Cách xử trí khi kính cận bị vỡ

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa

vào ngày 31/07/2024

Việc kính cận bị vỡ dễ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ va đập đến chọn lựa chất liệu không phù hợp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý khi kính cận gặp vấn đề, kèm theo cách sử dụng và bảo quản kính.

Kính gọng đeo mắt (cận, viễn, loạn thị, kính mát..), ngoài các yêu cầu kỹ thuật cần thiết như chất liệu kính, độ bền cơ học, các chỉ số quang học của kính cũng như các tính năng của nó (nhìn xa, đọc sách, hai tròng, đa tròng, đổi màu..) thì cách sử dụng và bảo quản kính cũng là một yếu tố rất quan trọng, giúp cho chiếc kính của các bạn được bền lâu hơn, đẹp lâu hơn.

Trong cuộc sống hàng ngày, suốt quá trình đeo kính rất dễ xảy ra va chạm hoặc rơi kính khiến kính cận bị vỡ, cần xử trí đúng cách để tránh bị tổn thương đến mắt.

Nguyên nhân làm kính bị vỡ, rạn, nứt

Nguyen-nhan-kinh-can-bi-vo-la-gi

Kính cận bị vỡ do nhiều nguyên nhân

Một số nguyên nhân hay gặp dễ làm kính cận bị vỡ là:

  • Va đập mạnh

Khi kính cận trải qua va chạm mạnh, chẳng hạn như rơi xuống sàn hoặc va vào vật cứng, có khả năng cao rằng chúng sẽ bị vỡ.

  • Chọn chất liệu không phù hợp

Chọn chiết suất tròng không phù hợp với gọng kính hoặc khi cắt gọng khoan có thể dẫn đến tình trạng vỡ kính.

  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, chẳng hạn khi bạn từ môi trường ngoài trời vào phòng lạnh, có thể tạo ra áp lực và làm cho kính cận bị nứt hoặc vỡ.

  • Tuổi thọ của kính

Kính cận có thể bị vỡ nếu chúng đã qua quá trình sử dụng lâu dài, mất tính đàn hồi và chịu đựng áp lực kém.

Cách xử trí khi kính cận bị vỡ

Kính cận bị vỡ có thể gây ra nhiều nguy hiểm như tổn thương đến vùng mắt và da xung quanh mắt. Đồng thời, khi kính cận đã bị rạn nứt thì có nên đeo tiếp hay không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Cách xử trí khi kính cận bị vỡ như sau: 

  • Kính bị vỡ va đập vào mắt hoặc phần da mi

Kiểm tra mắt ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho mắt. Nếu thấy có tổn thương mắt hoặc mi mắt, đặc biệt khi dị vật của các mảnh kính vỡ rơi vào mắt hoặc mi mắt thì cần đến phòng khám mắt ngay lập tức để có thể lấy dị vật ra mà ít ảnh hưởng đến mắt nhất có thể.

  • Kính bị vỡ không ảnh hưởng tới sức khỏe mắt

Liên hệ với nơi cắt kính để được cắt lại một chiếc kính mới.

  • Kính bị rạn nứt

Không nên tiếp tục đeo và cần cắt lại kính mới để tránh ảnh hưởng đến thị lực, vì khi kính bị rạn nứt, sẽ ảnh hưởng tới thị lực và khiến thị lực bị kém đi.

  • Kính bị vỡ khi chọn chiết suất tròng không phù hợp khi cắt gọng khoan

Cần chọn chiết suất cứng, bền để tránh vấn đề này

Hinh-anh-kinh-can-bi-vo

Hình ảnh minh họa một chiếc kính bị vỡ

Nên sử dụng và bảo quản kính như thế nào để tránh bị vỡ?

Sử dụng và bảo vệ kính đúng cách sẽ khiến kính luôn bền, đẹp, phù hợp với của mắt. Nhưng kính cận bị vỡ là chuyện có thể xảy ra, để phòng tránh có thể cần phải lưu ý các vấn đề sau: 

Lựa chọn chất liệu tương ứng với loại gọng kính

  • Gọng kính nhựa, kim loại, gọng cước: Lựa chọn tròng kính với chiết suất: 1.56, 1.60, 1.61, 1.74;
  • Gọng khoan: Lựa chọn tròng kính với chiết suất 1.59, 1.53, và sử dụng chất liệu polycarbonate hoặc trivex để đảm bảo độ cứng và bền., tránh sứt mẻ, gãy kính.

Không nên tự ý thay đổi hình dạng của gọng kính 

Không được tự ý thay đổi hình dạng ban đầu của kính: Tránh để cho gọng kính bị trầy xước, vì đó có thể là nguyên nhân làm gọng kính yếu và gãy;

Đối với gọng dẻo: Là loại gọng khó bị biến dạng. Nhưng nếu bạn cố ý bẻ cong, vặn hoặc tác động lực mạnh lên kính thì vẫn có thể khiến kính cận bị vỡ, gãy hoặc biến dạng. Do vậy, không được cố tình bẻ cong hay vặn gọng kính và tránh các va đập mạnh lên kính;

Đối với loại gọng kính xẻ cước ( hay còn gọi là gọng bán vành): Loại gọng này có cấu trúc mắt kính được đỡ bằng nẹp làm bằng sợi cước (chủ yếu là sợi nylon – cước) nên có thể xảy ra trường hợp khi dùng kính lâu ngày sẽ bị hao mòn, yếu đi dẫn tới bị đứt, làm cho mắt kính bị rơi vỡ.

