Cách kiểm tra mắt có bị cận không đơn giản và hiệu quả

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Cách kiểm tra mắt có bị cận không? Xu hướng mọi người mắc cận thị ngày càng gia tăng bối cảnh hiện nay khi mà việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài với cường độ ánh sáng xanh cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian để đến các phòng khám hay bệnh viện để kiểm tra.

Vì thế, vivision kid xin chia sẻ đến bạn một số cách đơn giản giúp bạn kiểm tra mắt có bị cận hay không tại nhà để bạn có những biện pháp chăm sóc đôi mắt kịp thời.

Phân loại các mức độ cận thị

Để phân loại các mức độ cận thị, các bác sĩ hoặc chuyên viên nhãn khoa sẽ cần dựa vào số độ Đi-ốp (Diop) được xác định bằng máy đo chuyên dụng. Có thể chia các mức độ cận thị thành các mức độ như sau:

  • Cận thị nhẹ: Số đo từ -0.25 Diop  đến -3 Diop
  • Cận thị vừa: Số đo từ -3.25 Diop đến -6 Diop
  • Cận thị nặng: Số đo từ -6.25 Diop trở lên

Có thể thấy, với mức cận thị tạm thời và cận thị nhẹ thường không làm tăng các nguy cơ nghiêm trọng đến sức khỏe đôi mắt. Với mức cận thị trung bình đến cao, nguy cơ ảnh hưởng đến các vấn đề thị lực tăng lên, cần kiếm tra và  theo dõi thường xuyên. Với mức cận thị cao thì xác xuất bị bong võng mạc là rất lớn, cần phải điều trị sớm.

Các phương pháp kiểm tra độ cận phổ biến

Các phương pháp kiểm tra độ cận phổ biến

Các phương pháp kiểm tra độ cận phổ biến

Để xác định chính xác độ cận và các tật khúc xạ khác của mắt, các bác sĩ nhãn khoa thường sử dụng một số phương pháp kiểm tra sau:

  • Máy đo chuyên nghiệp: Đây là phương pháp cho ra kết quả chính xác nhất.Với cách này bạn cần đến các phòng khám, bệnh viện để kiểm tra bới các bác sĩ, chuyên viên nhãn khoa hoặc các kỹ thuật viên khúc xạ
  • Bảng chữ cái đo độ cận: Là phương pháp kiểm tra được sử dụng phổ biến nhất. Bảng chữ cái đo độ cận thị hiện nay được chia thành 2 loại đó là: Bảng đo thị lực nhìn xa (gồm bảng Landolt, E, Snellen và bảng thị lực hình) và Bảng đo thị lực nhìn gần (bảng Parinaud và bảng đo thị lực dạng thẻ)
  • Đo bằng app online: Đây là cách làm tiện lợi, vừa có thể đo thị lực, vừa kiểm tra được mắt của bạn có các tật về khúc xạ như mù màu, lác, lé…Một số app phổ biến như: Prescription Check, Eye Care Plus,  iCare Eye Test, Eye exam,…
  • Đo độ cận tại nhà: Chỉ với các vật dựng cơ bản có sẵn ở nhà như thước đo, bút, giấy trắng…bạn đã có thể xác định cơ bản điểm nhìn cực cận và viễn của mình nhưng kết quả của phương pháp này độ chính xác thường không cao.

Trừ cách sử dụng máy đó chuyên nghiệp thì 3 phương pháp còn lại bạn hoàn toàn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Các phương pháp này tuy tiện lợi và nhanh gọn trong việc xác định bước đầu tật khúc xạ bạn có thể mắc phải, nhưng nhược điểm chính là độ chính xác của kết quả không cao và  tuyệt đối. Tốt hơn cả là bạn nên đến các cơ sở y tế kiểm tra để có những có kết quả chính xác nhất.

Cách kiểm tra mắt có bị cận không tại nhà như thế nào?

vivision kid không khuyến khích bạn đọc tự đo độ cận hay kiểm tra mắt có bị cận không tại nhà, vì nếu không có chuyên môn thì việc sai số là tất nhiên. Mặc dù vậy, bạn có thể tham khảo cách kiểm tra mắt đơn giản sau đây để có thể biết mình có độ cận khoảng bao nhiêu, từ đó đi khám mắt để được tư vấn kỹ hơn nhé.

Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết:

  • 1 cây thước đơn vị cm
  • 1 sợi dây trắng dài 105 đến 110 cm
  • 2 cây viết màu mực khác nhau
  • 1 bìa giấy cứng in chữ bất kì không dấu – phông chữ Times New Roman với kích cỡ chữ 14 – và in đậm.

Lưu ý (*): Với cách tính độ cận thị này yêu cầu phải có 2 người thực hiện phép đo.

Cách thực hiện

Hướng dẫn người được đo mắt dùng 1 tay che mắt lại, tay còn lại cầm 1 đầu dây đặt dưới mắt cần đo ở vị trí ngang bằng với mũi, và cánh mũi 1cm.

