Cận 0.75 độ có nên đeo kính chống ánh sáng xanh không?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang

vào ngày 29/04/2024

Tỉ lệ cận thị ngày càng gia tăng, đồng thời thị trường cũng sản xuất nhiều loại kính mắt. Vậy với cận 0.75 độ có nên đeo kính chống ánh sáng xanh không? Cùng vivision kid tìm hiểu về cận 0.75 độ và kính chống ánh sáng xanh nhé!

Cận 0.75 độ có nên đeo kính không?

Cận thị là gì? 

Cận thị (Myopia) là tật khúc xạ của mắt, khiến ảnh thay vì hiện đúng vào võng mạc thì hội tụ trước võng mạc do giác mạc tăng độ tụ hoặc do trục nhãn cầu dài hơn bình thường.

Các mức độ cận thị 

Có thể phân cận thị theo 3 mức độ dưới đây: 

  • Cận thị nhẹ: Cận từ – 0,25 đến – 3 Diop
  • Cận thị trung bình: Cận từ – 3,25 đến – 6 Diop
  • Cận thị nặng: Cận từ – 6,25 trở lên
can-0.75-co-nen-deo-kinh-chong-anh-sang-xanh-khong

Cận thị là gì?

Vậy cận thị 0.75 độ thuộc mức độ cận thị nhẹ, nên bạn không cần quá lo lắng.

Khi mới cận ở mức 0.75 độ, bé có thể không nhất thiết luôn luôn phải đeo kính cận mà chỉ cần sử dụng kính vào những thời điểm: Đeo khi học và làm việc, khi nhìn vật chi tiết ở xa, nhìn vật vào ban đêm trong điều kiện ánh sáng kém. 

Cận 0.75 độ có nên đeo kính chống ánh sáng xanh không? 

Kính có khả năng chống ánh sáng xanh giống như tên gọi, vậy ánh sáng xanh là gì?

Ánh sáng xanh là tập hợp những ánh sáng có bước sóng trong khoảng 450-495nm. Loại ánh sáng này có bước sóng ngắn nhưng lại có năng lượng cao. 

Ánh sáng xanh hiện nay hiện diện ở rất nhiều nơi như: Máy tính, điện thoại, đèn led,… ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng thì cũng chứa dải bước sóng là ánh sáng xanh.

Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể khiến mắt bị: Khô mắt, đỏ mắt, nhanh mỏi mắt. Khi tiếp xúc quá nhiều mắt có thể bị thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, thậm chí có nguy cơ mù lòa.

Ánh sáng xanh cũng ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, gây khó ngủ, đảo lộn nhịp sinh học.  

Mặt khác, trong khi kính gọng thường có lớp tròng trong suốt thì bề mặt ngoài của kính chống ánh sáng xanh được phủ lớp SFT trung hòa tia sáng xanh, giúp phản chiếu một phần ánh sáng xanh ra khỏi mắt bạn. 

Kinh-chong-anh-sang-xanh-co-the-giup-loc-bot-mot-phan-anh-sang-xanh-toi-doi-mat-ban

Kính chống ánh sáng xanh có thể giúp lọc bớt ánh sáng xanh có hại tới mắt

Ngoài ra, kính chống ánh sáng xanh còn có tác dụng chống phản quang, chống chói, chống lóa hiệu quả và dễ vệ sinh hơn rất nhiều so với kính thông thường.

Vì những tác dụng bảo vệ đôi mắt như vậy, nếu băn khoăn liệu 0.75 độ có nên sử dụng ánh sáng xanh không thì câu trả lời cho bạn là cận 0.75 độ vẫn nên sử dụng loại kính này.

Kính vừa đảm nhận chức năng như kính gọng bình thường vừa giúp bảo vệ mắt bạn chống lại một phần ánh sáng xanh.

Cận 0.75 độ có tăng độ nữa không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể, đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào chế độ sinh hoạt hàng ngày và cách bạn chăm sóc cho đôi mắt của trẻ.

Tuy cận 0.75 độ chưa phải đeo kính mức độ thường xuyên, bố mẹ vẫn cần chú ý cách sử dụng kính và những thói quen sinh hoạt sau để tránh bị tăng độ cận.

chu-y-cham-soc-suc-khoe-doi-mat

Chú ý chăm sóc sức khoẻ đôi mắt

  • Sử dụng kính đúng độ: Cách bảo vệ đầu tiên bạn cần quan tâm nhất, vì nếu khi đeo kính không đúng độ, mắt sẽ phải điều tiết liên tục cả ngày.
    Vì vậy, lựa chọn một cơ sở khám và cắt kính có đủ chuyên môn để được đo kính đúng với độ của mắt.
    Cũng cần lưu ý khi sử dụng kính áp tròng độ cận sẽ thấp hơn độ cận của kính gọng.
  • Dành thời gian cho đôi mắt nghỉ ngơi – không nhìn gần liên tục trong 1 thời gian dài. Kết hợp các bài tập massage cho đôi mắt, chườm ấm cho đôi mắt được thư giãn
  • Đeo kính râm khi tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời cường độ mạnh, tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm.
  • Tạo thói quen bảo vệ mắt trong khi học tập và làm việc: cân đối giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi để đôi mắt được nghỉ ngơi. Khi nghỉ ngơi nên cho đôi mắt nhìn xa để mắt không phải điều tiết.
  • Hạn chế dụi tay lên mắt
  • Khi sử dụng kính áp tròng cần lưu ý thời hạn sử dụng và vệ sinh kính đúng cách
  • Ăn uống đủ và cân bằng các chất, đặc biệt chú trọng những thực phẩm bổ sung β-Carotene, kẽm như: cà chua, cà rốt, thịt bò, thịt gà, lòng đỏ trứng,…
  • Xây dựng thói quen khám mắt định kỳ: Đối với người bị cận, nên được khám kiểm tra ít nhất 1-2 lần/năm để bác sĩ kiểm tra đáy mắt để phát hiện và phòng ngừa nguy cơ bong võng mạc – vốn là nguyên nhân gây mù chính ở người cận thị. 

Trẻ bị cận thị cần được kiểm soát cận thị tiến triển càng sớm càng tốt. Vì vậy, vivision kid sẽ giúp bố mẹ làm điều này, hãy đặt lịch khám ngay để nắm rõ tình trạng mắt của bé sớm nhất có thể nhé!

Lời khuyên

Vậy bài viết trên đây đã làm rõ câu trả lời cận 0.75 độ có nên đeo kính hay không?

Bị cận thị, đặc biệt là trẻ em thì việc bảo vệ mắt từ ánh sáng xanh thôi là chưa đủ. Cận thị có thể tăng với tốc độ rất nhanh mà đôi khi bố mẹ không phát hiện ra kịp thời.

Optometrist Lê Sang Sang
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

75 độ có nên đeo kính

cận 0

cận thị

kính chống ánh sáng xanh

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý