Cách giảm độ cận – 1 số phương pháp điều trị cận thị

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Cách giảm độ cận – 1 số phương pháp điều trị cận thị

Cận thị bản chất là gì?

Cận thị là một vấn đề phổ biến trong tầm nhìn, khiến cho đối tượng bị mờ hoặc khó nhìn rõ các vật ở xa. Đây là một tình trạng thường gặp và được chẩn đoán thông qua kiểm tra tật khúc xạ.

Cận thị có thể tăng trong suốt quá trình phát triển của chúng ta do trục nhãn cầu bị dài ra phía sau như hình dưới đây.

Cach-giam-do-can-thi

Cận thị tăng do trục nhãn cầu dài ra

Mổ cận có phải là cách giảm độ cận không?

Mổ cận (phẫu thuật LASIK hoặc PRK) không phải là một phương pháp giảm độ cận mà thực chất là một quá trình khắc phục tật khúc xạ của mắt bằng cách thay đổi hình dạng của giác mạc.

Thường là mỏng giác mạc trung tâm đối với mổ cận.

Phương pháp này không giảm độ cận mà chỉ tạo ra một trạng thái tạm thời khiến độ cận không còn ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn.

Nếu trong quá trình làm việc và sinh hoạt thì cận thị hoàn toàn có thể tiếp tục tiến triển, khi đó người ta thường gọi là tái cận sau phẫu thuật khúc xạ.

Có mấy cách giảm độ cận thị?

Mặc dù có nhiều phương pháp quảng cáo cho việc giảm độ cận, hiện chưa có phương pháp nào chứng minh rằng nó có thể giảm độ cận.

Điều quan trọng là hiểu rõ rằng độ cận thị là một vấn đề thể chế và không có phương pháp điều trị triệt để.

Cách hạn chế tăng cận

Mặc dù không có phương pháp giảm độ cận, nhưng có thể hạn chế sự gia tăng độ cận thông qua một số biện pháp.

Phương pháp đeo kính áp tròng ban đêm Ortho K

Đây là 1 trong những phương phám kiểm soát cận thị mang lại hiệu quả cao cũng như lợi ích nhất hiện nay.

Ortho-k – Orthokeratology là 1 phương pháp giúp triệt tiêu độ cận tạm thời sau 1 đêm đeo kính dựa trên nguyên lý dè dẹt.

Tuy vậy, nhưng kính Ortho-K gần như không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mắt.

Để sử dụng kính Ortho-K thì tốt nhất nên đi khám và nhận lời khuyên từ chuyên gia để hiểu rõ về kính cũng như cách bảo quản và sử dụng kính để tránh các trường hợp viêm nhiễm.

Cach-giam-do-can-thi

Nguyên lý hoạt động của kính áp tròng Ortho-K

Phương pháp nhỏ thuốc kết hợp với kính gọng kiểm soát cận thị

Tròng kính được thiết kế đặc biệt, hạn chế hiện tượng viễn thị chu biên do kính đơn tròng gây ra, từ đó giúp hạn chế tăng độ cận.

Phương pháp này có thể kết hợp với Atropin nồng độ thấp để mang lại hiệu quả cao hơn.

Cach-giam-do-can-thi

Thiết kế kính đặc biệt loại trừ ảnh viễn thị chu biên

Nhỏ thuốc Atropin nồng độ thấp

Đây thường là loại thuốc mà hầu hết các bé có cận thị đều cần nhỏ trong thời gian đầu đeo kính gọng bình thường nếu chưa thể đeo kính Ortho-K.

Cach-giam-do-can-thi

Kiểm soát cận thị bằng Atropin nồng độ thấp

1 số lưu ý quan trọng là duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm:

  • Chia nhỏ thời gian nhìn gần theo quy tắc 20/20/20.
  • Giảm thời gian sử dụng điện tử và đảm bảo khoảng cách an toàn giữa mắt và màn hình.
  • Đảm bảo ánh sáng phòng làm việc hoặc học tốt và tránh ánh sáng quá sáng hoặc quá tối.
  • Đảm bảo có đủ giấc ngủ và thư giãn cho mắt.
  • Điều chỉnh môi trường làm việc hoặc học tốt để tránh căng thẳng mắt.

Bảo vệ mắt cận thị

Dau-hieu-can-thi

Khám mắt khi bé có dấu hiệu cận thị

Bảo vệ mắt cận thị là một khía cạnh quan trọng để duy trì sức khỏe mắt tốt. Dưới đây là một số lưu ý bạn có thể thực hiện hằng ngày:

  • Đeo kính đúng độ
  • Đeo kính chống tia UV khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Thực hiện giãn cách nhìn xa định kỳ khi làm việc hoặc học tại máy tính.
  • Sử dụng ánh sáng phòng làm việc hoặc học phù hợp để giảm căng thẳng mắt.
  • Đảm bảo có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bao gồm việc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, C và E.
  • Khám mắt định kỳ để kiểm tra và theo dõi sức khỏe mắt.

Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về cách giảm độ cận.

Mặc dù hiện chưa có phương pháp nào chứng minh rằng có thể giảm độ cận, nhưng việc hạn chế tăng cận và bảo vệ mắt là rất quan trọng vì cận thị cao mang đến nhiều nguy cơ hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc cần thêm thông tin, hãy liên hệ ngay phòng khám mắt vivision kid để được tư vấn chi tiết.

Chúc bạn có một đôi mắt khỏe mạnh!

Lời khuyên

Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

cận thị

điều trị cận thị

giảm độ cận