Ngoài ra, các loại sợi cước này cũng có thể bị yếu, đứt do nhiệt cao hoặc do bị kéo căng, nên cần tránh đặt ở những nơi có nhiệt độ cao và tránh bị các va đập mạnh;

Với loại gọng khoan (loại gọng không có phần bao đỡ mắt kính): Loại gọng này có cấu trúc với mắt kính được khoan các lỗ vít để có thể bắt vào gọng kính. Vậy nên, cần đặc biệt chú ý tới độ chặt lỏng của các lỗ vít và gọng có bị biến dạng hay không.

So với các loại gọng kính liền và bán vành thì loại kính này thường rất dễ vỡ mắt nên phải cẩn thận khi sử dụng. Và tốt hơn là phải sử dụng loại tròng mắt chuyên dụng cho loại gọng này;

Đối với loại gọng dung bản lề dạng lò xo (có thể gọi là nhíp): Cần tránh cho việc mở hai càng của gọng kính quá mạnh hay quá rộng cũng dễ gây hỏng kính, cần tránh tiếp xúc với khí ẩm, bụi có thể gây gỉ sét kính hay kẹt lò xo. Khi bạn vào nhà tắm, tắm hơi, tắm biển… nên tháo kính.

Hinh-anh-gay-gong-kinh

Hình ảnh một chiếc kính gãy gọng

Tránh làm rơi hay va đập kính

  • Luôn giữ kính cận ở nơi an toàn và tránh làm rơi chúng xuống sàn;
  • Những va đập mạnh có thể làm hỏng kính, nguy hiểm hơn nếu gây thương tích cho mắt hoặc phần đầu;
  • Những trường hợp dễ dẫn đến các va đập mạnh như chơi các môn thể thao bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền, tennis, cầu lông.. nên sử dụng các loại kính bảo hộ thể thao chuyên dụng;
  • Khi không đeo kính cận cần bọc khăn hoặc cất vào hộp đựng: Bảo quản kính cận cẩn thận trong hộp đựng khi không sử dụng để tránh va đập và rơi.

Không kẹp kính vào sách vở

Tránh kẹp kính vào sách vở để không gây áp lực không mong muốn, có thể cho kính méo, ảnh hưởng đến thấu kính khiến mắt phải điều tiết hơn.

Không để kính gần nơi có nhiệt độ cao

  • Tránh đặt kính cận ở nơi có nhiệt độ cao để tránh biến dạng và vỡ;
  • Các loại gọng kính được làm bằng chất liệu celluloid và mắt kính làm bằng nhựa tổng hợp thường hay bị biến dạng ở nhiệt độ khoảng 60oC, bị nóng chảy ở nhiệt độ trên 170oC;
  • Không được đặt kính gần các nơi có nhiệt độ cao như cạnh bếp ga, lò nướng, lò sưởi, bàn là nóng…;
  • Không được rửa kính bằng nước nóng, không đeo kính khi tắm hơi hoặc dùng các loại máy sấy, lò sấy để làm khô kính;
  • Không để kính trên các vật có thể hấp thụ nhiệt mạnh như mặt bàn, bãi cát… dưới ánh nắng mặt trời trên 30oC;
  • Không nên để kính trong xe ô tô khi đỗ xe dưới trời nắng;
  • Không để kính trong cốp xe máy vì nhiệt độ rất cao trong cốp xe có thể làm kính biến dạng.

Kính cận bị vỡ, nứt, rạn không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thị giác và có thể gây tổn thương tới mắt. Hãy bảo quản và sử dụng kính một cách cẩn thận, lựa chọn tròng kính phù hợp để bảo vệ mắt của bạn. Đối diện với bất kỳ sự cố nào, hãy liên hệ ngay với địa điểm cắt kính để được hỗ trợ chuyên nghiệp và an tâm.

Đặt lịch khám mắt tại vivision kid ngay nếu như bạn đang gặp tình trạng kính cận vỡ, các bác sĩ tại vivision kid sẽ giúp bạn xử trí thích hợp, đồng thời cũng sẽ tư vấn cho bạn loại kính nên sử dụng nữa nhé.

Lời khuyên

Kính cận bị vỡ, nứt, rạn không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thị giác và có thể gây tổn thương tới mắt. Hãy bảo quản và sử dụng kính một cách cẩn thận, lựa chọn tròng kính phù hợp để bảo vệ mắt của bạn. Đối diện với bất kỳ sự cố nào, hãy liên hệ ngay với địa điểm cắt kính để được hỗ trợ chuyên nghiệp và an tâm.

vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Hòa ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

Kính cận

kính cận bị vỡ

xử trí vỡ kính