Cách giảm ngứa và sưng mi mắt do viêm bờ mi
Bị ngứa và sưng mi mắt do viêm bờ mi khiến bạn khó chịu? Đâu là nguyên nhân và cách để giảm ngứa và sưng mí mắt. Hiểu rõ hơn về tình trạng ngứa và sưng mi mắt cùng VIVISION KID với bài viết dưới đây.
Tại sao viêm bờ mi gây ngứa và sưng
Ngứa và sưng mi mắt là hiện tượng phổ biến khi mắc bệnh lý viêm bờ mi. Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng kể trên, dưới đây là một số thông tin cơ bản về bệnh lý viêm bờ mi, nguyên nhân và triệu chứng:
Viêm bờ mi là gì?
Viêm bờ mi là tình trạng viêm nhiễm mi mắt, có thể ảnh hưởng đến cả mi mắt trên và mi mắt dưới. Nó có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu bao gồm: đỏ, rát, ngứa và sưng mi mắt.
Viêm bờ mi là một tình trạng phổ biến có thể gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của viêm bờ mi giúp người bệnh có thể quản lý cách sinh hoạt của bản thân mỗi ngày. Việc duy trì vệ sinh an toàn, đồng thời tuân thủ các biện pháp chăm sóc y tế là rất quan trọng để giảm thiểu tác động của viêm bờ mi.
Nguyên nhân gây nên ngứa và sưng mi mắt
Sưng và ngứa mi mắt là những triệu chứng phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này, bao gồm:
- Do nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn có thể do sử dụng kính áp tròng bẩn, dụi mắt thường xuyên hoặc do các bệnh lý về da như chàm, vẩy nến.
- Tuyến dầu bị tắc gây tích tụ chất tiết: Các tuyến meibomius tiết ra dầu giúp bôi trơn mắt. Khi các tuyến này bị tắc nghẽn, dầu có thể tích tụ bên trong, gây kích ứng và viêm.
- Dụi mắt: Khi ngứa mắt, dụi mắt có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn. Đồng thời dụi mắt có thể làm tổn thương mi mắt, khiến vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm.
Triệu chứng viêm bờ mi gây ngứa và sưng
Ngoài ngứa và sưng mắt, viêm bờ mi còn có thể gây ra một số triệu chứng khác, bao gồm:
-
- Đỏ mi mắt: Có thể xuất hiện đỏ và sưng mi mắt.
- Chảy nước mắt: Có thể khiến mắt tiết ra nhiều nước mắt hơn bình thường, hoặc nước mắt trở nên dính.
- Bờ mi không đều: Tình trạng bờ mi sần sùi, không đều sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.
- Kích ứng mắt: Mắt có thể bị ngứa, rát hoặc cảm giác cộm.
- Cảm giác dị vật: Có thể cảm thấy như có dị vật trong mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng: Khi ra ánh sáng, mắt có thể nhạy cảm với ánh sáng chói.
- Vảy mí mắt: Khi ngủ dậy, mí mắt có thể đóng vảy.
- Rụng lông mi: Tình trạng rụng lông mi sẽ xuất hiện do ảnh hưởng trực tiếp của bệnh lý viêm bờ mi.
- Lông mi mọc sai hướng: Lông mi có thể mọc lệch hướng vào mắt, gây kích ứng.
Tùy vào cơ địa mỗi người, viêm bờ mi có thể có một hoặc nhiều triệu chứng khác nhau. Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa về mắt gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngứa và sưng có thể do bệnh khác gây ra không?
Theo các bác sĩ vivision kid, ngứa và sưng mi mắt có thể do bệnh lý khác ngoài viêm bờ mi gây ra. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biển có thể gây nên ngứa và sưng mi mắt, bao gồm:
- Dị ứng: Khi tiếp xúc với các tác nhân như bụi, phấn hoa, mỹ phẩm,… khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức gây nên tình trạng ngứa và sưng mi mắt. Ngoài ra, còn kèm theo các triệu chứng như mắt đỏ, sổ mũi, hắt hơi,…
- Viêm kết mạc: Hay còn gọi là đau mắt đỏ, có thể do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng.
- Chắp: Là tình trạng viêm mạn tính gây tắc nghẽn tuyến Meibomius ở bờ mi, có thể tự biến mất sau một khoảng thời gian. Tình trạng này gây nên sưng nề và đỏ ở mi mắt.
- Lẹo: Là tình trạng viêm cấp tính tại tuyến Zeiss ở bờ mi, xuất hiện dưới dạng nốt sưng to, đỏ, đau, và xuất hiện mủ bên trong vết sưng. Lẹo gây sưng đau nhiều hơn chắp.
- Côn trùng cắn: Vết cắn của côn trùng như muỗi, ong, kiến,… có thể gây đau, ngứa và sưng mi mắt.
- Thủy đậu: Thủy đậu gây ra các nốt phỏng ngứa, bắt đầu từ mặt và thân, sau đó lan ra các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả mi mắt. Điều này dẫn đến việc gây nên cảm giác ngứa và sưng mi mắt.
- Khóc, thiếu ngủ, mệt mỏi: Khóc nhiều, thiếu ngủ hoặc mệt mỏi có thể khiến mắt bị sưng và thâm quầng.
Cách để giảm ngứa và sưng mi mắt
Cách giảm ngứa và sưng mí mắt phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Mỗi nguyên nhân sẽ có những biện pháp tương ứng, dưới đây là một số gợi ý để giảm ngứa và sưng mi mắt ứng với mỗi nguyên nhân gây nên:
- Viêm bờ mi, chắp, lẹo: Chườm ấm bằng khăn mềm hoặc túi chườm ấm lên mắt trong 5-10 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày để giảm tình trạng ngứa và sưng.
- Dị ứng, mất ngủ, mệt mỏi: Để giảm bớt tình trạng ngứa và sưng mi mắt, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm mát đơn giản trong 5-10 phút mỗi lần.
- Vệ sinh mắt sạch sẽ: Chà sạch mi mắt bằng tăm bông cùng với nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mi mắt chuyên dụng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nên sử dụng khăn mềm, sạch và giặt sạch sau mỗi lần sử dụng.
- Tránh day, dụi lên mắt: Hạn chế đưa tay lên dụi mắt bởi có thể khiến tình trạng ngứa và sưng thêm trầm trọng.
- Điều trị bệnh toàn thân: Thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị bệnh của bác sĩ.
- Sử dụng thuốc nếu được bác sĩ chỉ định: Chỉ sử dụng thuốc được kê đơn và có sự hướng dẫn chi tiết của bác sĩ.
Trên đây là một số nguyên nhân và cách để giảm ngứa và sưng mi mắt, các bạn có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên để biết chính xác vấn đề mình đang gặp phải thì cần đi khám mắt và nhận lời khuyên thích hợp từ chuyên gia. Để được tư vấn kỹ hơn về các tình trạng bệnh lý ở mắt, hãy liên hệ với VIVISION KID (tên cũ là FSEC) ngay hôm nay nhé!
Lời khuyên
Nếu tình trạng ngứa và sưng mi mắt không cải thiện sau vài ngày hoặc có dấu hiệu nặng hơn như chảy mủ, đau nhức dữ dội, đây là các dấu hiệu cần được đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.
Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: