không mấy ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh, đặc biệt trong các trường hợp loạn thị nghịch và chéo, bệnh nhân khó thích ứng với trụ có thể không cần cấp kính loạn thị.
Với mức độ loạn thị cao hơn -1.00D nên điều chỉnh kính loạn thị đúng trục để người bệnh có được thị lực tinh vi. Tuy nhiên độ loạn cao có thể khiến người bệnh khó thích nghi, vì vậy trong trường hợp này bác sĩ có thể nâng dần độ loạn để người sử dụng làm quen với kính trụ.
Loạn thị nhỏ dưới -1.00D không phải đeo kính
Cách chọn kính cho mắt loạn viễn thị
Thông qua 2 quy tắc lựa chọn kinh trên, ta có thể tổng hợp để cho ra phương pháp lựa chọn kính cho mắt loạn viễn thị.
Kính gọng
Các bác sĩ thường đề xuất sử dụng kính gọng cho các trường hợp loạn viễn thị vì những ưu điểm có thể kể đến như:
- Hiệu quả thể hiện nhanh chóng, cải thiện thị lực ngay.
- Thẩm mỹ: Gọng kính hiện nay rất đa dạng mẫu mã, chất liệu màu sắc, mắt kính cũng càng ngày được phát triển công nghệ, làm mỏng hơn.
- Bảo vệ mắt: Kính gọng còn có thể chắn bụi, dị vật tránh xâm nhập vào mắt. Ngoài ra hiện nay một số dòng kính râm cận có thể giúp bảo vệ mắt khỏi tia UV dưới ánh nắng mặt trời.
- Giá thành hợp lý: tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính, bạn luôn có thể tìm được được một loại kính gọng phù hợp.
Bên cạnh đó, kính gọng vẫn còn một số nhược điểm:
- Cản trở hoạt động: Kính gọng sẽ trở thành vật cản nếu bạn là một người yêu thể thao. Đôi khi chúng cũng cản trở tầm nhìn trong những điều kiện đặc biệt như trời mưa, trời mờ sương,….Ngoài ra nếu tròng kính xước nhiều sẽ ảnh hưởng đến thị lực của người đeo.
- ‘Dại mắt’: Là một từ dân gian ta hay sử dụng để chỉ những đôi mắt thiếu sự linh động, do khi bỏ kính mắt thường nhìn mờ, giống như bị dại.
- Mất thẩm mỹ: Kính gọng loạn viễn thị sẽ luôn khiến mắt bạn trở nên to bất thường, nhất là trong trường hợp loạn viễn thị lệch, sự khác biệt giữa 2 mắt sẽ trở nên rõ rệt.
Kính áp tròng mềm
Kính áp tròng mềm thường được phái đẹp ưu tiên sử dụng vì:
-
- Thẩm mỹ cao: Kính có nhiều mẫu mã và có thể thay đổi trực tiếp lòng đen mắt theo ý thích, giúp đôi mắt trở nên linh động hơn. Hơn nữa không làm biến dạng hình dạng mắt như kính gọng mà vẫn giữ được hình dạng mắt tự nhiên.
- Không cản trở hoạt động.
Khi lựa chọn kính áp tròng mềm bạn sẽ cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Kính áp tròng mềm hiện nay ít có những độ viễn loạn cao.
- Yêu cầu thao tác vê sinh phức tạp hơn so với đeo kính gọng.
- Thường gặp các vấn đề về khô mắt và giác mạc, nếu sử dụng trong thời gian dài.
Kính áp tròng cứng ortho-k
Kính áp tròng đeo ban đêm sẽ điều chỉnh giác mạc của người bệnh khi đi ngủ và mang lại thị lực tốt vào buổi sáng mà không cần sử dụng thêm bất kì một loại kính nào khác. Ưu điểm của kinh Ortho K như:
- Thuận tiện hoạt động vào ban ngày mà không có cản trở về kính
- Không giống với kính áp tròng mềm, Ortho K chỉ cần đeo vào ban đêm khi nhắm mắt. Do đó ít tiếp xúc với khói bụi bên ngoài, có ít nguy cơ viêm nhiễm hơn.
Tuy vậy vẫn sẽ có một số nhược điểm của kính Ortho K như:
- Là phương pháp có giá thành cao nhất trong các phương pháp.
- Phụ thuộc vào thể trạng mắt của từng người, đặc biệt là các trường hợp loạn viễn thị thường ít được chỉ định dùng kính Ortho K.
- Yêu cầu thao tác vệ sinh phức tạp khi đeo để tránh viêm nhiễm.
Nếu lựa chọn đeo kính áp tròng ban đêm để điều chỉnh loạn viễn thị người bệnh cần theo sát liệu trình và chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý khi lựa chọn kính cho mắt loạn viễn thị
Tùy vào nhu cầu và sở thích, bạn có thể lựa chọn loại kính phù hợp trong 3 loại trên tuy vậy cần lưu ý một số điều sau khi lựa chọn kính mắt loạn viễn thị:
- Đo kính tại cơ sở khám mắt uy tín, đeo độ kính loạn viễn thị cho thị lực tốt và thoải mái.
- Lựa chọn kính chính hãng để đảm bảo thị lực tốt và bảo vệ đôi mắt của bạn.
- Lưu ý lựa chọn gọng kính phù hợp, vừa vặn với khuôn mặt. Hạn chế làm xước mắt kính và thay tròng kính thường xuyên để tránh giảm thị lực.
- Đối với các loại kính áp tròng cần đặc biệt giữ vệ sinh để tránh các trường hợp viêm nhiễm.
CTA: Tại Vivision Kid (tên cũ là FSEC) có một đội ngũ chuyên gia về các tình trạng bệnh lý của mắt. Nhanh chóng tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tại Vivision Kid qua zalo tại đây!
Lời khuyên
Người bị mắc phối hợp 2 loại tật khúc xạ viễn thị và loạn thị dễ bị đeo kính sai số vì không được thử kính chính xác, điều này dẫn đến sự khó chịu khi đeo kính mà vẫn không thể nhìn rõ như bình thường. Do đó, việc thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa và đeo kính phù hợp là yếu tố vô cùng thiết yếu.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Lan Anh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: