Cách điều trị đau mắt đỏ không thử tại nhà

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị đau mắt đỏ tại nhà tuy nhiên chữa không đúng cách có thể khiến tình trạng đau mắt đỏ trở nên tệ hơn. Hãy cùng tìm hiểu những cách điều trị đau mắt đỏ không nên thử tại nhà trong bài viết dưới đây nhé.

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ hay còn được gọi viêm kết mạc là trình trạng viêm màng trong suốt lót mí mắt và nhãn cầu. Khi các mạch máu nhỏ ở phần kết mạc sưng lên, đây cũng là nguyên nhân lòng trắng ở mắt có màu đỏ hoặc hồng.

 Đau mắt đỏ có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới  đây là các nguyên nhân gây đau mắt đỏ thường gặp: 

  • Do vi khuẩn: Có thể do Staphylococcus aureus , Streptococcus pneumoniae, Haemophilusenzae, Moraxella catarrhalis, hoặc ít phổ biến hơn là Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae. Lây lan dễ dàng, đặc biệt với một số vi khuẩn và ở một số môi trường nhất định;
  • Do virus: Các loại virus thường gây đau ra tình trạng mắt đỏ như adenovirus, herpes simplex virus, virus cúm. Đau mắt đỏ do virus là nguyên nhân khiến lây lan bệnh nhiều;
  • Do dị ứng: Kết quả của phản ứng của cơ thể với các chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa từ cây, thực vật, cỏ và cỏ dại, mạt bụi, vẩy da từ vật nuôi, các loại thuốc hoặc mỹ phẩm. Không lây nhiễm. Có thể xảy ra theo mùa, khi các chất gây dị ứng như số lượng phấn hoa ở mức cao. Cũng có thể xảy ra quanh năm do các chất gây dị ứng trong nhà, chẳng hạn như mạt bụi và lông động vật.

Ngoài ra khói, bụi, chấn thương, sử dụng kính áp tròng, các thuốc mắt  không rõ nguồn gốc cũng có thể là nguyên nhân hình thành đau mắt đỏ.

Các cách điều trị đau mắt đỏ không thử tại nhà

Tự ý mua và nhỏ thuốc

Nhiều người khi bị đau mắt đỏ để làm giảm tình trạng khó chịu ở mắt như ngứa, chảy nước mắt,… đã tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về nhỏ mắt. Điều này có thể dẫn đến bệnh trở nên nặng hơn, thời gian bệnh kéo dài thêm. Ngoài ra khi mua ngoài hiệu thuốc có thể mua phải thuốc có chứa corticoid, tình trạng khó chịu sẽ được cải thiện tuy nhiên việc nhỏ thuốc mắt có chứa corticoid trong thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, mờ mắt,…

Khong-duoc-tu-y-nho-thuoc

Không được tự ý nhỏ thuốc                                         

Sử dụng các biện pháp dân gian

Hiện nay xã hội đã phát triển, nhưng khi bị đau mắt đỏ vẫn còn có những người sử dụng các biện pháp dân gian để chữa như: đắp lá diếp cá, xông hơi bằng lá trầu không, nhỏ sữa mẹ vào mắt,… Có thể dễ chịu hơn nhưng tình trạng bệnh không cải thiện, nhiều trường hợp bệnh còn trở nên nặng hơn do bỏng giác mạc, loét giác mạc, nhiễm trùng mắt.

Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp sử dụng biện pháp dân gian liên tục đến khi triệu chứng càng ngày càng nặng mới đi khám bác sĩ.

Xong-hoi-bang-la-trau-khong

Xông hơi bằng lá trầu không

                                                 xong-hoi-bang-la-trau-khong

Dùng khăn lau mắt

Khi cảm giác khó chịu hoặc có gỉ mắt, nhiều người sử dụng giấy ăn hoặc khăn sạch để lau mắt. Điều này có thể không làm đỡ tình trạng trạng khó chịu mà còn gây kích ứng mắt hơn. Ngoài ra những vật trên còn là nguồn lây bệnh cho người khác. Vì vậy nên sử dụng bông y tế để lau mắt và chỉ dùng một lần, khi dùng xong hãy bỏ luôn vào thùng rác quy định.

Khi bị đau mắt đỏ cần phải làm gì?

Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh không nên chủ quan mà nên:

  • Trẻ em bị bệnh cần được nghỉ học;
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thăm khám, cần phải đặc biệt cẩn thận đối với thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid;
  • Tuyệt đối không dùng những biện pháp điều trị dân gian chưa được kiểm chứng như xông hơi, đắp lá thảo dược;
  • Không tự ý nhỏ thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ nhãn khoa;
  • Nếu trường hợp điều trị bệnh tại nhà mà tình trạng nặng hơn thì nên đi khám tại các cơ sở bệnh viện uy tín.

Thường xuyên vệ sinh và chăm sóc mắt tốt cũng có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ. một số lưu ý khi vệ sinh mắt như sau: 

  • Hạn chế chạm tay vào mắt và tránh những hành động như  dụi mắt. Điều này giúp ngăn chặn sự kích thích và lây truyền các tác nhân nhiễm trùng;
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng;
  • Vệ sinh mắt hai lần một ngày bằng bông gòn mới và nước muối sinh lý. Vứt bỏ miếng bông gòn và rửa tay bằng xà phòng;
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân.;
  • Tạm ngưng sử dụng mỹ phẩm như mascara hoặc kính áp tròng, để tránh làm tổn thương mắt và tăng kích thích mắt.
Dieu-tri-dau-mat-do

Điều trị đau mắt đỏ tại vivision kid

Quan trọng hơn, đau mắt đỏ có thể tự khỏi cũng có thể gây biến chứng khôn lường sau này, bệnh nhân khi có các dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ mà lâu ngày không thuyên giảm thì nên tới thăm khám ngay tại vivision kid – Phòng khám mắt trẻ em có các bác sĩ hàng đầu tại Hà Nội!