Trong hai người thực hiện phép đo, 1 người dùng một tay căng dây, một tay cầm bìa giấy di chuyển từ sát mắt ra xa chầm chậm trên sợi dây. Mục đích của bước này là xác định điểm cực cận và cực viễn của mắt.

Khi kéo bìa giấy từ từ ra xa, cho người được đo độ cận thị đọc chữ trên giấy, rồi xác định khoảng cách xa nhất mà họ nhìn thấy rõ là vị trí nào. Sau đó, dùng viết đánh dấu lại và cho mắt thư giãn 3 phút mới thực hiện đo cho mắt còn lại. Cách thực hiện vẫn giống như vậy, chỉ cần dùng viết màu khác đánh dấu để phân biệt.

Khi đã đo mắt xong, có thể bắt đầu tính độ cận. Lấy thước đo khoảng cách từ đầu sợi dây đến điểm vừa đánh dấu khi nãy của 2 mắt. Lấy 100 chia cho khoảng cách vừa đo được sẽ cho ra kết quả độ cận thị của mắt.

Công thức tính độ cận:

Độ cận = 100/ khoảng cách (cm)

Ví dụ: Khoảng cách của người A nhìn rõ là 40 cm, thì độ cận của người A = 100/40 = 2.5 độ. Để có kết quả chính xác nhất, hãy cho thực hiện phép đo này nơi đủ sáng.

Một số câu hỏi thường gặp 

Q1: Kiểm tra độ cận tại nhà có chính xác không?

A: Như đã nói ở trên, việc kiểm tra thị lực tại nhà sẽ cho ra một kết quả không bao giờ chính xác bằng việc kiểm tra mắt tại các bệnh viện 

Q2: Khoảng cách giữa người đo và bảng thị lực là bao nhiêu?

A: Tùy vào từng bảng chữ cái thị lực mà bạn sẽ có vị trí đứng và khoảng cách khác nhau. Ví dụ bảng thị lực dạng thẻ ( các bảng đo thị lực chữ C, E, Snellen với kích thước nhỏ theo đúng quy ước để dùng cho việc đo thị lực nhìn gần) thì người kiểm tra thị cầm thẻ ở khoảng cách 30cm đến 35cm và đọc lần lượt ký hiệu có trên thẻ theo hướng dẫn.

Q3: Ghi nhận kết quả đo như thế nào là chuẩn?

A: Để ghi lại số thì thị lực của dòng nhỏ nhất trên bảng mà người kiểm tra đọc được thì trong suốt quá trình đo độ cận, tốt hơn hết là cần có thêm 1 người hỗ trợ hướng dẫn đứng chỉ lần lượt từng ký hiệu và đánh giá xem người bệnh đã đọc đúng kết quả hay chưa. Số thị lực được ghi cụ thể ở bên cạnh từng dòng trên bảng đo thị lực như ảnh sau:

Cách kiểm tra mắt có bị cận không

Phiếu khám mắt tại vivision kid

Từ bảng kết quả này ta có thể xác định được tình trạng sức khỏe của mắt, cụ thể là:

  • Thị lực 10/10: Thể hiện rằng mắt bạn hoàn toàn khỏe mạnh, không gặp vấn đề gì 
  • Thị lực 6 đến 7/10: Bạn bị cận thị ở mức khoảng -0.25 đến -0.5 Diop
  • Thị lực 4 đến 5/10: Bạn có độ cận nằm trong khoảng -0.75 Diop đến -1.00 Diop
  • Thị lực dưới 3/10: Bạn có độ cận cao và khoảng -1.25 Diop trở lên. Bạn có thị lực  kém và cần có những biện pháp theo dõi và điều trị kịp thời tránh những biến chứng như tăng độ không kiểm soát về sau

Trên đây là những hướng dẫn của vivision kid về cách kiểm tra mắt có bị cận không tại nhà. Để kết quả được chính xác nhất, vivision kid khuyên bạn nên dành thời gian để đến các phòng khám, bệnh viện mắt để được các bác sĩ nhãn khoa đo thị lực, độ cận bằng máy đo chuyên dụng.

Lời khuyên về cách kiểm tra mắt có bị cận không tại nhà

Các phương pháp kiểm tra mắt có bị cận không tại nhà tuy tiện lợi và nhanh gọn trong việc xác định bước đầu tật khúc xạ bạn có thể mắc phải. Thế nhưng, nhược điểm chính là độ chính xác của kết quả không cao và tuyệt đối. Tốt hơn cả là bạn nên đến các cơ sở y tế kiểm tra để có những có kết quả chính xác nhất.

vivision kid
Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

bị cận thị

Cách kiểm tra mắt bị cận

Kính áp tròng cứng là gì? Ai nên dùng? Có tốt không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

FSEC chính thức đổi tên thành VIVISION KID

Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền

Vì sao không nên sử dụng kính áp tròng quá hạn sử dụng?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy